Trần Thị Chi,

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để cải tạo và phát triển đàn dê lai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Chủ nhiệm: Trần Thị Chi, Đt 0973305340 Cá nhân tham gia: ThS. Ngô Thành Trung, PGS. TS. Sử Thanh Long, BSTY. Vũ Minh Lâm, TS. Nguyễn Hoài Nam, ThS. Nguyễn Đức Trường, NCS. Nguyễn Quốc Trung, ThS. Tống Văn Hải, CN. Tạ Thị Hồng Quyên, ThS. Nguyễn Ngọc Dương.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung

Ứng dụng thành công một số tiến bộ khoa học và công nghệ giúp cải tạo và phát triển đàn dê lai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

* Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng và đông lạnh tinh dê Boer để sản xuất tinh dê Boer hướng giới tính đực và cái đông lạnh, tỷ lệ giới tính phân ly ≥ 70%.

- Nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật gây động dục đồng loạt và chủ động trên đàn dê cái nền của địa phương kết hợp với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực và hướng cái đông lạnh, tỷ lệ động dục đồng loạt ≥ 65%, tỷ lệ thụ thai ≥ 60%, tỷ lệ đẻ ≥ 80%, tỷ lệ giới tính phân ly ≥ 70%.

- Xây dựng 02 mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh và các kỹ thuật về sinh sản để tạo ra con dê lai có năng suất, chất lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai được sinh ra từ mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh, để theo dõi đánh giá sinh trưởng, phát triển, sinh lý, sinh dục của đàn dê lai.

Nội dung thực hiện của đề tai:

6.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng hướng đực, hướng cái tinh dê Boer đông lạnh và sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính.

- Địa điểm triển khai thực hiện: Công ty TNHH Hải Thịnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa.

- Sử dụng 06 con dê đực giống dê Boer thuần chủng, từ 9 đến 11 tháng tuổi, nặng trên 50kg, có ngoại hình đặc trưng của giống, sức khỏe tốt, chất lượng tinh tốt. Đàn dê đực sử dụng để khai thác tinh được nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện, khai thác tinh định kỳ với tần suất 02 ngày/lần/con. Tinh dê Boer sau khi khai thác được sử dụng trong các thí nghiệm hoàn thiện các quy trình kỹ thuật và sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh.

6.1.1. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng đực và đông lạnh tinh dê Boer.

- Tiến hành thử nghiệm các bước phân ly giới tính hướng đực trên tinh dê Boer. Thực hiện khai thác tinh trên 06 con dê Boer đực để tiến hành thử nghiệm quy trình phân ly giới tính hướng đực và đông lạnh bảo quản tinh. Tinh dê Boer sau khi phân ly giới tính hướng đực và bảo quản đông lạnh trong Nitơ lỏng, sau 30 ngày bảo quản lẫy mẫu phân tích đánh giá hoạt lực của tinh trùng của từng đợt thử nghiệm.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng đực và đông lạnh tinh dê Boer.

6.1.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng cái và đông lạnh tinh dê Boer.

- Tiến hành thử nghiệm các bước phân ly giới tính hướng cái trên tinh dê Boer. Thực hiện khai thác tinh trên 06 con dê Boer đực để tiến hành thử nghiệm quy trình phân ly giới tính hướng cái và đông lạnh bảo quản. Tinh dê Boer sau khi phân ly giới tính hướng cái và bảo quản đông lạnh trong Nitơ lỏng, sau 30 ngày bảo quản lấy mẫu phân tích đánh giá hoạt lực của tinh trùng của từng đợt thử nghiệm.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng cái và đông lạnh tinh dê Boer.

6.1.3. Sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực đông lạnh.

- Quy mô thực hiện: 1.500 cọng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực đông lạnh.

- Trên cơ sở kết quả hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng đực và đông lạnh tinh dê Boer. Tiến hành sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực đông lạnh với số lần khai thác tinh 5 lần/con, thực hiện trên 06 con dê Boer đực. Tinh dê phân ly giới tính được sản xuất dưới dạng cọng rạ với quy cách thể tích cọng tinh 0,25ml/cọng.

- Cọng tinh phân ly giới tính hướng đực sau khi sản xuất xong được đưa vào bình Nitơ để bảo quản, sau 30 ngày bảo quản lấy mẫu cọng tinh đông lạnh để kiểm tra đánh giá chất lượng tinh trùng: hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

6.1.4. Sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính hướng cái đông lạnh.

- Quy mô thực hiện: 1.500 cọng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng cái đông lạnh.

- Trên cơ sở kết quả hoàn thiện quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng cái và đông lạnh tinh dê Boer. Tiến hành sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính hướng cái đông lạnh với số lần khai thác tinh 5 lần/con, thực hiện trên 06 con dê Boer đực. Tinh đê phân ly giới tính được sản xuất dưới dạng cọng rạ với quy cách thể tích cọng tinh 0,25ml/cọng.

- Cọng tinh phân ly giới tính hướng cái sau khi sản xuất xong được đưa vào bình nitơ để bảo quản, sau 30 ngày bảo quản lấy mẫu cọng tinh đông lạnh để kiểm tra đánh giá chất lượng tinh trùng: hoạt lực tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.

6.2. Hoàn thiện các quy trình kỹ thuật gây động dục chủ động, đồng loạt và quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer đông lạnh phân ly giới tính.

6.2.1 Hoàn thiện quy trình kỹ thuật gây động dục chủ động, đồng loạt thích hợp đối với đàn dê cái nền của địa phương.

- Bố trí 03 công thức thí nghiệm sử dụng vòng CIDR tẩm 0,3 g progesterone để gây động dục chủ động, đồng loạt trên đàn dê cái nền của địa phương.

- Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: tỷ lệ dê cái động dục đồng loạt trong 1-2 ngày sau 24 giờ rút vòng CIDR và tỷ lệ động dục đồng loạt của những dê cái chưa động dục cùng đợt 1 ở chu kỳ liền kề.

- 03 Báo cáo kết quả thí nghiệm sử dụng vòng CIDR tẩm 0,3 g progesterone để gây động dục chủ động, đồng loạt trên đàn dê cái nền của địa phương.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật gây động dục đồng loạt và chủ động trên đàn dê cái nền của địa phương.

6.2.2. Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh.

- Bố trí 04 công thức thí nghiệm để xác định thời điểm tối ưu thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê phân ly giới tính đông lạnh.

- Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con trung bình/lứa.

- 04 Báo cáo kết quả thí nghiệm xác định thời điểm tối ưu thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê phân ly giới tính đông lạnh.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh.

6.3. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh.

6.3.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Địa điểm triển khai thực hiện: trên địa bàn 02 huyện Yên Thế và huyện Tân Yên.

- Quy mô: 200 con dê cái nền, trong đó 100 con dê cái được thụ tinh nhân tạo bằng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng cái đông lạnh và 100 con dê cái được thụ tinh nhân tạo bằng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực đông lạnh.

- Đàn dê cái nền của địa phương, được lựa chọn phải đang trong độ tuổi sinh sản, có cân nặng từ 20kg trở lên.

- Tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh sử dụng để phối cho đàn dê cái nền được lấy từ mô hình sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh ở nội dung 1. Số cọng tinh dự kiến sử dụng 400 cọng tinh phân ly giới tính đông lạnh (200 cọng tinh hướng giới tính đực và 200 cọng tinh hướng giới tính cái), phối 2 liều/con cái nền.

- Đàn dê cái sinh sản được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả:

- Đàn dê lai sinh ra, được theo dõi, chăm nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo lứa tuổi đến khi cai sữa 42 ngày tuổi, chuyển xuống mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ động dục đồng loạt; tỷ lệ thụ thai; tỷ lệ đẻ; số con/lứa; số con theo giới tính sử dụng tinh phân ly giới tính; khối lượng sơ sinh; tỷ lệ sống sau cai sữa và khối lượng dê lai sau cai sữa.

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

6.3.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Địa điểm triển khai thực hiện: trên địa bàn 02 huyện Hiệp Hòa và huyện Lục Ngạn.

- Quy mô: 200 con dê cái nền, trong đó 100 con dê cái được thụ tinh nhân tạo bằng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng cái đông lạnh và 100 con dê cái được thụ tinh nhân tạo bằng tinh dê Boer phân ly giới tính hướng đực đông lạnh.

- Áp dụng quy trình kỹ thuật gây động dục đồng loạt và chủ động trên đàn dê cái nền của địa phương và quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh.

- Đàn dê cái nền của địa phương, được lựa chọn phải đang trong độ tuổi sinh sản, có cân nặng từ 20kg trở lên.

- Tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh sử dụng để phối cho đàn dê cái nền được lấy từ mô hình sản xuất tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh ở nội dung 1. Số cọng tinh dự kiến sử dụng 400 cọng tinh phân ly giới tính đông lạnh (200 cọng tinh hướng giới tính đực và 200 cọng tinh hướng giới tính cái), phối 2 liều/con cái nền.

- Đàn cái sinh sản được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Đàn dê lai sinh ra, được theo dõi, chăm nuôi dưỡng, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo lứa tuổi đến khi cai sữa 42 ngày tuổi, chuyển xuống mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm.

- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ động dục đồng loạt; tỷ lệ thụ thai; tỷ lệ đẻ; số con/lứa; số con theo giới tính sử dụng tinh phân ly giới tính; khối lượng sơ sinh; tỷ lệ sống sau cai sữa và khối lượng dê lai sau cai sữa.

- Báo cáo kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

6.4. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm.

6.4.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Địa điểm thực hiện: trên địa bàn 02 huyện Yên Thế và huyện Tân Yên.

- Quy mô: dự kiến nuôi là 62 con dê lai sau cai sữa được chuyển từ mô hình chăn nuôi dê sinh sản, sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Đàn dê lai được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Đối với dê đực lai (F1) được theo dõi đánh giá trong thời gian nuôi 5 tháng sau cai sữa, với các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: tỷ lệ sống; sinh trưởng, phát triển; tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm xuất bán và tình hình dịch bệnh trên đàn dê lai.

- Đối với dê cái lai (F1) được tiến hành theo dõi từ sau cai sữa cho đến phối giống, sinh ra con lai ở thế hệ (F2) do đó ngoài theo dõi đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ sống; sinh trưởng, phát triển; tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm xuất bán và tình hinh dịch bệnh trên đàn dê lai, còn tiến hành theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu về sinh lý, sinh dục: độ tuổi động dục; tỷ lệ động dục; khối lượng động dục; tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con trên lứa; khối lượng con sơ sinh (F2).

- Báo cáo kết quả mô hình chăn nuôi chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

6.4.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Địa điểm triển khai thực hiện: trên địa bàn 02 huyện Hiệp Hòa và huyện Lục Ngạn.

- Quy mô: dự kiến nuôi là 62 con dê lai sau cai sữa được chuyển từ mô hình chăn nuôi dê sinh sản, sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Đàn dê lai được chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh phòng bệnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Đối với dê đực lai (F1) được theo dõi đánh giá trong thời gian nuôi 5 tháng sau khi cai sữa, với các chỉ tiêu theo dõi đánh giá: tỷ lệ sống; sinh trưởng, phát triển; tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm xuất bán và tình hình dịch bệnh trên đàn dê lai.

- Đối với dê cái lai (F1) được tiến hành theo dõi từ sau cai sữa cho đến phối giống, sinh ra con lai ở thế hệ F2 do đó ngoài theo dõi đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ sống; sinh trưởng, phát triển; tiêu tốn thức ăn; khối lượng đến thời điểm xuất bán và tình hinh dịch bệnh trên đàn dê lai. Trên đàn dê lai cái (F1) còn tiến hành theo dõi, đánh giá thêm các chỉ tiêu về sinh lý, sinh dục: độ tuổi động dục; tỷ lệ động dục; khối lượng động dục; tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ đẻ, số con trên lứa; khối lượng con sơ sinh (F2).

- Báo cáo kết quả mô hình chăn nuôi chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.

6.5. Xây dựng mô hình trồng cây thức ăn thô xanh.

- Quy mô: 02 ha trồng cỏ Ghine mombasa.

- Địa điểm triển khai thực hiện: trên 04 huyện: Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế và huyện Lục Ngạn,

- Áp dụng quy trình kỹ thuật trồng cỏ Ghine mombasa.

6.6. Hội thảo, đào tạo kỹ thuật viên, hội nghị đầu bờ và tập huấn kỹ thuật.

- Tổ chức 01 hội thảo khoa học.

- Đào tạo và chuyển giao quy trình kỹ thuật cho 10 kỹ thuật viên cơ sở là các kỹ thuật viên, nhân viên phụ trách kỹ thuật tại các công ty và hợp tác xã chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ, thăm quan, đánh giá mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh và mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm.

- Tổ chức 04 hội nghị tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản và chăn nuôi dê lai thương phẩm cho 200 lượt người dân trên địa bàn 04 huyện.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu: <ol> <li>Phương pháp 1. Phương pháp xác định màu sắc của tinh dịch</li> </ol> Quan sát bằng mắt thường mẫu tinh sau khai thác; nếu tinh dịch có màu trong suốt thì mẫu tinh đó là mẫu tinh không chứa tinh trùng; các mẫu tinh có màu trắng sữa hoặc vẩn đục là các mẫu tinh có thể có tinh trùng nhưng để chắc chắn cho điều đó thì luôn cần phải tiến hành kiểm tra soi trên kính hiển vi; tinh dịch có màu đỏ là tinh bị lẫn máu, tinh có màu xanh là tinh bị lẫn phân, những mẫu tinh này nên loại bỏ bởi sức sống của tinh trùng rất thấp. 2 Phương pháp 2. Phương pháp xác định thể tích tinh dịch Thể tích tinh dịch được xác định bằng ống chia vạch; chim Trĩ trống mỗi lần khai thác tinh có thể thu nhận được 0,1 - 0,5 ml tinh dịch; thể tích tinh dịch phụ thuộc vào yếu tố: giống, độ tuổi, cá thể, kỹ thuật khai thác tinh, tần xuất lấy tinh và mùa vụ lấy tinh... .3 Phương pháp 3. Phương pháp xác định độ pH của tinh dịch Sử dụng giấy quỳ xác định pH của tinh nguyên, giá trị pH được so sánh bằng cách so màu với bộ màu chuẩn, cần xác định ngay khi tinh được vận chuyển về phòng thí nghiệm. Việc xác định pH tinh nguyên cần được tiến hành nhanh, đảm bảo thời gian tối thiểu cho đến thời điểm pha tinh. 4 Phương pháp 4. Phương pháp xác định chỉ tiêu hoạt động của tinh trùng Xác định hoạt lực tinh trên hệ thống phân tích tinh dịch có hỗ trợ của máy tính (Computer Assisted Semen Analysis System = CASA system) với phần mềm phân tích quỹ đạo vận động của tinh trùng (Sperm Vision Sofware). Sử dụng các buồng đếm chuyên dụng (chamber) đi kèm với hệ thỗng sử dụng pipet hút 10 µl tinh chim Trĩ tra vào khe buồng đếm. Đưa chamber lên kính, điều chỉnh để nhìn rõ tinh trùng trên màn hình, lệnh cho hệ thống vận hành, sau khi kết thúc thì đọc và ghi lại số liệu về các chỉ tiêu hoạt động của tinh trùng gồm: tỷ lệ tinh trùng vận động (%), tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng (%), tỷ lệ tinh trùng không vận động (%) và các chỉ tiêu khác. .5 Phương pháp 5. Phương pháp xác định tinh trùng kỳ hình Xác định tinh trùng kỳ hình bằng kỹ thuật làm tiêu bản ướt (pha tinh với dung dịch formol citrate 4%) rất hữu dụng để xác định các dạng kỳ hình ở phần đuôi giữa và phần đuôi chính của tinh trùng. Tuy nhiên, các dạng kỳ hình ở đầu, ở đuôi và thể đỉnh có thể được xác định chính xác hơn bằng phương pháp làm tiêu bản quét kết hợp nhuộm thuốc nhuộm (xanh methylen). Chuẩn bị mẫu tinh: lấy 300 µl tinh pha loãng trộn đều với 700 µl dung dịch formol citrate 4%. Đảo đều rồi thực hiện soi kính hiển vi để xác định tỷ lệ tinh trùng kỳ hình ngay hoặc có thể bảo quản mẫu trong nhiệt độ 5<sup>o</sup>C trong vòng 1 tuần mà không thay đổi hình dạng tinh trùng. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được xác định sau khi đếm 100-200 tinh trùng trên tiêu bản kính hiển vi của mẫu tinh đã được nhuộm và quan sát ở độ phóng đại 1000 lần (có sử dụng dầu soi kính). Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình có thể được xếp thành các nhóm gồm kỳ hình sơ cấp (xảy ra trong quá trình sinh tinh), kỳ hình thứ cấp (xảy ra trong quá trình thành thục hoặc bảo quản tinh), kỳ hình chính và kỳ hình phụ. <ol start="6"> <li>Phương pháp 6. Phương pháp xác định nồng độ tinh trùng</li> </ol> Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng mẫu tinh. Thông thường mật độ tinh trùng của chim Trĩ có 4 đến 5 tỷ tinh trùng trong 1ml tinh dịch. Chuẩn bị dụng cụ: ống Fancol 10 ml, buồng đếm hồng cầu Neu Bauer, lamen, micropipette, đầu côn, kính hiển vi. Hóa chất sử dụng: NaCl 10%. Đối với tinh nguyên: sau khi đưa tinh nguyên về tới phòng thí nghiệm, nhanh chóng lấy 50 µl tinh nguyên trộn đều trong 9950 µl dung dịch NaCl 10%, lắc đều, đưa dung dịch vào 2 phía của buồng đếm hồng cầu Neu Bauer → xác định mật độ tinh trùng → tính nồng độ → lượng cần pha vào 1 liều tinh pha loãng (100 ml). Chú ý: Đối với tinh nguyên cần xác định mật độ tinh trùng thật nhanh chóng và chính xác để xác định liều lượng tinh pha. Tránh để tinh trùng chờ lâu trước lúc pha tinh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh bảo quản. Công thức tính nồng độ tinh trùng: Trong mỗi ô lớn đều có 16 ô nhỏ (16 ô × 5 = 80 ô nhỏ). Diện tích của ô vuông nhỏ nhất là 0.0025 mm2. Chiều cao của buồng đếm là 0.1 mm. Như vậy thể tích buồng đếm là: 0.1 × 0.0025 × 80 = 1/50 mm3. Trong thể tích 1/50 mm3, tinh dịch đã pha loãng K lần, ta đếm được n tinh trùng. Vậy trong 1mm3 tinh nguyên ta có: C = n.K.50. Và trong 1ml tinh nguyên ta có: C = n.K.50.1000. Tinh dịch pha loãng K = 200, ta có: C = n.200.50.1000 = n.107tinh trùng/ml = n.10 (triệuTT/ml). <ol start="7"> <li>Phương pháp 7. Phương pháp pha loãng và bảo quản tinh chim Trĩ</li> </ol> Sử dụng dung dịch môi trường pha loãng và bảo quản tinh chim Trĩ chứa thành phần đường glucose hoặc fructose làm chất cung cấp năng lượng, các thành phần đệm pH thuộc hệ đệm phosphate, đệm Tris và glutamate, chất kháng khuẩn… độ pH của dung dịch môi trường bảo quản tinh chim Trĩ là 7,6, áp lực thẩm thấu 280 đến 320 mOsmol/kg. Ủ môi trường ở 34oC ít nhất 30 phút trước khi pha loãng tinh và duy trì ủ ở nhiệt độ này cho đến khi pha tinh. Xác định bội số pha loãng: Với các mẫu tinh đạt hoạt lực trên 0,8 điểm (tương đương 75 đến 85% tinh trùng tiến thẳng), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình dưới 20% thì được sử dụng cho pha loãng và bảo quản tinh dùng để thụ tinh nhân tạo. + Dựa vào việc xác định nồng độ và tổng thể tích tinh để xác định bội số pha loãng. + Bội số pha loãng tinh là 150 - 200 triệu tinh trùng trong liều tinh từ 0,1 đến 0,3 ml. Lắc đều lọ môi trường rồi đổ từ từ môi trường vào lọ đựng tinh nhiều lần, mỗi lần được pha theo tỷ lệ 1 thể tích tinh : 1 thể tích môi trường cho đến khi đạt bội số pha loãng được xác định ở bước trên. Các thao tác trong quá trình pha loãng phải nhẹ nhàng (tránh gây tổn thương tinh trùng) nhưng vẫn phải đảm bảo độ phân bố đều của tinh trùng trong môi trường, tránh lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Chỉ được rót môi trường vào tinh dịch, tuyệt đối không làm ngược lại. Khi rót phải rót từ từ để cho môi trường chảy theo thành bình, không được rót mạnh và trực tiếp vào tinh dịch. Chia tinh pha loãng với môi trường vào ống đựng tinh đảm bảo không có bọt khí trong mẫu tinh bảo quản. Cân bằng 90 phút ở nhiệt độ phòng ở nơi tránh ánh sáng để tinh trùng có thể thích nghi với môi trường mới và hạ dần nhiệt độ sau đó cho mẫu tinh pha vào bảo quản trong tủ bảo ôn ở 15<sup>o</sup>C. Các ống đựng tinh nên để nằm ngang để đảm bảo tinh dàn đều trong môi trường tránh lắng cặn và dính kết. Đảo đều các mẫu tinh một cách nhẹ nhàng 1 đến 2 lần, thao tác trong buồng tủ bảo ôn <ol start="8"> <li>Phương pháp 8. Phương pháp dẫn tinh nhân tạo cho gà mái</li> </ol> Sử dụng bể ổn nhiệt hoặc pha nước ấm 37<sup>o</sup>C, lấy ống đựng tinh ra khỏi tủ bảo ôn, đảo đều nhẹ nhàng 5-10 lần; ngâm ngập ống đựng tinh vào bể ổn nhiệt hoặc dụng cụ đựng nước ấm 37<sup>o</sup>C, ủ trong vòng 30 phút, chú ý tránh nước ngấm vào ống đựng tinh gây chết tinh; dùng pipet hút một lượng tinh vừa phải rồi nhỏ lên lam kính để soi kiểm tra hoạt lực; người dẫn tinh dùng tay trái vuốt ngược lông đuôi gà mái lên phía trên, lúc này phần bên trong lỗ huyệt gà mái lồi ra. Nếu không người ta có thể bóp nhẹ hai mép lỗ huyệt cho phần bên trong lỗ huyệt gà mái lồi ra và người dẫn tinh chỉ việc cho dẫn tinh bảo quản vào phần ổ nhớp nằm lệch bên trái lỗ huyệt. Tiến hành dẫn tinh đối với các mẫu tinh bảo quản sau ủ đạt hoạt lực trên 0,7 điểm. <ol start="9"> <li>Phương pháp 9. Phương pháp ấp và soi trứng:</li> </ol> Quá trình ấp trứng được thực hiện bằng máy ấp trứng, chế độ điều khiển nhiệt độ, độ ẩm, thời gian đảo trứng được cài đặt tự động. <ol> <li>Phương pháp 10. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của con lai Trĩ - Gà</li> </ol> * Đặc điểm ngoại hình: theo dõi đánh giá lúc 01 ngày tuổi, 8 tuần tuổi và 4 tháng tuổi được xác định bằng phương pháp quan sát, mô tả và chụp hình lưu giữ. * Xác định tỷ lệ nuôi sống Hàng ngày đếm và ghi chép chính xác số gà chết ở mỗi ô chuồng trong đàn. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng công thức: <table> <tbody> <td rowspan="2" width="186">Tỷ lệ nuôi sống (%) =</td> <td width="255">Số con sống đến cuối kỳ (con)</td> <td rowspan="2" width="98">x 100%</td> </tr> <td width="255">Số con đầu kỳ (con)</td> </tr> </tbody> </table> * Đánh giá khả năng sinh trưởng: <em>         - </em>Khối lượng cơ thể<em>: </em>Tiến hành cân gà vào thời điểm 01 ngày tuổi và sau đó mỗi tuần một lần vào buổi sáng, trước khi cho ăn vào một ngày cố định trong tuần. Tiến hành cân 10% gà thí nghiệm (tối thiểu 50 con) bằng cân đồng hồ có độ chính xác ±5 g - Tốc độ sinh trưởng: <em>        + </em>Sinh trưởng tuyệt đối (A) Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức <table> <tbody> <td rowspan="2" width="92">A (%) =</td> <td width="91">P<sub>2</sub> – P<sub>1</sub></td> </tr> <td width="91">T<sub>1</sub> – T<sub>2</sub></td> </tr> </tbody> </table> Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) P<sub>1</sub>: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T<sub>1</sub> (g) P<sub>2</sub>: Khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T<sub>2</sub> (g) T<sub>1</sub>: Thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T<sub>2</sub>: Thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi) <em>          + </em>Sinh trưởng tương đối (R) Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức <table> <tbody> <td rowspan="2" width="92">R (%) =</td> <td width="110">P<sub>2</sub> – P<sub>1</sub></td> <td rowspan="2" width="110">x 100</td> </tr> <td width="110">(P<sub>2</sub> + P<sub>1</sub>)/2</td> </tr> </tbody> </table> Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) P<sub>1</sub>: Khối lượng cơ thể lần cân trước (g) P<sub>2</sub>: Khối lượng cơ thể lần cân sau (g) * Xác định tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (Hiệu quả sử dụng thức ăn) được tính toán dựa trên sức sinh trưởng và lượng thức ăn thu nhận. HQSDTA được tính theo công thức: <table width="533"> <tbody> <td rowspan="2" width="106">HQSDTA =</td> <td width="295">Lượng thức ăn thu nhận (kg)</td> <td rowspan="2" width="132"></td> </tr> <td width="295">Khối lượng cơ thể tăng lên (kg)</td> </tr> </tbody> </table> * Chi phí thức ăn: Tổng TĂ tiêu thụ (kg) x giá thành TĂ(đ/kg) C.phí TĂ/kg tăng khối lượng (kg) = Khối lượng cuối kỳ (kg) * Chỉ số sản xuất (PN) Chỉ số sản xuất được tính bằng công thức: &nbsp; <table> <tbody> <td rowspan="2" width="100">        PN =</td> <td width="495">             Khối lượng sống (g) x Tỷ lệ nuôi sống (%)</td> </tr> <td width="495">10[(Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (kg) x Thời gian nuôi(ngày)]</td> </tr> </tbody> </table> &nbsp; * Chỉ số kinh tế (EN) <table width="538"> <tbody> <td rowspan="2" width="82">EN =</td> <td width="362">Chỉ số sản xuất</td> <td rowspan="2" width="94">× 100%</td> </tr> <td width="362">Chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng(đồng)</td> </tr> </tbody> </table> 18.2.1.11 Phương pháp 11. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng thịt của con lai Trĩ - Gà: Cân khối lượng từng con. Mổ khảo sát theo phương pháp Auaas và Wilke (1978 - dẫn theo Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011). Lấy mẫu thịt ngực và đùi, cho vào túi nilon dán kín, bảo quản trong hộp xốp có kèm một ít đá để giữ mát và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm. Mẫu được bảo quản ở tủ lạnh 4<sup>o</sup>C và được phân tích sau 24 giờ giết mổ. Các chỉ tiêu chất lượng thịt được phân tích tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Màu sắc thịt gồm: độ sáng L* (brightness), màu đỏ a* (redness) và màu vàng b* (yellowness) được đo bằng máy đo màu sắc thịt (Minota CR-410, Japan). Độ dai của thịt được đo bằng máy cắt cơ Warner - Bratzler 2000 (Mỹ), độ mất nước sau chế biến được đo bằng phương pháp cân chênh lệch khối lượng thịt trước và sau khi hấp trong Waterbath ở nhiệt độ 80<sup>o</sup>C trong 75 phút. Khối lượng sống: là khối lượng trước khi cắt tiết vặt lông Khối lượng thân thịt: là khối lượng cơ thể sau khi cắt tiết vặt lông; bỏ phủ tạng; giữ lại dạ dày tuyến đã làm sạch, gan và tim; bỏ đầu (cắt tại xương chẩm và xương atlas), cắt chân ở khớp khuỷu). Khối lượng thịt đùi: là khối lượng thịt đùi trái đã lọc bỏ xương và da. Khối lượng thịt ngực: là khối lượng thịt ngực trái đã lọc bỏ xương và da. Khối lượng mỡ bụng: là khối lượng của lá mỡ trong xoang bụng gà được tách ra. <table width="500"> <tbody> <td rowspan="2" width="180">Tỷ lệ thân thịt (%) =</td> <td width="219">Khối lượng thân thịt (g)</td> <td rowspan="2" width="101">x 100</td> </tr> <td width="219">Khối lượng sống (g)</td> </tr> </tbody> </table> &nbsp; <table width="524"> <tbody> <td rowspan="2" width="180">Tỷ lệ thịt đùi (%) =</td> <td width="244">Khối lượn thịt đùi trái (g) x 2</td> <td rowspan="2" width="100">x 100</td> </tr> <td width="244">Khối lượng thân thịt (g)</td> </tr> </tbody> </table> &nbsp; <table width="528"> <tbody> <td rowspan="2" width="189">Tỷ lệ thịt ngực (%) =</td> <td width="268">Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2</td> <td rowspan="2" width="71"> x100</td> </tr> <td width="268">Khối lượng thân thịt (g)</td> </tr> </tbody> </table> &nbsp; <table width="458"> <tbody> <td rowspan="2" width="175">Tỷ lệ mỡ bụng (%) =</td> <td width="211">Khối lượng mỡ bụng (g)</td> <td rowspan="2" width="72">x 100</td> </tr> <td width="211">Khối lượng thân thịt(g)</td> </tr> </tbody> </table> * Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Áp dụng phương pháp phân tích số liệu bằng so sánh thống kê trên phần mềm SAS 9.0 để tổng hợp và phân tích số liệu
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 2.646.624.000 đồng <em>(Bằng chữ:</em><em>Hai tỷ sáu trăm bốn mươi sáu triệu sáu trăm hai mươi bốn nghìn đồng) </em>Trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 2.390.000.000 đồng <em>(Bằng chữ:</em><em>Hai tỷ ba trăm chín mươi triệu đồng</em><em>).</em> - Kinh phí từ nguồn khác: 256.624.000 đồng<em> (Bằng chữ: Hai trăm năm mươi sáu triệu sáu trăm hai mươi bốn nghìn đồng).</em>
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - 11 Báo cáo: Báo cáo kết quả các thí nghiệm gây động dục chủ động, đồng loạt trên đàn dê cái nền của địa phương; thí nghiệm xác định thời điểm tối ưu thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh; Mô hình chăn nuôi dê lai sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh; Mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm. - Hoàn thiện 04 Quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng đực và đông lạnh tinh dê Boer; quy trình kỹ thuật phân ly giới tính hướng cái và đông lạnh tinh dê Boer; quy trình kỹ thuật gây động dục đồng loạt, chủ động trên đàn dê cái nền của địa phương và quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh. - Xây dựng 02 quy trình kỹ thuật: quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả. - 3.000 liều tinh dê Boer phân ly giới tính dạng cọng rạ đông lạnh (1.500 liều tinh dê hướng đực và 1.500 liều tinh dê hướng cái), với tỷ lệ phân ly giới tính  ≥  70%; - Mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô 200 cái nền, tỷ lệ thụ thai ≥  60%, tỷ lệ đẻ ≥  80 % và tỷ lệ giới tính phân ly ≥ 70%. - Mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng tinh dê Boer phân ly giới tính đông lạnh theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả với quy mô 200 cái nền, tỷ lệ thụ thai ≥  60%, tỷ lệ đẻ ≥  80 % và tỷ lệ giới tính phân ly ≥ 70%. - Mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô 62 con, tăng năng suất từ 10-12%. - Mô hình chăn nuôi dê lai thương phẩm theo phương thức chăn nuôi bán chăn thả với quy mô 62 con, tăng năng suất từ 5-10%. - Mô hình trồng thức ăn thô xanh với quy mô 02 ha, năng suất đạt 150 tấn/ha/năm. - Hồ sơ 01 hội thảo khoa học; - Đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở; - 02 hội nghị đầu bờ; - 04 hội nghị tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người; - Các sản phẩm khác: Các phiếu kết quả phân tích mẫu (nếu có); - Báo cáo kết quả đề tài <em>(Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).</em>
Thời gian bắt đầu: 
03/2022
Thời gian kết thúc: 
03/2024
Năm thực hiện: 
2022
1879