Lưu Xuân San.

01.Tên nhiệm vụ: 

: Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Nùng, Dao phục vụ xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<strong>Chủ nhiệm nhiệm vụ</strong> ThS. Lưu Xuân San. Điện thoại: 0912.156.256 Cá nhân tham gia: CN .Trần Thị Hải Yến, CN. Nguyễn Trường Sinh, CN.Thân Văn Hiếu, CN. Hà Thị Bộ, CN.Nguyễn Văn Dương, CN.Nguyễn Thị Năm, Ths.Nguyễn Văn Thức, CN. Trần Thùy Nhung, ThS. Nguyễn Hữu Phương.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>:

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao huyện Lục Ngạn, Sơn Động.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng, Dao tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Nùng, Dao phục vụ xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.

<strong>Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính</strong>:
<ol>
<li><strong>Nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao tại huyện Lục Ngạn, Sơn Động</strong></li>
</ol>
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, vấn đề phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, trong đó có vấn đề xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng Báo cáo tổng hợp các văn bản của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch; Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thu thập thông tin, tài liệu, tư liệu và xây dựng Báo cáo tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu về văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn.

- Điều tra, thu thập thông tin, số liệu về thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tại các thôn, bản có người dân tộc Nùng, Dao, đặc biệt là người Dao tại Bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động và người Nùng tại thôn Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn.

+ Điều tra thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Nùng, Dao huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn: Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra (từ 30-40 chỉ tiêu/mẫu); tổ chức điều tra tại các xã của 2 huyện với đối tượng người dân, cán bộ thôn, bản, cán bộ phụ trách lĩnh vực văn hóa xã, huyện. Số lượng phiếu điều tra: 500 phiếu/huyện. Báo cáo tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu điều tra.

+ Điều tra, khảo sát nhu cầu và khả năng đáp ứng các điều kiện phục vụ phát triển du lịch: Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu), tổ chức điều tra với đối tượng: người dân địa phương, cán bộ thôn bản, thị trấn, khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các nhà quản lý, nghiên cứu về văn hóa, du lịch. Số lượng phiếu điều tra: 300 phiếu/điểm (tại thị trấn Tây Yên Tử và tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn). Báo cáo tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu điều tra.

- Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu khoa học:

<strong> </strong>+ Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Chuyên đề 2: Phát triển du lịch văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số - đặc điểm, xu hướng và các nhân tố ảnh hưởng tại tỉnh Bắc Giang.<em>  </em>

+ Chuyên đề 3: Văn hóa truyền thống của người Nùng huyện Lục Ngạn.

+ Chuyên đề 4: Văn hóa truyền thống của người Dao huyện Sơn Động.

+ Chuyên đề 5: Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Dao huyện Sơn Động gắn với phát triển du lịch.

+ Chuyên đề 6: Nghiên cứu đánh giá thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng huyện Lục Ngạn gắn với phát triển du lịch.

+ Chuyên đề 7: Mô hình làng văn hóa du lịch trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
<ol start="2">
<li><strong>Nghiên cứu xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Dao tại Bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động</strong></li>
</ol>
2.1. Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch làng văn hóa dân tộc thiểu số tại Làng văn hóa dân tộc Dao thuộc tỉnh Hà Giang. Báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm.

2.2. Nghiên cứu các sản phẩm du lịch, kết nối tour du lịch

- Chuyên đề 8: Nghiên cứu các điều kiện xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Dao tại Bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động.

- Chuyên đề 9: Nghiên cứu tổ chức điểm bán hàng sản phẩm lưu niệm, sản phẩm thuốc lá dân tộc, sản phẩm OCOP địa phương.

- Chuyên đề  10: Nghiên cứu bảo tồn các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của dân tộc Dao trong xây dựng sản phẩm du lịch tại Bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử.

- Chuyên đề  11: Nghiên cứu xây dựng các tuor, tuyến du lịch kết nối làng văn hóa du lịch dân tộc Dao tại Bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử.

2.3. Tổ chức hội thảo khoa học về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Dao trong mô hình “<em>Làng văn hóa du lịch dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động</em>”.

2.4. Tổ chức các hoạt động truyền dạy, trình diễn văn hóa dân tộc Dao phục vụ du lịch:

- Tổ chức 02 hội nghị tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người dân.

- Tổ chức 01 hội nghị truyền dạy hát dân ca, múa dân tộc Dao. Thực hiện thu âm, ký âm thành bản nhạc các làn điệu dân ca Dao (20 làn điệu), dịch ra tiếng phổ thông. Truyền dạy cho người dân, thanh niên nam nữ dân tộc Dao tại Bản Mậu. Xây dựng mô hình duy trì sinh hoạt hát, múa dân tộc Dao tại Bản Mậu.

- Xây dựng Chương trình biểu diễn hát, múa, lễ hội của dân tộc Dao, tổ chức buổi biểu diễn tại Bản Mậu.

- Tổ chức 01 hội nghị truyền dạy kỹ thuật thêu thổ cẩm người Dao. Thu thập các mẫu thêu truyền thống, xây dựng mô hình hoạt động thêu thổ cẩm tại Bản Mậu.

2.5. Báo cáo kết quả xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Dao bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử.
<ol start="3">
<li><strong> Nghiên cứu xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng </strong><strong>tại bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn</strong></li>
</ol>
3.1. Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch làng văn hóa dân tộc thiểu số tại Khu bảo tồn làng nhà sàn du lịch sinh thái Thái Hải, xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên (Dân tộc Tày, Nùng). Báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm.

3.2. Nghiên cứu các sản phẩm du lịch, kết nối tuor du lịch

- Chuyên đề 12: Nghiên cứu các điều kiện xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn.

- Chuyên đề 13: Nghiên cứu tổ chức điểm bán hàng sản phẩm lưu niệm, sản phẩm thuốc lá dân tộc, sản phẩm OCOP địa phương.

- Chuyên đề 14: Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của dân tộc Nùng ở bản Bắc Hoa, Tân Sơn, Lục Ngạn.

- Chuyên đề 15: Nghiên cứu xây dựng các tour, tuyến du lịch kết nối làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng ở bản Bắc Hoa, Tân Sơn, Lục Ngạn.

3.3. Tổ chức hội thảo khoa học về văn hóa truyền thống dân tộc Nùng và mô hình làng văn hóa du lịch người Nùng tại xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn.

3.4. Tổ chức các hoạt động truyền dạy, trình diễn văn hóa dân tộc Nùng phục vụ du lịch:

- Tổ chức 02 hội nghị tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người dân.

- Tổ chức 01 hội nghị truyền dạy hát dân ca dân tộc Nùng. Thực hiện thu âm, ký âm thành bản nhạc các làn điệu dân ca Nùng (20 làn điệu), dịch ra tiếng phổ thông. Truyền dạy cho người dân, thanh niên nam, nữ dân tộc Nùng tại bản Bắc Hoa. Xây dựng mô hình duy trì sinh hoạt hát dân ca dân tộc Nùng tại Bắc Hoa.

- Xây dựng chương trình biểu diễn hát, múa, lễ hội của người Nùng, tổ chức buổi biểu diễn tại bản Bắc Hoa.

- Tổ chức 01 hội nghị truyền dạy kỹ thuật dệt vải của người Nùng. Xây dựng mô hình hoạt động dệt vải; hỗ trợ khung dệt, sợi dệt, các nguyên liệu nhuộm màu vải chàm truyền thống của người Nùng.

3.5. Báo cáo kết quả xây dựng mô hình.
<ol start="4">
<li><strong>Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao </strong><strong>phục vụ xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động </strong><strong>góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang</strong></li>
</ol>
4.1. Tổ chức hội thảo khoa học đề xuất giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao phục vụ xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.

4.2. Đặt biển chỉ dẫn đến các điểm du lịch:

- Đặt 2 biển chỉ dẫn đến bản Mậu, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động

- Đặt 2 biển chỉ dẫn đến bản Bắc Hoa, xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn

4.3. Tổ chức các hoạt động giới thiệu điểm đến làng văn hoá du lịch tỉnh Bắc Giang

- Tổ chức 2 đoàn Famtrip khảo sát, tiếp thị tour thử nghiệm các điểm du lịch làng văn hoá du lịch tỉnh Bắc Giang. Nội dung chương trình: Các tour du lịch nông thôn có điểm đến là làng văn hoá du lịch Bản Mậu và bản Bắc Hoa. Xây dựng 01 mẫu phiếu xin ý kiến thành viên tham gia khảo sát (tổng số phiếu: 40 phiếu). Báo cáo kết quả đánh giá tour khảo sát.

- Biên soạn nội dung tập gấp giới thiệu về điểm làng văn hoá du lịch Bản Mậu và thôn Bắc Hoa. Các tập gấp đều được gắn mã quyét QR để du khách có thể sử dụng điện thoại thông minh truy cập, tra cứu, tìm hiểu thông tin. In và phát hành 1.000 tập gấp thông qua các hội thảo, hội chợ du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Xây dựng 10 clip (thời lượng từ 3-5 phút) giới thiệu về các thành tố văn hóa truyền thống của người Dao và người Nùng tại Bản Mậu và bản Bắc Hoa, giới thiệu điểm đến. In sao và phát hành 400 USB clip thông qua các chương trình hội nghị đối ngoại của tỉnh và một số hội chợ quảng bá về du lịch tại các tỉnh thành trong cả nước.

4.4. Các hoạt động truyền thông

- Giới thiệu clip về các thành tố văn hóa truyền thống của người Dao và người Nùng tại Bản Mậu và thôn Bắc Hoa trên các trang thông tin điện tử <a href="http://dulichbacgiang.gov.vn/">http://dulichbacgiang.gov.vn/</a>; Cổng du lịch thông minh tỉnh Bắc Giang <a href="https://mybacgiang.vn/">https://mybacgiang.vn/</a>; trang Facebook du lịch Bắc Giang, Fanpage Du lịch Bắc Giang.

- Xây dựng chuyên mục nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc Nùng, Dao huyện Sơn Động, huyện Lục Ngạn với 40 bài nghiên cứu, 200 ảnh tư liệu trên Website: dulichbacgiang.gov.vn.

4.5. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu:

- Chuyên đề 16: Giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao huyện Sơn Động, Lục Ngạn ở góc độ mối quan hệ giữa cộng đồng, nghệ nhân và di sản văn hóa.

- Chuyên đề 17: Nghiên cứu đề xuất nhân rộng mô hình làng văn hóa du lịch dân tộc Nùng, Dao tỉnh Bắc Giang.

- Chuyên đề 18: Nghiên cứu đề xuất giải pháp truyền thông, quảng bá và khai thác sản phẩm du lịch làng văn hoá dân tộc Nùng, Dao tỉnh Bắc Giang.

4.6. Xây dựng báo cáo kiến nghị đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao phục vụ xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở huyện Lục Ngạn, Sơn Động góp phần phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang.

&nbsp;

13.Phương pháp nghiên cứu: 
- <em>Phương pháp Tổng quan tài liệu</em>: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình sách, tạp chí đã xuất bản; kết quả các chương trình, dự án nghiên cứu do các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện; tài liệu thống kê các cấp (xã, huyện, tỉnh, Trung ương). Đây là tài liệu thứ cấp, chỉ có ý nghĩa tham khảo, vì vậy khi áp dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ thận trọng trong việc phân tích và xử lý các tài liệu bằng cách đối chiếu, so sánh, kiểm tra chéo với các tài liệu cấp 1 thu được trên thực địa. - <em>Phương pháp Đ</em><em>iền dã dân tộc học</em>: Là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập các tài liệu thực địa với nhiều phương pháp cụ thể. Đây là một hệ thống những phương pháp bộ phận, triển khai trong quá trình ba cùng với người dân (cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc), bao gồm các thao tác quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, đo đạc, vẽ sơ đồ, chụp ảnh,... + Phỏng vấn sâu: Đối tượng đề tài phỏng vấn đa dạng về độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế… bao gồm lãnh đạo địa phương cấp huyện, xã; những người cao tuổi, người có uy tín, chủ hộ gia đình, những người am hiểu về văn hóa tộc người trong cộng đồng. + Thảo luận nhóm: Đề tài thực hiện thảo luận nhóm với các đối tượng, chủ yếu là cán bộ cấp xã và người dân ở địa bàn khảo sát. Dự kiến mỗi huyện sẽ tổ chức 3 nhóm, mỗi nhóm có 6 người tham gia. Nội dung thảo luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong thuyết minh được phê duyệt. + Quan sát tham dự: Được thực hiện trong suốt thời gian khảo sát, đối tượng quan sát là cảnh quan môi trường, làng bản, sinh hoạt đời sống vật chất, tinh thần, sản xuất... của người dân đang thực hành tại cộng đồng nơi sinh sống. - <em>Phương pháp phân tích số liệu</em>: Từ các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh... để đem lại những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. - <em>Phương pháp chuyên gia</em>:  Ngoài việc tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, đề tài thực hiện những cuộc thảo luận nhanh nhằm thu thập và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý địa phương ở tỉnh Bắc Giang và ở các huyện, xã, thôn bản thuộc địa bàn được lựa chọn nghiên cứu. - Sử dụng các công cụ thu thập tư liệu khác: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đo vẽ bản đồ.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<strong>Kinh phí được phê duyệt</strong>: 2.000.000.000 đồng <em>(Hai tỷ </em><em>đồng), </em>trong đó: - Từ Ngân sách nhà nước: 2.000.000.000 đồng <em>(Hai tỷ </em><em>đồng)</em>
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
KHác
Kết quả thực hiện: 
<strong>Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến</strong>: - Báo cáo tổng hợp các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa, du lịch. - Báo cáo tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu về văn hóa truyền thống dân tộc Nùng, Dao tỉnh Bắc Giang. - 18 chuyên đề nghiên cứu khoa học - Hồ sơ 03 hội thảo khoa học. - Chuyên mục nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc Nùng, Dao trên Website: dulichbacgiang.gov.vn với 40 bài nghiên cứu, 200 ảnh tư liệu. - 10 clip về các thành tố văn hóa truyền thống của người Dao và người Nùng, giới thiệu điểm đến. - 02 Báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm tại tỉnh Hà Giang, tỉnh Thái Nguyên - Hồ sơ 04 hội nghị tập huấn nghiệp vụ du lịch - Hồ sơ hội nghị truyền dạy hát dân ca, múa dân tộc Dao, xây dựng và duy trì sinh hoạt nhóm hát dân ca, múa dân tộc Dao tại bản Mậu. - Hồ sơ hội nghị truyền dạy kỹ thuật thêu thổ cẩm người Dao, xây dựng và duy trì nhóm thêu thổ cẩm tại bản Mậu. - Chương trình biểu diễn hát, múa, lễ hội dân tộc Dao - Chương trình biểu diễn hát, múa, lễ hội dân tộc Nùng - Hồ sơ hội nghị truyền dạy hát dân ca Nùng, xây dựng và duy trì sinh hoạt nhóm hát dân ca dân tộc Nùng tại bản Bắc Hoa. - Hồ sơ hội nghị truyền dạy kỹ thuật dệt vải người Nùng, xây dựng và duy trì nhóm dệt vải tại bản Bắc Hoa. - 4 biển chỉ dẫn điểm du lịch. - 1.000 tập gấp, 400 USB giới thiệu làng văn hóa du lịch tỉnh Bắc Giang - Báo cáo kết quả xây dựng mô hình làng văn hóa dân tộc Dao. - Báo cáo kết quả xây dựng mô hình làng văn hóa dân tộc Nùng. - Báo cáo kiến nghị, đề xuất giải pháp. - Báo cáo kết quả thực hiện đề tài (<em>Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt</em>). - Các sản phẩm khác: 5 mẫu phiếu điều tra, 1.640 phiếu điều tra, 03 báo cáo tổng hợp xử lý thông tin, kết quả điều tra. Bản thu âm, kí âm 20 làn điệu dân ca dân tộc Nùng, 20 làn điệu dân ca dân tộc Dao.
Thời gian bắt đầu: 
02/2022
Thời gian kết thúc: 
07/2024
Năm thực hiện: 
2022
1872