“Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học AVG (aminoethoxyvinylglycine) trong giai đoạn cận thu hoạch, nhằm kéo dài thời gian thu hoạch quả trên cây cam đường Canh tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang”
<strong>MỤC TIÊU</strong>
<strong><em>Mục tiêu chung</em></strong>
- Xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm AVG trong giai đoạn cận thu hoạch trên cây cam đường canh tại huyện Lục Ngạn trước khi khuyến cáo người dân áp dụng.
- Giải quyết bức xúc thực tế hiện nay tại các địa phương trồng cây ăn quả nói chung trong tỉnh là “được mùa thì rớt giá”, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất lại đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
<strong><em>Mục tiêu cụ thể</em></strong>
- Mô hình Thử nghiệm chế phẩm sinh học AVG trong giai đoạn cận thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản trên cây cam đường canh tại huyện Lục Ngạn quy mô 120 cây.
- Tập huấn cho 50 hội viên thành thạo “quy trình xử lý chế phẩm sinh học AVG trong giai đoạn cận thu hoạch”.
- Bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học AVG trên cây cam đường Canh tại huyện Lục Ngạn – Bắc Giang.
<strong>NỘI DUNG</strong>
1. Xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm AVG quy mô 0.5 ha (180 cây)
- Đối tượng thí nghiệm: Vườn cam đường Cnah tại hộ gia đình ông Nguyễn Đức Long xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn cùng với một chế độ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại;
- Bố trí thí nghiệm: Khoanh vùng 03 lô thí nghiệm, mỗi lô 03 công thức mỗi công thức 20 cây;
2. Hoàn thiện bản hướng dẫnquy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm Aminoethoxuvinylglycine (AVG) trên cây cam đường Canh
3. Xây dựng báo cáo kêt quả nghiên cứu đè tài khoa học.