Nghiên cứu xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây ăn quả tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV, thực trạng tồn dư thuốc BVTV về hoạt chất và hàm lượng đến môi trường vùng trồng cây ăn quả các xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn huyện Tân Yên;
- Lựa chọn được 6 chủng vi khuẩn đất trong bộ chủng giống đang lưu giữ, có khả năng phân hủy mạnh tồn dư thuốc BVTV trong đất thuộc 05 hoạt chất chính (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin);
- Tạo được chế phẩm vi sinh có khả năng phân hủy dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả, chứa mật độ mỗi loại vi khuẩn hữu ích ≥108 CFU/g và bảo quản được trong 12 tháng ở nhiệt độ phòng;
- Xây dựng được 06 mô hình xử lý tồn dư hoạt chất BVTV chính trong đất trồng cây vải, ổi và bưởi tại xã Phúc Hòa và Hợp Đức huyện Tân Yên với hiệu suất phân hủy đạt 80% (03 mô hình cho mỗi xã, 01 ha cho mỗi loại cây ăn quả/xã; tổng diện tích các mô hình 06 ha).
Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Khảo sát thực trạng tồn dư thuốc BVTV trong môi trường một số vùng trồng cây ăn quả.
- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên.
+ Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra dưới 30 chỉ tiêu và tiến hành điều tra 150 hộ về hiện trạng sử dụng thuốc BVTV trong quá trình chăm sóc cây ăn quả tại 03 xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn, huyện Tân Yên.
+ Xử lý số liệu điều tra và xây dựng Báo cáo tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân tại một số vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên.
- Đánh trạng thực trạng tồn dư thuốc BVTV (bao gồm cả các loại thuốc BVTV cấm sử dụng theo Thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam) trong môi trường vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên.
+ Thu thập mẫu đất, nước mặt và nước ngầm ở các vùng trồng cây ăn quả tại xã Phúc Hòa (110 mẫu đất, 30 mẫu mẫu nước mặt và 30 mẫu mẫu nước ngầm) xã Hợp Đức (80 mẫu đất, 30 mẫu mẫu nước mặt và 30 mẫu mẫu nước ngầm) và xã Liên Sơn (80 mẫu đất, 30 mẫu mẫu nước mặt và 30 mẫu mẫu nước ngầm).
Xây dựng chuyên đề 1: Kỹ thuật thu thập và bảo quản mẫu cho xác định mức độ rủi ro trong môi trường do tồn dư thuốc BVTV.
- Xác định hoạt chất và hàm lượng tồn dư thuốc BVTV nhóm carbamat, lân, clo và pyrethroid trong 450 mẫu thu thập.
+ Tách chiết hoạt chất BVTV tồn dư có trong 450 mẫu thu thập được.
+ Phân tích loại hoạt chất và hàm lượng tồn dư có trong 450 mẫu tách chiết.
Báo cáo kết quả phân tích về hoạt chất và hàm lượng thuốc BVTV tồn dư trong môi trường vùng trồng vải, ổi, bưởi tại xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn, huyện Tân Yên.
- Đối chiếu với Quy chuẩn hiện hành về giới hạn an toàn tồn dư thuốc BVTV trong môi trường
+ Tồn dư thuốc BVTV trong đất được đối chiếu với quy chuẩn trong nước và quốc tế hiện hành.
+ Tồn dư thuốc BVTV trong nước mặt đối chiếu với quy chuẩn trong nước và quốc tế hiện hành.
+ Tồn dư thuốc BVTV trong nước ngầm đối chiếu với quy chuẩn trong nước và quốc tế hiện hành.
Xây dựng chuyên đề 2: Xác định mức độ rủi ro trong môi trường về tồn dư thuốc BVTV tại các vùng trồng vải, ổi, bưởi tại xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn, huyện Tân Yên.
2. Tuyển chọn chủng giống vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất.
- Tuyển chọn định tính các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất.
+ Hoạt hóa 30 chủng vi khuẩn tiềm năng và chuẩn bị mật độ tế bào ở 105 CFU/ml đối với mỗi chủng vi khuẩn.
+ Nuôi cấy đơn chủng vi khuẩn tiềm năng trong trường muối khoáng (MSM) có bổ sung hoạt chất BVTV (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin) ở hàm lượng 10 mg/l môi trường.
+ Xác định khả năng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tiềm năng (OD600) ở 0, 5, 10, 14 ngày nuôi cấy.
Xây dựng chuyên đề 3: Sàng lọc các chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất thông qua môi trường chọn lọc.
- Định lượng mức độ phân hủy 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất bởi các chủng vi khuẩn tiềm năng
+ Môi trường muối khoáng (MSM) có bổ sung 05 loại hoạt chất BVTV (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin) ở hàm lượng 10 mg/l môi trường mỗi loại hoạt chất BVTV.
+ Tách chiết và xác định sự biến đổi về hàm lượng 05 loại hoạt chất BVTV bởi các chủng vi khuẩn tiềm năng ở các thời điểm 0, 5, 10, 14 ngày nuôi cấy.
Xây dựng chuyên đề 4: Xác định mức độ phân hủy 05 loại hoạt chất BVTV bởi chủng vi khuẩn tiềm năng bằng sắc ký lỏng khối phổ/sắc ký lỏng hiệu năng cao.
- Đánh giá khả năng phân hủy 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất bởi tổ hợp 06 chủng vi khuẩn tiềm năng.
+ 05 loại hoạt chất BVTV dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin.
+ Môi trường muối khoáng (MSM) có bổ sung đồng thời 05 loại hoạt chất BVTV ở hàm lượng 10 mg/l môi trường mỗi loại hoạt chất BVTV.
+ Tách chiết và xác định sự biến đổi về hàm lượng 05 loại hoạt chất BVTV bởi các chủng vi khuẩn tiềm năng ở các thời điểm 0, 5, 10, 14 ngày nuôi cấy.
Báo cáo về khả năng phân hủy 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất bởi tổ hợp 06 chủng vi khuẩn tiềm năng.
- Định danh xác định tên loài của 06 chủng vi khuẩn tiềm năng.
+ Tách chiết DNA tổng số.
+ Khuếch đại trình tự gen 16S rRNA bằng phản ứng PCR.
+ Đọc trình tự gen 16S rRNA, so sánh và phân loại.
Xây dựng chuyên đề 5: Xác định danh pháp khoa học đến tên loài của 06 chủng vi khuẩn tiềm năng bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
3. Nghiên cứu mẫu đất trước khi xử lý và sau khi xử lý vi khuẩn phân hủy, để đánh giá hiệu quả sử dụng.
* Nghiên cứu chế tạo chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất trồng cây ăn quả: Xác định môi trường nuôi cấy nhân giống cấp 1 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV.
Xây dựng chuyên đề 6: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 1 thích hợp cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV.
- Xác định môi trường nhân giống cấp 2 thích hợp cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV
+ Thực hiện 05 thí nghiệm, trong đó có 01 thí nghiệm đối chứng.
+ Báo cáo kết quả về môi trường thích hợp cho nhân giống cấp 2 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV.
- Xác định cơ chất thích hợp lên men rắn giống cấp 3 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV: Thực hiện 04 thí nghiệm.
Xây dựng chuyên đề 7: Xác định cơ chất thích hợp cho lên men rắn của 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV.
- Xác định chất mang phù hợp cho 06 chủng vi khuẩn 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV: Thực hiện 04 thí nghiệm.
Xây dựng chuyên đề 8: Lựa chọn chất mang thích hợp cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV.
* Đánh giá hiệu quả phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả bằng chế phẩm vi sinh
- Xác định pH của đất trồng cây ăn quả trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh: thực hiện phân tích 27 mẫu đất trồng cây vải, ổi và bưởi tại Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn, huyện Tân Yên (3 mẫu đất/đối tượng cây trồng/xã).
- Đánh giá hiệu quả phân hủy tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả trước và sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh: Bố trí các thí nghiệm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên đối với đất trồng vải, ổi, bưởi. Thu thập và phân tích 72 mẫu đất để đánh giá sự biến động của 05 loại hoạt chất BVTV tồn dư trong đất (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin) tại các thời điểm 1, 3, 5, 7 tháng: 03 mẫu đất/lô thí nghiệm × 02 lô thí nghiệm × 3 loại cây trồng × 4 thời điểm.
Xây dựng chuyên đề 9: Đánh giá hiệu quả phân hủy 05 loại hoạt chất BVTV tồn dư trong đất bởi chế phẩm vi sinh.
4. Sản xuất 02 tấn chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên
Sản xuất được 02 tấn chế phẩm vi sinh có mật độ mỗi chủng vi khuẩn hữu ích ≥108 CFU/g, có khả năng phân hủy ≥80% dư lượng của 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất trồng cây ăn quả trong vòng 12 tháng và bảo quản được trong 12 tháng ở nhiệt độ phòng. Quy mô sản xuất 200 kg/mẻ.
5. Xây dựng 06 mô hình (có đối chứng) xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả bằng chế phẩm vi sinh.
Chế phẩm vi sinh được sử dụng với liều lượng 200 kg/ha, định kỳ 2-3 tháng bổ sung thêm chế phẩm theo quy trình. Theo dõi sự biến động của 05 loại hoạt chất BVTV trong đất được xác định. Cây trồng tại các lô thí nghiệm được tiến hành chăm sóc theo quy trình thường quy của người dân, ngoại trừ thuốc BVTV được kiểm soát cùng với người dân trong thời gian thí nghiệm (nếu có sẽ trùng lặp với hoạt chất bảo vệ thực vật đang tiến hành xử lý).
Xây dựng 06 mô mình xử lý các loại thuốc BVTV tồn dư chính trong đất trồng cây ăn quả, cụ thể:
- Tại xã Phúc Hòa, Tân Yên, Bắc Giang: 03 mô hình tổng diện tích 03 ha: xử lý đất trồng vải sớm, trồng bưởi, trồng ổi với diện tích 01 ha/01 đối tượng cây ăn quả; có đối chứng không sử dụng chế phẩm; áp dụng quy trình canh tác thường quy của người dân.
- Tại xã Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang: 03 mô hình tổng diện tích 03 ha: xử lý đất trồng vải sớm, trồng bưởi, trồng ổi với diện tích 01 ha/01 đối tượng cây ăn quả; có đối chứng không sử dụng chế phẩm; áp dụng quy trình canh tác thường quy của người dân.
- Thu thập và phân tích 168 mẫu đánh giá hiệu lực phân hủy tồn dư 05 loại hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin) ở các thời điểm 0, 3, 5, 7, 9 tháng tại các mô hình thực địa: (6 mẫu/cây trồng + 1 mẫu đối chứng/cây trồng) × 03 loại cây trồng × 02 xã × 04 thời điểm.
Xây dựng chuyên đề 10: Phân tích và xác định sự biến động của các loại hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất tại các mô hình thực địa.
6. Xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả.
- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở công nhận. Bố trí 06 thí nghiệm phục vụ nội dung nghiên cứu.
- Xây dựng quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở công nhận. Bố trí 03 thí nghiệm phục vụ nội dung nghiên cứu.
7. Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 60 lượt người dân về kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả.
- Tổ chức 01 lớp đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở về quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả.
- Tổ chức 01 hội thảo khoa học về thực trạng tồn dư thuốc BVTV của một số vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên bằng chế phẩm vi sinh.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp khảo sát thực trạng, xác định tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây ăn quả tại huyện Tân Yên.
1.1. Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong quá trình chăm sóc cây ăn quả huyện Tân Yên
Thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV được điều tra trực tiếp và ngẫu nhiên các hộ trồng cây ăn quả tại 03 xã tại huyện Tân Yên vào các thời thời tiết khô ráo, cụ thể:
Tại xã Phúc Hòa: 70 hộ (40 trồng vải; 15 hộ trồng ổi và 15 hộ trồng bưởi).
Tại xã Hợp Đức: 40 hộ (20 hộ trồng vải; 10 hộ trồng ổi và 10 hộ trồng bưởi)
Tại xã Liên Sơn: 40 hộ (20 hộ trồng vải; 10 hộ trồng ổi và 10 hộ trồng bưởi)
1.2. Phương pháp thu thập mẫu đất và nước tại các vùng trồng cây ăn quả
* Kỹ thuật lấy mẫu đất:
Mẫu đất được thực hiện theo đường zíc zắc (Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7538-1 và TCVN 7538-2). Lấy 5-10 điểm trong lô đất trồng cây ăn quả có diện tích dao động từ 100-300m2; độ sâu của mỗi điểm 30 cm; 100g đất/mỗi điểm; sau khi đã trộn đều mẫu đất của các điểm lại với nhau. Loại bỏ hết thành phần tạp: đá, sỏi, rễ cây thực vật,... trong các mẫu đất.
* Kỹ thuật lấy mẫu nước:
Các mẫu nước mặt (ngòi, ao, hồ,...) được thu thập ở độ sâu 25cm kể từ mặt nước tại các khu vực nguồn nước tĩnh được theo mô tả của phương pháp TCVN 6663-6:2018.
* Kỹ thuật lấy mẫu nước ngầm:
Tiến hành theo phương pháp TCVN 6663-11:2011 tại các giếng khoan có độ sâu ≥30m ở cuối địa hình dốc hoặc ở giữa khu vực bằng phẳng.
1.2. Phương pháp chiết tách thuốc bảo vệ thực vật và phân tích thuốc bảo vệ thực vật
Nhóm thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ tồn dư trong đất được tách chiết và phân tích theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8061:2009 (ISO 10382:2002)
Sử dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8062:2009 (EPA method 3540) để xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm lân hữu cơ trong đất
Sử dụng hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với detector UV để xác định thuốc bảo vệ thực vật nhóm carbamate trong đất theo TCVN 6134:2009.
Thuốc bảo vệ thực vật nhóm pyrethroid: Tồn dư thuốc BVTV trong 10g đất được chiết trong 15 ml dung môi n-hexan:axeton (tỉ lệ 1:2 v/v), làm sạch dịch chiết bằng sắc kí cột sử dụng hệ dung môi n-hexan:dichloromethane để làm sạch trên cột nhồi silicagel (tỉ lệ 3:1 w/v) và được phân tích thông qua hệ thống sắc ký khí
Các nhóm hoạt chất BVTV được tách chiết và phân tích giống với mô tả ở trên, chỉ khác là 10g đất được thay bằng 10 ml nước.
2. Phương pháp Tuyển chọn chủng giống vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất (nhóm carbamat, lân, clo và pyrethroid).
-Phương pháp định tính
- Phương pháp tuyển chọn định tính
- Phương pháp định lượng
3. Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây ăn quả
3.1. Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả.
* Phương pháp xác định môi trường nuôi cấy nhân giống cấp 1 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV
06 chủng vi khuẩn tiềm năng được nuôi cấy đồng thời trong các môi trường nuôi cấy sử dụng: R2A, nutrient, Tryptic Soy Broth và LB Broth; Xác định mật độ tế bào của các chủng nuôi cấy ở OD600 tại các thời điểm 0, 3, 5, 7, 10 ngày ở 28oC, 150 vòng/phút.
* Phương pháp xác định môi trường nuôi cấy nhân giống cấp 2 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV
06 chủng vi khuẩn tiềm năng được nuôi cấy đồng thời trong các môi trường nuôi mô tả dưới đây ở 28oC, 150 vòng/phút. Mật độ tế bào ở các thí nghiệm trên được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa PCA ở 3, 5, 7, 10 ngày nuôi cấy.
- Thí nghiệm 1. Sử dụng môi trường đường dextrose-dịch chiết khoai tây + 0,2% R2A
- Thí nghiệm 2. Sử dụng môi trường rỉ đường 10% + 0,2% R2A
- Thí nghiệm 3. Sử dụng môi trường rỉ đường 20% + 0,2% R2A
- Thí nghiệm 4. Sử dụng môi trường rỉ đường 30% + 0,2% R2A
- Thí nghiệm 5 (Đối chứng). Sử dụng dụng môi trường tối ưu
* Phương pháp xác định cơ chất thích hợp lên men rắn giống cấp 3 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng (chế phẩm gốc) có khả năng phân hủy mạnh 05 loại hoạt chất BVTV
Mật độ tế bào của 06 chủng vi khuẩn tiềm năng ở các thí nghiệm trên được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa ở 0, 7, 10 ngày lên men.
- Thí nghiệm 1. Cám gạo (100%)
- Thí nghiệm 2. Cám gạo (70%) + đậu tương (30%)
- Thí nghiệm 3. Cám gạo (80%) + đậu tương (20%)
- Thí nghiệm 4. Cám gạo (90%) + đậu tương (10%)
* Phương pháp xác định chất mang phù hợp cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV
Chế phẩm vi sinh gốc được phối trộn với các chất mang khác nhau (được liệt kê dưới đây). Mật độ tế bào ở các thí nghiệm trên được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc trên môi trường thạch đĩa ở 0, 4, 8, 12 tháng ở nhiệt độ phòng.
- Thí nghiệm 1. Cơ chất lên men rắn thích hợp (chế phẩm gốc) + bột sữa béo (5%) + glycerol (10%) + mùn cưa (40%)
- Thí nghiệm 2. Cơ chất lên men rắn thích hợp (chế phẩm gốc) + bột sữa béo (5%) + glycerol (10%) + mùn cưa (30%) + vỏ lạc (10%)
- Thí nghiệm 3. Cơ chất lên men rắn thích hợp (chế phẩm gốc) + bột sữa béo (5%) + glycerol (10%) + mùn cưa (15%) + vỏ lạc (15%)
- Thí nghiệm 4. Cơ chất lên men rắn thích hợp (chế phẩm gốc) + bột sữa béo (5%) + glycerol (10%) + mùn cưa (10%) + vỏ lạc (30%).
Số lượng tế bào của mỗi chủng được nhận diện đồng thời (i) dựa vào các đặc điểm hình thái khuẩn lạc và (ii) phân tích, so sánh trình tự gen bảo thủ. Số lượng tế bào (đơn vị tính: CFU/g chế phẩm) của các thí nghiệm được kiểm tra trong vòng 12 tháng và tính toán theo công thức:
C
N = --------------------------------
( n1 + 0,1 × n2 ) × d
Trong đó:
N: Số lượng tế bào (CFU/g)
C: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất cả các đĩa đã chọn.
n1: Số đĩa của nồng độ pha loãng thứ nhất
n2: Số đĩa của nồng độ pha loãng thứ hai
d: Hệ số pha loãng của nồng độ pha loãng thứ nhất
4. Phương pháp đánh giá hiệu quả phân hủy các loại hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất trồng cây ăn quả.
- Bố trí thí nghiệm tại xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cụ thể:
+ Đối với đất trồng vải: Chia thành 02 lô
Lô thí nghiệm: 200 m2 đất canh tác + 4kg chế phẩm phân hủy thuốc BVTV
Lô đối chứng: 200m2 đất canh tác
+ Đối với đất trồng ổi: Chia thành 02 lô,
Lô thí nghiệm: 200 m2 đất canh tác + 4kg chế phẩm phân hủy thuốc BVTV
Lô đối chứng: 200m2 đất canh tác
+ Đối với đất trồng bưởi: Chia thành 02 lô,
Lô thí nghiệm: 200 m2 đất canh tác + 4kg chế phẩm phân hủy thuốc BVTV
Lô đối chứng: 200m2 đất canh tác
Tổng số mẫu đất thu thập và phân tích: 03 mẫu đất/lô thí nghiệm × 02 lô thí nghiệm × 3 loại cây trồng × 4 thời điểm = 72 mẫu.
5. Phương pháp xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả
* Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả:
Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
Thí nghiệm 2: Xác định ảnh hưởng của pH môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
Thí nghiệm 3: Xác định ảnh hưởng của oxy đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
Thí nghiệm 4: Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ tiếp giống cấp 1 khi lên men lỏng
Thí nghiệm 5: Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ tiếp giống cấp 2 khi lên lỏng
Thí nghiệm 6: Xác định ảnh hưởng tỷ lệ tiếp giống cấp 3 khi lên men rắn
* Hoàn thiện quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả:
Chế phẩm vi sinh được sử dụng ở cùng liều lượng (200kg/ha), nhưng ở các phương thức khác nhau, cụ thể:
Thí nghiệm 1: Zắc đều chế phẩm vi sinh lên bề mặt đất cần xử lý
Thí nghiệm 2: Zắc đều chế phẩm vi sinh lên bề mặt đất cần xử lý rồi tưới nước tạo ẩm cho đất
Thí nghiệm 3: Zắc đều chế phẩm bên mặt đất cần xử lý, cày/cuốc xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm và phun nước tạo ẩm cho đất.
Mẫu đất ở các lô thí nghiệm được thu thập ở thời điểm 3 tháng sử dụng chế phẩm và phân tích sự biến động của tồn dư thuốc BVTV.