Thực trạng bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12 – 18 tuổi tại huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang; đề xuất một số giải pháp phòng ngừa giai đoạn 2023-2030
<strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>:
<strong>-</strong> Đánh giá thực trạng bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang năm 2022
<strong>-</strong> Phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
<strong>-</strong> Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030
<strong>Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính</strong>:
<ol>
<li><strong>Điều tra, đánh giá thực trạng bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang năm 2022</strong></li>
</ol>
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu: Xây dựng 02 phiếu điều tra, tiến hành điều tra thu thập thông tin 14.000 phiếu. Trong đó 7.000 phiếu thu thập thông tin đối tượng học sinh từ 12-18 tuổi, 7.000 phiếu thu thập thông tin với đối tượng phụ huynh học sinh.
- Xây dựng tài liệu, tổ chức hội nghị truyền thông:
+ Xây dựng nội dung tờ rơi, in 10.000 tờ phát cho học sinh, giáo viên, cán bộ dân số, phụ nữ, phụ huynh tham gia nghiên cứu.
+ Xây dựng 01 bài truyền thanh phòng chống thiếu máu thiếu sắt và Thalassemia phát trên đài phát thanh địa phương tại 17 điểm phát thanh các xã trong khu vực lấy mẫu, nơi tổ chức các hội nghị truyền thông.
+ Tổ chức tập huấn bồi dưỡng và tuyên truyền, giáo dục sức khỏe gắn với bệnh thiếu máu thiếu sắt và Thalassemia cho cán bộ y tế, dân số, đoàn thể trên địa bàn huyện Sơn Động.
+ Tổ chức 28 hội nghị truyền thông kiến thức cơ bản về thiếu máu thiếu sắt, bệnh Thalassemia và lợi ích của việc xét nghiệm, sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh cho giáo viên, học sinh, phụ huynh tại địa phương nghiên cứu: 28 trường học (23 trường THCS và 5 trường THPT). Tư vấn, phát tài liệu, gửi phiếu đăng ký tự nguyện tham gia xét nghiệm sàng lọc cho phụ huynh học sinh để lấy ý kiến đồng ý. Đối tượng tham dự: giáo viên, học sinh tại các trường học (100 đại biểu/ hội nghị truyền thông).
- Tổ chức khám, lấy mẫu máu trong đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia (7.000 học sinh). Khám sàng lọc, lấy mẫu máu cho tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu.
- Thực hiện xét nghiệm:
+ Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi cho tất cả các đối tượng tự nguyện tham gia (7.000 mẫu)
+ Định lượng sắt, ferritin, điện di huyết sắc tố cho các đối tượng có kết quả tổng phân tích tế bào máu ngoại vi có chỉ số MCV< 85 fl hoặc MCH < 28pg (mỗi loại 2.500 mẫu).
- Tổng hợp và phân tích kết quả: Tổng hợp nhận định kết quả của từng học sinh, trả kết quả và tư vấn cho phụ huynh và học sinh của từng trường. Tổng hợp phân tích số liệu, báo cáo kết quả. Chẩn đoán xác định: thiếu máu thiếu sắt và Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Lập bản đồ phân bố các ca bệnh Thalassemia trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình xét nghiệm: 5 Quy trình trước, trong và sau xét nghiệm:
+ Quy trình 1: Xây dựng Quy trình thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển tại cộng đồng.
+ Quy trình 2: Hoàn thiện Quy trình xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi trên máy huyết học tự động Urid 5380.
+ Quy trình 3: Hoàn thiện Quy trình xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh trên máy sinh hóa CS- 400.
+ Quy trình 4: Hoàn thiện Quy trình xét nghiệm định lượng ferritin huyết thanh trên máy miễn dịch Access 2.
+ Quy trình 5: Hoàn thiện quy trình trả kết quả xét nghiệm và bảo mật kết quả xét nghiệm tại cộng đồng.
- Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu
+ Chuyên đề 1: Đánh giá thực trạng bệnh thiếu máu thiếu sắt ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang năm 2022.
+ Chuyên đề 2: Đánh giá thực trạng bệnh Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang năm 2022.
<ol start="2">
<li><strong> Phân tích </strong><strong>các yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang</strong></li>
</ol>
- Thiết kế 02 phiếu thu thập thông tin về kiến thức và thực hành tuyên truyền về phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt và sàng lọc bệnh Thalassemia với các đối tượng: giáo viên, cán bộ phụ nữ và dân số, cán bộ y tế tại địa phương.
- Tổ chức điều tra thu thập và phỏng vấn 1.500 phiếu, trong đó gồm 1.000 phiếu với đối tượng giáo viên, cán bộ phụ nữ và dân số, 500 phiếu với đối tượng cán bộ y tế tại địa phương). Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả điều tra.
- Chuyên đề 3: Phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh thiếu máu thiếu sắt ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Chuyên đề 4: Phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
<ol start="3">
<li><strong>Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030</strong></li>
</ol>
- Xây dựng mô hình tư vấn tiền hôn nhân và giải pháp can thiệp trước sinh nhằm giảm tỷ lệ sinh con mắc bệnh hoặc mang gen Thalassemia tại tỉnh Bắc Giang: Tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt và tư vấn cho các trường hợp có kết quả xét nghiệm bất thường: Thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang qua hình thức tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn cho cán bộ y tế địa phương nơi người bệnh cư trú.
- Xây dựng quy trình tư vấn, sàng lọc Thalassemia tại cộng đồng.
- Chuyên đề 5: Một số giải pháp phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh từ 12-18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030.
- Xây dựng Văn bản dự thảo Đề án phòng ngừa bệnh thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia ở học sinh 12-18 tuổi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030.