08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
<p>Chủ nhiệm: Ths Vũ Thị Dung<br />
Thành viên: Mẫn Thị Phương Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Gia</p>
13.Phương pháp nghiên cứu:
<p>1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết<br />
Nghiên cứu tài liệu lí luận, hệ thống hóa các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến vấn đề phát triển năng lực của học sinh để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.<br />
2. Phương pháp điều tra<br />
- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập số liệu thông qua các phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở một số cơ sở giáo dục để đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.<br />
- Phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, đánh giá, khái quát các vấn đề nêu ra dựa trên những số liệu thống kê;<br />
- Phương pháp thẩm định sản phẩm: đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống chuyên đề.<br />
3. Phương pháp thực nghiệm khoa học<br />
Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.<br />
4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm<br />
Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.<br />
5. Phương pháp chuyên gia<br />
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định thực trạng dạy học Toán trong trường THPT hiện nay. Tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện của các cơ quan hành chính. Thuê khoán chuyên gia xây dựng các báo cáo chuyên đề của Đề tài<br />
6. Phương pháp thống kế toán học<br />
Sử dụng phương pháp thống kê toán học xử lý các kết quả thu được và rút ra kết luận.</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
<p>Kết quả của đề tài ứng dụng trong hoạt động học của học sinh khối lớp 11 trường THPT Ngô Sĩ Liên. Học sinh biết cách vận dụng sáng tạo các kiến thức bộ môn Toán vào giải quyết các vần đề trong thực tế. Học sinh hiểu được quy trình của việc thực hiện một dự án nghiên cứu từ đó phát triển được kĩ năng thực hiện các dự án học tập đối với các bộ môn học khác.Nội dung của đề tài giúp các giáo viên thiết kế các dự án học tập từ đó giúp học sinh hình thành năng lực nghiên cứu và thực hiện các dự án khoa học. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy sinh cấp THPT, giáo viên dạy cấp THCS và các em học sinh cấp THPT, học sinh cấp THCS.</p>
17.Kinh phí được phê duyệt:
<p>Tổng: 40.000.000VND (Bốn mươi triệu Việt Nam đồng) từ Ngân sách sự nghiệp khoa học.</p>
Kết quả thực hiện:
<p>_ Thuyết minh đề tài.<br />
- Mẫu phiếu điều tra, khảo sát.<br />
- Phiếu điều tra khảo sát.<br />
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát..<br />
- Các chuyên đề nghiên cứu khoa học.<br />
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học.<br />
- Báo cáo kết quả thực hiện đề tài KH&CN (đề tài cấp ngành).<br />
- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến tổ chức dạy học dự án.</p>