ThS. Đỗ Tuấn Khoa

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý, khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang hiện nay

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
ThS. Đỗ Tuấn Khoa
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
CN. Phùng Thị Mai Anh, CN. Dương Thị Ánh, TS. Nguyễn Văn Tú, Ths. Nguyễn Đại Lượng, Ths. Ngọ Văn Giáp, Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền, Ths. Ngô Thị Thu Hường, CN. Nguyễn Quyết Chiến, CN Nguyễn Thị Thanh Huyền.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên;
- Đề xuất giải pháp khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên trong phát huy truyền thống hiếu học, khoa bảng, phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Giang hiện nay.

<strong>Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính</strong>:
<ol>
<li><strong>N</strong><strong>ghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý, khai thác giá trị đền thờ Tiến </strong><strong>sĩ Thân Nhân Trung</strong><strong>, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên</strong></li>
</ol>
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra, tổ chức điều tra để thu thập thông tin, tư liệu đánh giá thực trạng về quản lý, khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung. Số lượng điều tra 300 phiếu; đối tượng điều tra là người dân, chính quyền địa phương trên địa bàn thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên. Báo cáo tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu điều tra.

- Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu khoa học:

+ Chuyên đề 1: Tiến sĩ Thân Nhân Trung trong truyền thống hiếu học khoa bảng tỉnh Bắc Giang.
+ Chuyên đề 2: Thực trạng công tác quản lý, khai thác công trình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và một số địa phương khác, những bài học kinh nghiệm.

+ Chuyên đề 3: Thực trạng quản lý, khai thác đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.
<ol start="2">
<li><strong>2</strong><strong>. </strong><strong>Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý và khai thác giá trị đền thờ Tiến </strong><strong>sĩ Thân Nhân Trung</strong><strong>, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên</strong></li>
</ol>
- Tổ chức 02 đợt khảo sát thực tế học tập kinh nghiệm:
+ Học tập kinh nghiệm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội; thành phần gồm: Cán bộ quản lý, người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thành viên đề tài, cán bộ quản lý văn hóa cấp huyện.

+ Học tập kinh nghiệm tại đền thờ thầy giáo Chu Văn An, tỉnh Hải Dương, Văn miếu Mao Điền, tỉnh Hưng Yên; thành phần gồm: Cán bộ quản lý, người làm công tác hướng dẫn, thuyết minh tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thành viên đề tài, cán bộ quản lý văn hóa cấp huyện.
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra; tổ chức điều tra với đối tượng: Các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa, di sản trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Nội dung điều tra khảo sát về công tác quản lý di sản tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung. Số lượng điều tra 100 phiếu. Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra.
- Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu khoa học:
+ Chuyên đề 4: Nghiên cứu, đề xuất phương án sắp xếp, bài trí không gian, trưng bày tài liệu hiện vật tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.
+ Chuyên đề 5: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.

+ Chuyên đề 6: Nghiên cứu đề xuất các hoạt động nghi lễ, văn hóa, trải nghiệm tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.
+ Chuyên đề 7: Liên kết phát triển du lịch tại các điểm di tích khoa bảng khu vực Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên với di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.
+ Chuyên đề 8: Đề xuất mô hình quản lý tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.
- Nghiên cứu thiết kế, xây dựng 05 mẫu sản phẩm lưu niệm đặc trưng phục vụ du khách đến tham quan đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.
- Thiết kế mẫu tờ gấp giới thiệu đền Tiến sĩ Thân Nhân Trung, in 200 tờ.
- Thực hiện các nội dung tuyên truyền quảng bá giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, huyện Việt Yên trên trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang:
+ Xây dựng phim tư liệu giới thiệu về đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung (thời lượng 30phút).
+ Chụp ảnh tư liệu về các di sản liên quan đến Tiến sĩ Thân Nhân Trung (35 ảnh, kích thước 10x15cm).

+ Viết 06 bài tuyên truyền quảng bá về đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

- Xây dựng mẫu thuyết minh tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

- Xây dựng Đề cương trưng bày tài liệu, hiện vật giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Tiến sĩ Thân Nhân Trung và truyền thống hiếu học khoa bảng tỉnh Bắc Giang tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.
<ol start="3">
<li><strong> Đề xuất các giải pháp phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung trong sự nghiệp giáo dục truyền thống hiếu học, khoa bảng tỉnh Bắc Giang hiện nay</strong></li>
</ol>
- Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra, tổ chức điều tra nhu cầu của học sinh và giáo viên trong việc tham quan trải nghiệm tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung; số lượng điều tra 600 phiếu. Đối tượng điều tra là học sinh, giáo viên đến tham quan trải nghiệm tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung. Báo cáo tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu điều tra.

- Tổ chức 01 cuộc tập huấn về công tác quản lý phát huy giá trị di tích cho người dân địa phương, những người làm công tác quản lý tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

- Tổ chức 01 cuộc tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết minh di tích cho người dân địa phương và những người trực tiếp làm công tác quản lý giới thiệu tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

- Tổ chức 01 Hội thảo khoa học “Mô hình quản lý, khai thác phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên”.

- Chuyên đề 9: Đề xuất các giải pháp khai thác giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên.

- Xây dựng Văn bản đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp này cần vận dụng nhiều kiến thức khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực để tập hợp các thông tin tài liệu đã thu thập như: văn bản, tài liệu, sách, các bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan, thực trạng quản lý tại di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, tác giả sẽ phân tích để thấy được mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động quản lý ở đây. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để tác giả đề tài bước đầu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung trong giai đoạn hiện nay. <ol start="2"> <li><strong><em>Phương pháp mô hình hóa</em></strong></li> </ol> Phương pháp mô hình hóa được sử dụng để giới thiệu một cách tổng thể, khái quát mô hình, bộ máy quản lý tại di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung, thông qua đó nhằm tìm ra điểm hợp lý, bất hợp lý ở mô hình, bộ máy quản lý này. Qua đó đưa ra mô hình tổ chức bộ máy quản lý một cách phù hợp nhất đối nhằm khai thác, phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả nhất. <ol start="3"> <li><strong><em>Phương pháp chuyên gia</em></strong></li> </ol> Tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà quản lý văn hóa, quản lý giáo dục về các vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài, cách thức giải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn quản lý; tham vấn ý kiến chuyên gia về vai trò của cộng đồng đối với vấn đề quản lý và bảo vệ, phát huy giá trị di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung. <ol start="4"> <li><strong><em>Phương pháp khảo sát, điền dã</em></strong></li> </ol> Tác giả đề tài sẽ tiến hành khảo sát thực địa tại di tích và các vùng liên quan. Trong phương pháp này tác giả thực hiện các chương trình ghi chép, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn sâu, thu thập thông tin, tài liệu và số liệu tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp này giúp tác giả có được tài liệu một cách trung thực, khách quan thông qua việc điền dã, khảo sát những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý di tích đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung hiện nay.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<strong>Kinh phí được phê duyệt</strong>: 500.000.000 đồng <em>(</em><em>Năm trăm triệu đồng), </em>
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
<strong>Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến</strong>: - 09 chuyên đề nghiên cứu khoa học - 200 tờ gấp; 05 mẫu sản phẩm lưu niệm - Hồ sơ 02 cuộc tập huấn, 01 hội thảo khoa học - 01 mẫu thuyết minh tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung - 01 phim tư liệu, 35 ảnh tư liệu, 06 bài tuyên truyền quảng bá trên trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. - 01 đề cương trưng bày tại đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung - Văn bản đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý, phát huy giá trị đền thờ Tiến sĩ Thân Nhân Trung. - Báo cáo kết quả thực hiện đề tài (<em>Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt</em>). - Các sản phẩm khác: 04 mẫu phiếu điều tra, 1.000 phiếu điều tra đầy đủ thông tin, 02 báo cáo tổng hợp xử lý thông tin, kết quả điều tra.
Thời gian bắt đầu: 
02/2022
Thời gian kết thúc: 
07/2023
Năm thực hiện: 
2022
1889