ThS.Đào Trọng Nghĩa

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật từ nguyên liệu thực vật để phòng trừ sâu hại cho cây rau mầu

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Công đoàn Sở Khoa học và Công Nghệ, UBND tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Chủ nhiệm: ThS.Đào Trọng Nghĩa Thành viên tham gia: ThS.Đỗ Đặng Lộc, CN.Nguyễn Thị Phượng, CN.Lê Thị Tuyên
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

1.Mục tiêu nhiệm vụ
- Làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương;
- Xây dựng thành công mô hình sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật với quy mô 560 lít.
- Xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật cho các loại rau mầu với quy mô 01 ha tại Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bắc Giang và xã Quế Nham, huyện Tân Yên.
- Đánh giá được hiệu lực phòng trừ các loại sâu hại của chế phẩm bảo vệ thực vật.
2. Nội dung chính
- Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
- Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật cho một số loại cây rau mầu.
- Hoàn thiện quy trình hướng dẫn kỹ thuật
- Tổ chức tập huấn
- Xây dựng báo cáo kết quả.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp theo dõi.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Toàn quốc
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: 60.000.000VND (Sáu mươi triệu đồng)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật - Địa điểm: Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bắc Giang. - Đơn vị chủ trì đã phân công 02 cán bộ kỹ thuật sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật từ nguyên liệu thực vật với số lượng 560 lít theo 2 công thức khác nhau nhằm so sánh và đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại của từng công thức. - Sau thời gian ngâm ủ từ 20 – 30 ngày tiến hành lọc bỏ bã, phần dung dịch thu được chính là chế phẩm bảo vệ thực vật. - 560 lít chế phẩm bảo vệ thực vật được chứa trong các thùng hoặc can nhựa để bảo quản và sử dụng phun phòng trừ các loại sâu hại cây rau mầu. - Chế phẩm bảo vệ thực vật có màu vàng sẫm, có mùi cay, hắc đặc trưng của ớt, tỏi, gừng, giềng nên người sản xuất, pha chế và sử dụng chế phẩm cần phải có các dụng cụ bảo hộ như: kính mắt, khẩu trang, găng tay và quần áo bảo hộ để trách tiếp xúc trực tiếp với chế phẩm bảo vệ thực vật. 2. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm bảo vệ thực phẩm - Địa điểm: Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bắc Giang, HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khê - thôn Hai Khê, Quế Nham, Tân Yên. - Quy mô: 01 ha trong đó Trung tâm Ứng dụng 1.600m2, HTX rau an toàn 8.400m2. - Kết quả phun chế phẩm trị các loại sâu, côn trùng hại cây rau mầm 2.1.Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho câu su hòa, bắp cải Tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN: 200m2 Tại HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khế: 1.800m2 Số lần phun: 3 lần/lứa Thời gian: tháng 1 - 4/2019 Qua theo dõi cho thấy cây su hào và bắp cải thường bị các loại sâu hại như sâu sám, sâu khoang, sâu tơ và bọ nhảy ở mức độ nhẹ, sâu xanh ở mức độ trung bình. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây 2 ngày, kết quả cho thấy TN1 diệt 60% các loại sâu, giảm 17% chỉ số cây bị bọ nhẩy; TN2 diệt được 47% các loại sâu, giảm 14% chỉ số cây bị bọ nhẩy ; Lô đối chứng phun nước lã số lượng sâu tăng 2%, chỉ số cây bị bọ nhẩy không giảm. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật 2 ngày, mật độ các loại sâu thấp hơn so với mức độ nhiễm nhẹ nên không cần phun lần 2. So sánh hiệu lực diệt sâu và bọ nhẩy của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu và bọ nhẩy cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 13%, bọ nhẩy cao hơn 3% so với TN2 2.2.Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho cây rau cải Địa điểm và quy mô: - Trung tâm Ứng dụng KH&CN: 200m2 - HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khê: 1.500m2 - Số lần phun: 2 lần/lứa rau. - Thời gian: vụ xuân từ tháng 1 - 4/2019, vụ hè thu từ tháng 8 -9/2019 Qua theo dõi cho thấy cây rau cải thường bị các loại sâu hại như sâu tơ ở mức độ nhẹ, sâu xanh ở mức độ trung bình và bọ nhẩy. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây kết quả cho thấy TN1 diệt 58% các loại sâu, giảm 35% chỉ số cây bị bọ nhẩy ; TN2 diệt được 48% các loại sâu, giảm 26% chỉ số cây bị bọ nhẩy ; Lô đối chứng phun nước lã mật độ sâu tăng 1,6%, chỉ số cây bị bọ nhẩy không giảm. So sánh hiệu lực diệt sâu và bọ nhẩy của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu và bọ nhẩy cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 10%, bọ nhẩy cao hơn 9% so với TN2 2.3.Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho cây bầu, mướp Địa điểm: HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khê 3.600m2 Số lần phun: 5 lần/lứa Thời gian: - Cây bầu: tháng 2-4/2019 và 6-9/2019 - Cây mướp: tháng 2-4/2019 và 7-9/2019 Qua theo dõi cho thấy cây bầu và mướp thường bị các loại sâu hại như sâu tơ, sâu xanh ở mức độ nhẹ và bọ nhảy. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây, kết quả cho thấy TN1 diệt 51% các loại sâu, giảm 20% chỉ số cây bị bọ phấn ; TN2 diệt được 41% các loại sâu, giảm 13% chỉ số cây bị bọ phấn ; Lô đối chứng phun nước lã số lượng sâu tăng 2,2%, chỉ số cây bị bọ phấn không giảm. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật 2 ngày, mật độ các loại sâu thấp hơn so với mức độ nhiễm nhẹ nên không cần phun lần 2. So sánh hiệu lực diệt sâu và bọ phấn của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu và bọ phấn cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 10%, bọ phấn cao hơn 7% so với TN2 2.4. Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho cây dưa lưới Địa điểm: - Trung tâm Ứng dụng KH&CN: 700m2 - HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khê: 700m2 - Số lần phun: 4 lần/lứa - Thời gian: vụ xuân từ tháng 4-6/2019, vụ thu đông từ tháng 8-10/2019. Qua theo dõi cho thấy cây dưa chỉ bị sâu xanh và bọ trĩ gây hại ở mức độ nhẹ. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây kết quả cho thấy TN1 diệt 63% sâu xanh, giảm 14% chỉ số cây bị bọ trĩ gây hại ; TN2 diệt được 41% sâu xanh, giảm 10% chỉ số cây bị bọ trĩ gây hại ; Lô đối chứng phun nước lã mật độ sâu tăng 4,8%, chỉ số cây bị bọ trĩ không giảm. So sánh hiệu lực diệt sâu xanh và bọ trĩ của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu và bọ trĩ cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 22%, bọ trĩ cao hơn 4% so với TN2. 2.5.Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho cây rau muống Địa điểm: HTX Sản xuất rau an toàn Hai Khê 800m2 Số lần phun: 2 lần/lứa Thời gian: tháng 2-9/2019 Qua theo dõi cho thấy cây râu muống chỉ bị sâu khoang và sâu xanh ở mức độ nhẹ. Sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây kết quả cho thấy TN1 diệt 67% các loại sâu; TN2 diệt được 52% sâu xanh và sâu khoang; Lô đối chứng phun nước lã mật độ sâu tăng 3%. So sánh hiệu lực diệt sâu khoang và sâu xanh của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 15% so với TN2. 2.6.Mô hình sử dụng chế phẩm BVTV cho cây dưa chuột Địa điểm: Trung tâm Ứng dụng KH&CN 500m2 Số lần phun: 4lần/lứa Thời gian: vụ xuân hè từ tháng 1-4/2019, vụ thu đông từ tháng 7-9/2019 Qua theo dõi cho thấy cây dưa chuột bị nhiễm sâu sám, sâu khoang ở mức độ nhẹ, sâu xanh và bọ phấn ở mức độ TB. Khi phát hiện sâu ở độ tuổi 1 chúng tôi đã phun 2 loại chế phẩm bảo vệ thực vật cho cây. Sau khi phun 2 ngày, kết quả cho thấy TN1 diệt 65% các loại sâu, giảm 38% chỉ số cây bị bọ phấn gây hại ; TN2 diệt được 50% các loại sâu, giảm 34% chỉ số cây bị bọ phấn gây hại ; Lô đối chứng phun nước lã số lượng sâu tăng 2,1%, chỉ số cây bị bọ phấn gây hại không giảm. Lô TN1 sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật 2 ngày, mật độ các loại sâu thấp hơn so với mức độ nhiễm nhẹ nên không cần phun lần 2. Lô TN2 sau khi phun chế phẩm bảo vệ thực vật 2 ngày, mật độ sâu xanh và chỉ số cây bị bọ phấn gây hại vẫn ở mức độ nhiễm nhẹ nên cần phun lần 2. So sánh hiệu quả diệt sâu và bọ nhẩy của các lô thí nghiệm với đối chứng cho thấy: các lô thí nghiệm khả năng diệt sâu và bọ nhẩy cao hơn lô đối chứng ; TN1 khả năng diệt sâu cao hơn 15%, bọ phấn cao hơn 6% so với TN2 Kết quả theo dõi việc sử dụng 2 loại chế phẩm BVTV trên một số loại cây trồng cho thấy chế phẩm BVTV sản xuất theo CT1 có khả năng tiêu diệt tốt các loại sâu như : sâu sám, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh ở tuổi 1 và bọ trĩ, bọ phấn bị nhiễm ở mức độ nhẹ đến trung bình. Chế phẩm sản xuất theo CT2 chỉ diệt được các loại sâu tuổi 1, bọ trĩ, bọ phấn bị nhiễm ở mức độ nhẹ. Nhiễm ở mức độ TB phải phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày mới diệt được hoàn toàn. Các loại sâu có độ tuổi 3 trở lên khi phun chế phẩm BVTV sản xuất theo công thức 1 lần đầu chỉ diệt được 60-70%, lần 2 diệt 80-90%, lần 3 diệt 100%. Đây là hạn chế cơ bản của chế phẩm BVTV sản xuất từ thực vật đó là sau 1 lần phun không diệt được hoàn toàn các loại sâu từ tuổi 3 trở lên hoặc bị nhiễm sâu ở mức độ nặng. Chế phẩm BVTV cũng không có tác dụng với các loại bọ cánh cứng và các loại bệnh do nấm, vi rút gây ra.
Năm thực hiện: 
2019
1596
Tổ chức phối hợp: 
Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Bắc Giang Hội Nông dân xã Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang