ThS. Hoàng Văn Dư

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu đặc điểm tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng, chống

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
06.Cơ quan chủ quản: 
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang,
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
ThS. Hoàng Văn Dư
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
1 Ths. Nguyễn Mạnh Hiền Chi cục Chăn nuôi và Thú y 2 Ths. Nguyễn Thị Nhàn Chi cục Chăn nuôi và Thú y 3 Ths. Nguyễn Văn Tiến Chi cục Chăn nuôi và Thú y 4 Ths. Nguyễn Thị Hường Chi cục Chăn nuôi và Thú y 5 KSNN Đào Thị Thanh Hà Chi cục Chăn nuôi và Thú y 6 Ths. Trần Văn Nam Chi cục Chăn nuôi và Thú y 7 Ths. Nguyễn Văn Thắng Chi cục Chăn nuôi và Thú y 8 BSTY Lê Thị Minh Tâm Chi cục Chăn nuôi và Thú y 9 Ths. Lưu Văn Thành Chi cục Chăn nuôi và Thú y 10 Ths. Trần Thị Hải Yến Chi cục Chăn nuôi và Thú y
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

* Mục tiêu chung
Nghiên cứu đặc điểm tình hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ đó đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
* Mục tiêu cụ thể
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;
- Xác định mức độ lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
- Hoàn thiện Quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học kết hợp với sử dụng chế phẩm trong phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Bắc Giang

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
1. Nghiên cứu đặc điểm tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2. Xác định yếu tố nguy cơ làm phát sinh lây lan dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi 3. Nghiên cứu xác định sự lưu hành của vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 4. Hoàn thiện quy trình chăn nuôi lợn an toàn sinh học phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và chăn nuôi trang trại quy mô vừa.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ tạo tiền đề và tăng cường năng lực trong việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học vào phòng chống dịch Dịch tả lợn Châu Phi. Quan trọng hơn đó là việc kiểm soát được dịch bệnh sẽ góp phần giúp người dân yên tâm đầu tư vào chăn nuôi lợn theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững, phù hợp sự định hướng mục tiêu phát triển chăn nuôi của tỉnh trong thời gian tới. - Cơ quan quản lý các cấp trên địa bàn tỉnh: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở để cảnh báo kịp thời, đưa ra biện pháp phù hợp trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn của địa phương. - Cơ cơ sở chăn nuôi lợn: Ứng dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với các chế phẩm trong chăn nuôi nhằm nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho đàn lợn; phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi chủ động bằng vắc xin nhằm bảo vệ đàn lợn để tăng giá trị sản lượng, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị sản xuất và phát triển bền vững. - Người tiêu dùng: Được sử dụng các sản phẩm từ lợn có chất lượng và giá thành tốt.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
* Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu hồi cứu, thiết kế bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn về tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2019 đến thời điểm điều tra. - Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả: mô tả về tình hình dịch bệnh, về thời gian bắt đầu dịch, kết thúc dịch; mô tả về địa điểm, mô tả triệu chứng của từng loại lợn khi mắc dịch. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: chọn mẫu điều tra: Tiến hành điều tra khảo sát 209 phiếu/209 xã phường thị trấn, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, - Phương pháp điều tra: Phỏng vấn điều tra trực tiếp cán bộ làm công tác chăn nuôi cấp xã về tình hình chăn nuôi, dịch bệnh và công tác phòng chống; thu thập số liệu từ nguồn ghi chép lưu trữ tại UBND các xã, phường, thị trấn; số liệu ghi chép trong sổ tay thú y viên; biên bản xác minh dịch bệnh; báo cáo tình hình chôn hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi qua các năm. Thông tin điều tra được điền trực tiếp vào phiếu điều tra. - Nội dung điều tra: điều tra, khảo sát về thực trạng tình hình chăn nuôi lợn; dịch bệnh và công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Từ thông tin trên phiếu điều tra xác định được các thông số dịch tễ như: tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết chôn hủy của bệnh theo địa bàn và theo lứa tuổi; sử dụng dịch tễ học mô tả để mô tả ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi về địa điểm, thời gian; mô tả triệu chứng bệnh làm cơ sở cho việc chẩn đoán. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Làm sạch số liệu: kiểm tra hàng ngày các số liệu được thu được; Xử lý số liệu trên phầm mềm Microsoft Office Excel, Minitab hoặc WinEpiscope 2.0.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- 05 báo cáo: Báo cáo phân tích kết quả điều tra khảo sát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Báo cáo phân tích kết quả xác định yếu tố nguy cơ làm phát sinh lây lan dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Báo cáo kết quả phân tích xác định sự lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Báo cáo kết quả áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Báo cáo kết quả thử nghiệm vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi do Công ty NAVETCO sản xuất trong phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Hoàn thiện 03 quy trình kỹ thuật: Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đối với quy mô chăn nuôi nông hộ; trang trại quy mô nhỏ và trang trại quy mô vừa phù hợp với điều kiện chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá nghiệm thu. - Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm an toàn sinh học phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với quy mô 1.575 con lợn (tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ; trang trại nhỏ và trang trại vừa) đạt tỷ lệ nuôi sống ≥ 95%. - Mô hình thử nghiệm vắc xin phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với quy mô 60 con lợn nái và 200 con lợn thương phẩm đạt tỷ lệ lợn có kháng thể sau tiêm phòng ≥ 70%. - 03 Chuyên đề nghiên cứu; - 02 hội thảo khoa học; - 06 hội nghị tập huấn kỹ thuật cho 300 lượt người; - Các sản phẩm khác: 02 mẫu phiếu điều tra và 409 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; 3.000 quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn an toán sinh học dạng tờ rơi, tờ gấp; Các phiếu kết quả phân tích mẫu. - Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt);
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 1.127.575.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ một trăm hai mươi bẩy triệu năm trăm bẩy mươi lăm nghìn đồng chẵn). Trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 1.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ đồng chẵn). - Kinh phí từ nguồn khác: 127.575.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm hai mươi bẩy triệu năm trăm bẩy mươi lăm nghìn đồng)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Năm thực hiện: 
2020
1785