Th.S Đỗ Tuấn Khoa

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu phá huy giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn liền với phát triển du lịch

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch)
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Th.S Đỗ Tuấn Khoa
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng di sản văn hóa làng Thổ Hà (gồm làng Thổ Hà và làng Yên Viên).

- Xác định các giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà, lựa chọn những di sản có giá trị có khả năng làm sản phẩm du lịch (quan họ, lễ hội, làng nghề, ẩm thực...)

- Xác định giá trị di sản văn hóa đặc trưng, tiêu chí lựa chọn làng Thổ Hà, làm rõ tiêu chí để xác định giá trị.

- Thực trạng phát triển du lịch tại làng Thổ Hà thời gian qua.

- Giải phát phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch tại làng Thổ Hà.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
<ol>
<li>Nghiên cứu thực trạng di sản văn hóa làng Thổ Hà</li>
</ol>
- Khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực trạng di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà (thôn Thổ Hà, thôn Yên Viên).

- Xây dựng mẫu phiếu và tổ chức điều tra về di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà: 60 phiếu điều tra về phong tục tập quán, các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian: hát tuồng, hát quan họ, kỹ thuật làng nghề truyền thống…trên địa bàn 2 thôn Thổ Hà, Yên Viên.

- Tổng hợp số liệu, xử lý thông tin từ kết quả điều tra.

- Nghiên cứu chuyên đề 1: Tổng quan về vùng đất con người Vân Hà (làng Thổ Hà và Yên Viên).
<ol start="2">
<li>Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại làng Thổ Hà thời gian qua</li>
</ol>
-  Khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch làng Thổ Hà.

- Xây dựng mẫu phiếu và tổ chức điều tra về du lịch làng Thổ Hà: 300 phiếu điều tra dành cho du khách đến thăm quan làng Thổ Hà/Yên Viên; 400 phiếu về nhu cầu, nguyện vọng và sự hiểu biết của người dân địa phương sinh sống tại hai làng Thổ Hà và Yên Viên về di sản gắn với những hoạt động phát triển du lịch tại địa phương.

- Tổng hợp số liệu, xử lý thông tin từ kết quả điều tra.

- Nghiên cứu chuyên đề 2: Thực trạng kết nối di sản văn hóa trong phát triển du lịch tại làng Thổ Hà.
<ol start="3">
<li>Nghiên cứu, giá trị di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch (Phong tục tập quán, quan họ, nghề, lễ hội…)</li>
</ol>
<em>* Xác định các giá trị di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà</em>

- Nghiên cứu lựa chọn những giá trị di sản văn hóa phi vật thể có khả năng làm sản phẩm du lịch như: (quan họ, lễ hội, làng nghề, ẩm thực...).

- Xác định giá trị các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, làng nghề; ẩm thực làng Thổ Hà.

- Xác định giá trị di sản quan họ, tuồng, ca trù và một số tri thức văn hóa dân gian khác tại làng cổ Thổ Hà.

- Nghiên cứu chuyên đề 3: Bảo tồn các lễ hội truyền thống vùng Vân Hà gắn với phát triển du lịch bền vững (lễ hội làng Thổ Hà và lễ hội vật cầu nước làng Vân)

- Nghiên cứu chuyên đề 4: Nghiên cứu văn hóa ẩm thực làng Thổ Hà

- Nghiên cứu chuyên đề 5: Làng nghề nấu rượu làng Vân- điểm đến trong hành trình du lịch các làng nghề truyền thống ở Bắc Giang.

<em>* Xác định tiêu chí lựa chọn, giá trị di sản văn hóa đặc trưng làng Thổ Hà</em>

- Đánh giá giá trị của di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà, trên cơ sở đó lựa chọn những di sản văn hóa đặc trưng gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng.

- Nghiên cứu chuyên đề 6: Nghiên cứu nghề thủ công truyền thống ở Thổ Hà xưa và nay (nghề Gốm và nghề sản xuất bánh đa Nem)

- Nghiên cứu chuyên đề 7: Nghiên cứu các loại hình nghệ thuật truyền thống làng Thổ Hà (Tuồng, Quan họ, Ca Trù)
<ol start="4">
<li>Xây dựng mô hình phát triển di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch</li>
</ol>
- Tổ chức hoạt động của Câu lạc bộ Quan họ; Tập huấn các buổi biểu diễn phục vụ du khách.

- Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu về làng Thổ Hà (hình ảnh cổng làng, quan họ và đình chùa Thổ Hà) và lựa chọn nghệ nhân trình diễn thư pháp trên giấy đẹp, đóng khung làm thành những sản phẩm quà tặng, lưu niệm đặc trưng phục vụ du khách đến thăm quan làng Thổ Hà.
<ol start="5">
<li>Đề xuất giải pháp phát huy các giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch</li>
</ol>
- Xây dựng các nhóm giải pháp cụ thể, thực tiễn triển phát huy các giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch đặc trưng riêng của Bắc Giang gắn với bảo tồn văn hóa, sinh thái bền vững.

+ Nhóm giải pháp khai thác có hiệu quả các giá trị các di sản văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch.

<strong><em> </em></strong>+ Nhóm giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng

<strong><em>  </em></strong>+ Nhóm giải pháp phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản phải gắn với phát triển du lịch khu vực.

- Nghiên cứu chuyên đề số 8: Giải pháp phát huy các giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch.

- Tổ chức 02 cuộc tập huấn về công tác quản lý, nghiệp vụ hướng dẫn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch.

- Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nghiên cứu phát huy giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch.

6. Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<em>- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin: </em>Nhóm cộng sự thực hiện đề tài đến trực tiếp làng cổ Thổ Hà, làng Yên Viên tiếp cận với di sản, chụp ảnh, quay phim tư liệu, điền phiếu để phục vụ công tác khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá thực trạng di sản văn hóa làng Thổ Hà; thực trạng hoạt động du lịch tại địa phương; <em>- Phương pháp điều tra xã hội học:</em> Nhóm cộng sự của đề tài gặp gỡ trực tiếp các nghệ nhân tham gia trình diễn thực hành di sản, người làm công tác quản lý văn hóa, những người trực tiếp tham gia làm du lịch cộng đồng tại địa phương, người dân địa phương, các chuyên gia, các tăng ni phật tử … trao đổi về vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài để đánh giá giá trị di sản; nguyện vọng mong muốn của người dân và du khách đối với hoạt động du lịch gắn với di sản văn hóa ở địa phương; <em>- Phương pháp thống kê, định lượng:</em> Tổng hợp mẫu phiếu điều tra sau đó sẽ phân tích, xử lý thông tin để đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan về về thực trạng di sản văn hóa tại làng Thổ Hà, làng Yên Viên; thực trạng làng nghề; trực tiếp phỏng vấn các du khách đến với Thổ Hà về thực trạng du lịch tại địa phương; Thực trạng môi trường làng nghề; <em>- Phương pháp phối hợp liên ngành:</em> Kết hợp các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Du lịch, Văn hóa học, Nghệ thuật học...để xử lý các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. - <em>Phương pháp chuyên gia:</em> Tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà nghiên cứu liên quan đến các vấn đề nghiên cứu của đề tài, như: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn bất cập về môi trường hiện nay, tạo không gian cảnh quan sinh thái sạch đẹp cho làng cổ Thổ Hà, làng Yên Viên để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phục vụ phát triển dân sinh. Đồng thời, đề xuất các phương án, giải pháp để khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Dự kiến áp dụng tại làng Thổ Hà trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí được 234.000 đồng <em>(</em><em>Hai trăm ba mươi tư triệu đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ</em> &nbsp;
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài; - 8 chuyên đề NCKH. - 02 hồ sơ tập huấn. - Kỷ yếu 02 hội thảo khoa học. - 02 đĩa phim tư liệu. - Mô hình phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể làng Thổ Hà gắn với phát triển du lịch: câu lạc bộ quan họ, sản phẩm du lịch. - Văn bản đề xuất phát huy các giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch. - Biên bản xác nhận 760 phiếu điều tra đầy đủ thông tin, báo cáo xử lý thông tin, số liệu điều tra. - Biên bản quyết toán tài chính đề tài.
Thời gian bắt đầu: 
03/2019
Thời gian kết thúc: 
02/2021
Năm thực hiện: 
2019
1365