01.Tên nhiệm vụ:
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm TrichoBAFU, sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì:
Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Tuấn
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
- Ths. Chu Thùy Dương
- Ths. Lã Thị Nguyệt
- Ths. Nguyễn Thị Thu Phương
09.Mục tiêu nghiên cứu:
- Ứng dụng thành công công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt sử dụng môi trường bán rắn;
- Xây dựng thành công mô hình sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp;
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt sử dụng môi trường bán rắn;
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp.
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
- Xây dựng mô hình sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt sử dụng môi trường bán rắn tạo ra 50 kg chế phẩm;
- Thực nghiệm quy trình sản xuất chế phẩm Trichoderma dạng thương phẩm từ TrichoBAFU tại một số hộ nông dân tại Bắc Giang (15-20 hộ tại thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên tạo ra 100 kg chế phẩm Trichoderma dạng thương phẩm);
- Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp (quy mô 7000 kg phụ phẩm nông nghiệp) Đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT (phân tích các chỉ tiêu đáp ứng Quy chuẩn quốc gia).
- Đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh trong quy trình trồng và chăm sóc cây rau cải;
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt sử dụng môi trường bán rắn;
- Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp;
- Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ cho người dân trên địa bàn thực nghiệm của đề tài
- Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp cơ sở.
13.Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu thực hiện nội dung: Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt
2. Phương pháp nghiên cứu thực hiện nội dung: Thực nghiệm quy trình sản xuất chế phẩm Trichoderma spp. dạng thương phẩm tại nông hộ
3. Phương pháp thực hiện nội dung: Xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp sử dụng chế phẩm TrichoBAFU
4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện nội dung: Đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ vi sinh trong quy trình trồng và chăm sóc cây rau cải
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt:
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 75.817.000 đồng (Bằng chữ: Bảy mươi năm triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng). Trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KH&CN: 70.000.000 đồng (Bằng chữ: Bảy mươi triệu đồng);
- Kinh phí đối ứng: 5.817.000 đồng (Năm triệu tám trăm mười bảy nghìn đồng).
Lĩnh vực:
Khoa học kỹ thuật công nghệ
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
- Chế phẩm TrichoBAFU: 50 kg;
- Chế phẩm Trichoderma dạng thương phẩm: 100 kg;
- Phân bón hữu cơ vi sinh: 5.000 kg phân bón hữu cơ vi sinh đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT;
- Phiếu phân tích các chỉ tiêu phân bón hữu cơ vi sinh;
- 01 bản hướng dẫn kỹ thuật sản xuất chế phẩm TrichoBAFU bằng phương pháp nuôi cấy vi sinh bề mặt sử dụng môi trường bán rắn;
- 01 bản hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông nghiệp;
- 01 bộ tài liệu tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng chế phẩm TrichoBAFU trong sản xuất phân bón hữu cơ;
- 01 Báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
Năm thực hiện:
2011
1642