Nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng bệnh thán thư trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang
Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu chung
Nghiên cứu công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc và ứng dụng thành công chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bênh thán thư có hiệu quả trên cây vải tại tỉnh Bắc Giang.
* Mục tiêu cụ thể:
- Ứng dụng thành công công nghệ bào chế chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư có hiệu quả trên cây vải.
- Xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư, trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn, hiệu quả phòng trừ bệnh tối thiểu 50%.
- Tập huấn cho 250 lượt người dân về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (Từ củ nghệ).
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1 Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc trừ bệnh trên cây vải tại 2 huyện Tân Yên và Lục Ngạn
- Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác của huyện Tân Yên, Lục Ngạn.
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra, điều tra 500 phiếu với hộ nông dân về thực trạng các loại thuốc bảo vệ thực vật đang sử dụng cho cây vải trên địa bàn một số xã tại huyện Tân Yên, Lục Ngạn về mức độ sử dụng, cách thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ...
- Xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả điều tra khảo sát.
<ol start="2">
<li>Nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn</li>
</ol>
<em>2.1 </em><em>Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm</em><em> nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên </em>
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Thực hiện nghiên cứu, bố trí các thí nghiệm về nồng độ phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) từ vụ vải sớm năm 2020 (khi vải bắt đầu ra hoa khoảng 2/2020).
<em>- Thí nghiệm xác định nồng độ của chế phẩm phòng trừ bệnh thán thư </em>
<em>+ Công thức 1: Phun chế phẩm với nồng độ 0,5%</em>
<em>+ Công thức 2: Phun chế phẩm với nồng độ 0,75%</em>
<em>+ Công thức 3: Phun chế phẩm với nồng độ 1,0%</em>
<em>+ Công thức 4: Đối chứng (phun nước lã)</em>
<em>Thí nghiệm được bố trí trên các cây vải thiều với 5 cây/lần nhắc lại, 4 lần nhắc lại/công thức. Như vậy, tổng số cây trong thí nghiệm 1 là 5 cây x 4 lần nhắc x 3 công thức + 5 cây= 65 cây.</em>
<em>- Thời gian phun chế phẩm: khi bệnh bắt đầu xuất hiện (<1%)</em>
<em>- Phun chế phẩm nano thảo mộc định kỳ 14 ngày/lần phun, dừng trước 15 ngày thu hoạch.</em><em> Tất cả các thí nghiệm cùng một chế độ chăm sóc.</em>
<em>- Tiến hành theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tình hình phòng trừ bệnh thán thư trên vải sớm tại huyện Tân Yên.</em>
<em>+ Chỉ tiêu đánh giá: chỉ số bệnh (%) và tỷ lệ bệnh (%) qua các kỳ điều tra (Phân cấp mức độ độc theo qui định tại QCVN- 01-146:2013/BNNPTNT)</em>
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên.
<em>2.2. </em><em>Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm</em><em> nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn </em>
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Thực hiện nghiên cứu, bố trí các thí nghiệm về nồng độ phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) từ vụ vải chính vụ năm 2020 (khi vải bắt đầu ra hoa khoảng 3/2020).
<em>- Thí nghiệm xác định nồng độ của chế phẩm phòng trừ bệnh thán thư </em>
<em>+ Công thức 1: Phun chế phẩm với nồng độ 0,5%</em>
<em>+ Công thức 2: Phun chế phẩm với nồng độ 0,75%</em>
<em>+ Công thức 3: Phun chế phẩm với nồng độ 1,0%</em>
<em>+ Công thức 4: Đối chứng (phun nước lã)</em>
<em>Thí nghiệm được bố trí trên các cây vải thiều với 5 cây/lần nhắc lại, 4 lần nhắc lại/công thức. Như vậy, tổng số cây trong thí nghiệm 1 là 5 cây x 4 lần nhắc x 3 công thức + 5 cây= 65 cây.</em>
<em>- Thời gian phun chế phẩm: khi bệnh bắt đầu xuất hiện (<1%)</em>
<em>- Phun chế phẩm nano thảo mộc định kỳ 14 ngày/lần phun, dừng trước 15 ngày thu hoạch.</em><em> Tất cả các thí nghiệm cùng một chế độ chăm sóc.</em>
- Tiến hành theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tình hình phòng trừ bệnh thán thư trên vải thiều chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
<em>+ Chỉ tiêu đánh giá: chỉ số bệnh (%) và tỷ lệ bệnh (%) qua các kỳ điều tra (Phân cấp mức độ độc theo qui định tại QCVN- 01-146:2013/BNNPTNT)</em>
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
<ol start="3">
<li>Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn</li>
</ol>
Sau khi có kết quả nghiên cứu, nồng độ phun chế phẩm nano thảo mộc thích hợp phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên và vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn trong phạm vi hẹp, tiến hành phun ở quy mô sản xuất.
<em>3.1 </em><em>Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên</em>
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Thực hiện nghiên cứu, bố trí các thí nghiệm trên diện rộng từ kết quả về nồng độ phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) vào từ vụ vải sớm năm 2021 (khi vải bắt đầu ra hoa khoảng 2/2021).
- Quy mô, địa điểm: 02ha trên vải sớm tại huyện Tân Yên.
- Bố trí mỗi công thức phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) với nồng độ đã được xác định trên cây vải thiều 9-10 năm tuổi. Thí nghiệm không tiến hành lặp lại 01 lần/1 công thức.
<em>- Thời gian phun chế phẩm: khi bệnh bắt đầu xuất hiện (<1%)</em>
<em>- Phun chế phẩm nano thảo mộc định kỳ 14 ngày/lần phun, dừng trước 15 ngày thu hoạch.</em><em> Tất cả các thí nghiệm cùng một chế độ chăm sóc.</em>
- Tiến hành theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tình hình phòng trừ bệnh thán thư sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên vải sớm tại huyện Tân Yên.
<em>+ Chỉ tiêu đánh giá: chỉ số bệnh (%) và tỷ lệ bệnh (%) qua các kỳ điều tra (Phân cấp mức độ độc theo qui định tại QCVN- 01-146:2013/BNN&PTNT).</em>
<em>+ Phân tích </em><em>một số chỉ tiêu chất lượng: hàm lượng chất khô, độ Brix, vitamin C, gluxit, đường tổng số; đ</em><em>ánh giá cảm quan: mầu sắc, hương vị của quả vải sau khi tiến hành sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ).</em>
<em>- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất vải có sử dụng chế phẩm chế phẩm </em><em>nano thảo mộc </em><em>(từ củ nghệ).</em>
- Chuyên đề nghiên cứu 3: Kết quả đánh giá hiệu lực của chế phẩm phòng trừ bệnh thán thư, trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên.
<em>- Q</em><em>uy trình sử dụng</em><em> chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên cây vải sớm tại huyện Tân Yên (Được nghiệm thu Cấp Viện Hàn lâm KH&CN).</em>
<em>3.2 </em><em>Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) phòng trừ bệnh thán thư trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn</em>
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Thực hiện nghiên cứu, bố trí các thí nghiệm trên diện rộng từ kết quả về nồng độ phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) vào từ vụ vải chính vụ năm 2021 (khi vải bắt đầu ra hoa khoảng 3/2021).
- Quy mô, địa điểm: 02ha trên vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
- Bố trí mỗi công thức phun chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) với nồng độ đã được xác định trên cây vải thiều 9-10 năm tuổi. Thí nghiệm được lặp lại 01 lần/1 công thức (không nhắc lại).
<em>- Thời gian phun chế phẩm: khi bệnh bắt đầu xuất hiện (<1%)</em>
<em>- Phun chế phẩm nano thảo mộc định kỳ 14 ngày/lần phun, dừng trước 15 ngày thu hoạch.</em><em> Tất cả các thí nghiệm cùng một chế độ chăm sóc.</em>
- Tiến hành theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tình hình phòng trừ bệnh thán thư sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
<em>+ Chỉ tiêu đánh giá: chỉ số bệnh (%) và tỷ lệ bệnh (%) qua các kỳ điều tra (Phân cấp mức độ độc theo qui định tại QCVN- 01-146:2013/BNNPTNT).</em>
<em>+ Phân tích </em><em>một số chỉ tiêu chất lượng: hàm lượng chất khô, độ Brix, vitamin </em><em>C, gluxit, đường tổng số, độ chua, hàm lượng nước; đ</em><em>ánh giá cảm quan: mầu sắc, hương vị của quả vải sau khi tiến hành sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ).</em>
<em>- Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất vải sớm Tân Yên có sử dụng chế phẩm </em><em>nano thảo mộc </em><em>(từ củ nghệ).</em>
- Chuyên đề nghiên cứu 4: Kết quả đánh giá hiệu lực của chế phẩm phòng trừ bệnh thán thư, trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn.
<em>- Q</em><em>uy trình sử dụng</em><em> chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) trên cây vải chính vụ tại huyện Lục Ngạn (Được nghiệm thu Cấp Viện Hàn lâm KH&CN).</em>
<ol start="4">
<li>Đào tạo, tập huấn, hội thảo khoa học</li>
</ol>
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 250 lượt người tham gia về kỹ thuật sử dụng chế phẩm nano thảo mộc (từ củ nghệ) để phòng, trừ bệnh thán thư trên cây vải.
- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ và 02 hội thảo khoa học về nội dung của đề tài.