Thực trạng ly hôn và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang
1. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, những biến số tác động của hiện tượng ly hôn trong các gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Tập trung vào các công viêc sau:
+ Xây dựng mẫu Phiếu điều tra, khảo sát
+ Tổng hợp kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, những biến số của thực trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang
- Đề xuất giải pháp góp phần giảm thiểu tình trạng ly hôn trong các gia đình trên địa bàn thành phố Bắc Giang. Tập trung vào các vấn đề sau:
+ Trên cơ sở thực trạng kết quả khảo sát và những đánh giá về thực trạng, nguyên nhân, biến số tác động của ly hôn; kết hợp với nghiên cứu các văn bản khoa học xã hội về hôn nhân, gia đình, các văn bản pháp luật, cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề về hôn nhân, gia đình; thu thập những thông tin cần thiết và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
- Xây dựng tài liệu tuyên truyền về phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Tập trung vào các nội dung sau:
+ Nhận diện phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” và phương pháp rèn luyện, phấn đấu.
+ Những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội.
+ Tiêu chuẩn “Gia đình hạnh phúc” và kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc thời hiện đại.
2. Nội dung chính
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát.
- Tổ chức điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin vào 150 phiếu điều tra.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát.
- Xây dựng 04 chuyên đề nghiên cứu khoa học
+ Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của hôn nhân và gia đình trong xã hội
Để tiến hành xây dựng Chuyên đề này nhằm nắm vững nguyên lý về gia đình, vị trí, vai trò của hôn nhân, gia đình đối với xã hội, chúng tôi tiến như sau:
Thứ nhất: Phải nghiên cứu các tài liệu khoa học về hôn nhân và gia đình. Cụ thể:
Các quy phạm pháp luật về hôn nhân, gia đình trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Những tài liệu về “Gia đình hạnh phúc”
Quyết định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 15/11/2017, đặc biệt xử lý 11 lỗi của đảng viên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Luật Hôn nhân và Gia đình số 52/2014/QH13 ngày năm 2014;
Luật 02/2007/QH12 Phòng, chống bạo lực gia đình;
Nghị định 08/2009/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA Hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Thứ hai: Lựa chọn, chắt lọc những nội dung phù hợp với hôn nhân, gia đình thời hiện đại ở Việt Nam, đặc biệt ở vùng trung tâm của tỉnh trung du như thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang;
Thứ ba: Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để khái quát, nâng cao thành chuyên đề với nội dung thích hợp, phong phú, hấp dẫn, dễ hiểu để triển khai, tuyên truyền, giáo dục.
+ Chuyên đề 2: Thực trạng và nguyên nhân của ly hôn và một số biện pháp hạn chế tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Mỗi cặp vợ chồng quyết định ly hôn cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài nghiên cứu và tổng hợp những nguyên nhân trong cuộc sống, thực trạng của các cặp vợ chồng trước khi ly hôn.
Xem xét, đánh giá, đúc kết những nguyên nhân cơ bản, thường gặp dẫn đến tình trạng “đường anh anh đi, đường tôi tôi đi, con cái đứa ở với bố thì không có mẹ, đứa ở với mẹ thì không có bố”.
Cuộc sống sau ly hôn của người vợ/người chồng/con cái. Đặc biệt cuộc sống về kinh tế, tình cảm, công tác, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Biện pháp hạn chế tình trạng ly hôn trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
+ Chuyên đề 3: Nâng cao vai trò của Hội LHPN thành phố Bắc Giang trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nân, gia đình
Chức năng, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của Hội LHPN thành phố Bắc Giang đối với công tác xây dựng gia đình.
Phẩm chất đạo đức phụ nữ thời hiện đại “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Cụ thể:
Nhận diện từng phẩm chất trong chuỗi phẩm chất đạo đức phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Rèn luyện phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Những ảnh hưởng không tích cực của việc ly hôn đối các thành viên, gia đình, xã hội. Cụ thể:
Từ cái “tôi” trong mỗi người chồng/người vợ: tính cách đối lập, không đạt được tiếng nói chung, không cố gắng đến cùng trước nguy cơ tan vỡ …
Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn về tiền bạc, tài chính
Tư tưởng hôn nhân ngoại lai du nhập vào nước ta
Ngoại tình, bạo lực gia đình, nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc
Tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ”, tác động “chia rẽ” từ người thân, bạn bè, vợ (chồng)
…
Kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Cụ thể:
Vợ/chồng cùng nhau chăm chỉ lao động, tạo thu nhập kinh tế ổn định trở lên cho gia đình, không vi phi pháp; Gia đình ổn định về kinh tế, tài chính
Vợ/chồng cùng nhau chia sẻ việc nhà
Vợ/chồng cùng không mắc các tệ nạn ma túy, cờ bạc, rượu chè …
Vợ/chồng cùng chung thủy yêu thương nhau, không có tình cảm ngoài luồng, không quan hệ tình dục ngoài chồng/vợ
Vợ/chồng cùng nhau có trách nhiệm đối với cuộc sống, tình cảm, học tập của các con
+ Chuyên đề 4: Tài liệu tuyên truyền về xây dựng gia đình hạnh phúc
Đối với người trong cuộc (vợ/chồng): Giáo dục ý thức trách nhiệm với cuộc hôn nhân;
Đối với các thành viên khác trong gia đình: Giáo dục phát huy truyền thống đạo đức của gia đình thời hiện đại, hội nhập toàn diện, khoa học công nghệ phát triển;
Đối với xã hội: Các cơ quan, tổ chức, nhà trường, cư dân mạng, cộng đồng xã hội;
Đối với cấp ủy, chính quyền các cấp.
- Tổ chức hội thảo khoa học
- Xây dựng báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học.