Nghiên cứu thực trạng sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng, chất lượng môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Lục Ngạn
1.Mục tiêu
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân vùng trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường vùng trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn.
- Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe của người dân vùng trồng cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường dùng của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân: 160 phiếu dành cho người dân tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.
- Báo cáo tổng hợp và phân tích kết qủa về tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thường dùng vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu tổng quan về thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước.
2.2. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Khảo sát thực trạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường khu vực trồng cây ăn quả (xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải): lấy 90 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt, 90 mẫu nước ngầm, 90 mẫu không khí.
- Phân tích các mẫu đất, nước, không khí để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 2: Nghiên cứu đánh giá dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
2.3. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe người dân trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra về tình hình sức khoẻ của người dân: 160 phiếu dành cho người tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật tại 3 xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, huyện Lục Ngạn; 50 phiếu dành cho người không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật (Nhóm chứng ở địa bàn Đồi Ngô - Lục Nam).
- Nghiên cứu khám sức khỏe cho 150 người dân: khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch cho 100 người thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc thuốc bảo vệ thực vật và 50 người thuộc nhóm chứng.
- Nghiên cứu xét nghiệm xác định thuốc bảo vệ thực vật nhiễm trong cơ thể cho 100 người dân thuộc nhóm phơi nhiễm trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật: 100 mẫu máu và 100 mẫu nước tiểu.
- Tổng hợp và phân tích kết quả, tình trạng sức khỏe của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Nghiên cứu chuyên đề 3: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong máu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 4: Nghiên cứu thực trạng thuốc bảo vệ thực vật phát hiện trong nước tiểu của người dân vùng trồng cây ăn quả.
- Nghiên cứu chuyên đề 5: Nghiên cứu thực trạng sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả (khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hóa/miễn dịch).
- Nghiên cứu chuyên đề 6: Xác định, phân tích một số yếu tố nguy cơ, liên quan đến sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
2.4. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe của người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
- Chuyên đề 7: Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại thuốc bảo vệ thực vật đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả, huyện Lục Ngạn.
2.5. Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn điều tra.
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu.
2.6. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài