07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
ThS. NCS. Nguyễn Thanh Tùng
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
1 ThS. NCS. Nguyễn Thanh Tùng Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 TS. Vũ Minh Pháp Viện Khoa học năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3 ThS. Phạm Văn Duy Viện Khoa học năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4 ThS. Nguyễn Đăng Cơ Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
5 ThS. Nguyễn Ngọc Bách Viện Khoa học năng lượng - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
6 TS. Bùi Đình Tú Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
7 TS. Nguyễn Tuấn Cảnh Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
8 TS. Nguyễn Đức Cường Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
9 ThS. Vũ Ngọc Linh Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ Nano – Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, cập nhật dữ liệu các dự án điện mặt trời áp mái, mức độ sản xuất điện năng, đánh giá chính xác cường độ nắng, phát quang, tiềm năng phát điện mặt trời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Nghiên cứu việc lắp đặt, tính hiệu quả đầu tư, các cơ chế chính sách, các hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái.
3. Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt, mô hình điện mặt trời áp mái quy mô công suất khoảng 20 kWp điển hình tại trụ sở liên cơ quan Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo. Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường của mô hình sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái.
4. Đề xuất các giải pháp quản lý và ứng dụng hiệu quả, bền vững các công trình điện mặt trời áp mái tại tỉnh Bắc Giang.
5. Dự thảo văn bản kiến nghị, đề xuất về chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
6. Tập huấn kỹ thuật, tổ chức hội thảo khoa học.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:
Số liệu bức xạ mặt trời tại Bắc Giang cho thấy 1 kWp điện mặt trời phát ra khoảng 3 kWh/ngày (số liệu tính trung bình cho cả ngày bức xạ cao và những ngày mây mù, dữ liệu lấy theo tính toán của Solar Atlas). Như vậy, dự kiến công trình 20kWp tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang có khả năng cung cấp cho lưới điện nội bộ là 60 kWh/ngày hay 1800 kWh/tháng hoặc 5400 kWh/quý. Theo số liệu thu được từ tình hình sử dụng điện quý I/2021, tổng sản lượng điện tiêu thụ của Sở Khoa học & Công nghệ là khoảng 18.456 kWh. Như vậy với 20 kWp điện mặt trời áp mái thu được 5400 kWh/quý chiếm tỷ lệ 29,2% tổng sản lượng điện tiêu thụ, và giúp Sở tiết kiệm tiền điện khoảng 10,8 triệu đồng/quý.
Với giá thành đầu tư như hiện nay (khoảng 15 - 19 triệu đồng tùy thuộc vào loại công nghệ pin mặt trời và địa hình mái thi công) và giá điện EVN tăng khoảng 6%/năm thì công trình thu hồi vốn trong khoảng 8 năm, và bắt đầu thu lợi nhuận từ năm thứ 9 đến năm thứ 20 theo hợp đồng mua bán điện mặt trời với Công ty điện lực địa phương. Mặt khác, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường , cứ 1MWh điện năng tiết kiệm được, không sử dụng điện lưới quốc gia sẽ giảm phát thải ra môi trường 0,913 tấn CO2. Do đó, tổng lượng điện mặt trời áp mái ở Khu Liên cơ Sở KHCN có thể giảm khoảng 19,9 tấn CO2/năm ra môi trường. Đây được coi là nền tảng phát triển bền vững trong công cuộc chống biến đổi khí hậu của tỉnh Bắc Giang.
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk research): được sử dụng để thực hiện nghiên cứu sơ bộ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn sẽ cho phép người nghiên cứu thu thập được dữ liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như: mạng internet, các tài liệu của chính phủ, doanh nghiệp, các bài báo nghiên cứu, dữ liệu từ các hội thảo... Điều đó cho phép người nghiên cứu đa dạng được lĩnh vực mình quan tâm, có thể kể đến như lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, thương mại dịch vụ...Đây là tài liệu thứ cấp, chỉ có ý nghĩa tham khảo, vì vậy khi áp dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ thận trọng trong việc phân tích và xử lý các tài liệu bằng cách đối chiếu, so sánh, kiểm tra chéo với các tài liệu cấp 1 thu được trên thực địa.
- Kỹ thuật Phỏng vấn chuyên sâu: Đối tượng đề tài phỏng vấn đa dạng về độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế… bao gồm lãnh đạo địa phương cấp huyện, xã; những người cao tuổi, người có uy tín, chủ hộ gia đình, những người sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái.
- Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh... để đem lại những thông tin cần thiết cho nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Ngoài việc tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, đề tài thực hiện những cuộc tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực điện và năng lượng tại tỉnh Bắc Giang và ở các huyện, xã, thôn bản thuộc địa bàn được lựa chọn nghiên cứu.
- Sử dụng các công cụ thu dữ liệu khác: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đo thiết kế bản vẽ.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- 03 mẫu phiếu điều tra dưới 30 chỉ tiêu.
- 202 phiếu điều tra điền đầy đủ thông tin cần thiết phù hợp với hiện trạng tại nơi khảo sát.
- Báo cáo tổng hợp điều tra về cơ sở dữ liệu về hiện trạng điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- 11 chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- 01 trạm điện mặt trời áp mái nối lưới công suất khoảng 20 kWp.
- Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trong quản lý lắp đặt, sử dụng điện mặt trời áp mái.
- Các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật ứng dụng hiệu quả, bền vững các công trình điện mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Văn bản kiến nghị, đề xuất về chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Hướng dẫn kỹ thuật vận hành, duy tu bảo dưỡng cụ thể hệ thống mô hình điển hình điện mặt trời áp mái cho 10 cán bộ trong tổ quản lý phụ trách trạm điện mặt trời.
- 01 Kỷ yếu hội thảo khoa học.
- Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Địa điểm: kết quả nghiên cứu có thể dự kiến áp dụng cho tất cả các cơ quan hành chính, hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
17.Kinh phí được phê duyệt:
- Tổng kinh phí được 800.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám trăm triệu đồng), từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh
trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 800.000.000 đồng (Bằng chữ: Tám trăm triệu đồng).
Lĩnh vực:
Khoa học kỹ thuật công nghệ