Thực trạng và giải pháp kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát mức độ kiểm soát đa yếu tố: Glucose máu lúc đói, HbA1c, BMI, huyết áp, Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
- Mô tả một số yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Nội dung 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát
Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra dưới 30 chỉ tiêu về các đặc điểm bệnh nhân, kết quả kiểm soát đa yếu tố, ảnh hưởng và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
3.2.2 Nội dung 2: Tổ chức điều tra, khảo sát
- Điều tra 500 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tối thiểu 01 năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
- Tiến hành phỏng vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm và điều trị cho từng bệnh nhân. Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị theo quy định của Bộ Y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang.
3.2.3 Nội dung 3: Xây dựng báo cáo tổng hợp chung số liệu điều tra khảo sát
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng báo cáo tổng hợp chung số liệu điều tra khảo sát.
3.2.4 Nội dung 4: Xây dựng 05 chuyên đề nghiên cứu khoa học
- Chuyên đề 1: Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020;
- Chuyên đề 2: Tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú: khó khăn và thách thức.
- Chuyên đề 3: Kiểm soát đa yếu tố: glucose máu đói, HbA1c máu, chỉ số khối cơ thể, huyết áp, lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2021;
- Chuyên đề 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2021;
- Chuyên đề 5: Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang năm 2021.
- Hội thảo lần 1:
+ Nội dung: Thực trạng Kiểm soát đa yếu tố: glucose máu đói, HbA1c máu, chỉ số khối cơ thể, huyết áp, lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
+ Số lượng đại biểu tham gia: Dự kiến 60 đại biểu
+ Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
+ Thời gian: tháng 7/2021
- Hội thảo lần 2:
+ Nội dung: Yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú và giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
+ Số lượng đại biểu tham gia: Dự kiến 60 đại biểu
+ Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang
+ Thời gian: tháng 8/2021
3.2.5 Nội dung 6: Báo cáo kết quả thực hiện
Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính.
3.3.2. Cỡ mẫu, chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng
* Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang (ước lượng một tỉ lệ)
Trong đó:
n: Số lượng bệnh nhân tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-a/2: Giá trị điểm Z tại mức ý nghĩa a, với a = 0,05 ® Z1-a/2 ¬= 1,96.
p = 0,124. Theo nghiên cứu của Đào Bích Hường năm 2014: 12,4% bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Bạch Mai kiểm soát được 3 yếu tố.
q= 1- p = 1 – 0,124 = 0,876
d: là độ chính xác mong muốn, lấy d = 0,03
Áp dụng vào công thức ta có n = 463, làm tròn là 500 bệnh nhân.
* Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn ngẫu nhiên 500 bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong danh sách bệnh nhân ĐTĐ type 2 đang được quản lý tối thiểu 01 năm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn.
3.3.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu cho nghiên cứu định tính
Chọn chủ đích 08 cuộc phỏng vấn sâu và 02 cuộc thảo luận nhóm với:
- 02 cuộc PVS với 02 bác sĩ điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú
- 02 cuộc PVS với 02 điều dưỡng điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú
- 02 cuộc PVS với 02 bệnh nhân điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú
- 02 cuộc PVS với 02 đại diện lãnh đạo bệnh viện và khoa Nội
- 01 cuộc TLN với 10 bệnh nhân điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú
- 01 cuộc TLN với 10 CBYT tham gia điều trị ĐTĐ type 2 ngoại trú
3.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Chủ nhiệm đề tài hướng dẫn, tổ chức thành viên thực hiện nhiệm vụ và phối hợp với các khoa, phòng trong Bệnh viện để thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ điều tra thực hiện.
- Phối hợp với một số cơ quan chuyên môn, bác sĩ nhiều kinh nghiệm cho ý kiến về nội dung nghiên cứu.
- Thu thập số liệu về bệnh nhân ĐTĐ type 2 được quản lý ngoại trú trong giai đoạn 2016-2020
- Hỏi bệnh sử, tiền sử bệnh tật, các hoạt động liên quan đến kiểm soát đường huyết
- Khám lâm sàng:
+ Đo mạch, huyết áp.
+ Khám tim mạch.
+ Khám các cơ quan: Tiêu hoá, hô hấp…
- Phỏng vấn tuân thủ điều trị
- Đánh giá kiểm soát đa yếu tố
- Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm về yếu tố ảnh hưởng đến kiếm soát đa yếu tố và đề xuất giải pháp
- Các thông số thu thập sẽ được ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
3.3.5. Biến số nghiên cứu
Bảng 3.1. Biến số nghiên cứu
Biến số Định nghĩa Loại biến Cách thu
SL bệnh nhân ĐTĐ Số lượng bệnh nhân ĐTĐ type 2 được quản lý điều trị ngoại trú giai đoạn 2016-2020 Liên tục Tra cứu hồ sơ
Diễn biến ĐTĐ Dịch tễ học bệnh đái tháo đường type 2 trong giai đoạn tới NCĐT PVS, TLN
Tuổi Tính bằng năm dương lịch Rời rạc Xem CMTND
Giới Giới của bệnh nhân Nhị phân Phỏng vấn
Dân tộc Dân tộc của bệnh nhân Danh mục Phỏng vấn
Trình độ học vấn Số năm học hoàn thành Danh mục Phỏng vấn
Nghề nghiệp Nghề cho thu nhập chính liên tục trong vòng 6 tháng gần đây Danh mục Phỏng vấn
Tiền sử Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ Nhị phân Phỏng vấn
Tiền sử sinh con ≥ 4 kg (nữ) Nhị phân Phỏng vấn
Bệnh kèm theo Là bệnh mạn tính cùng mắc: THA, tai biến mạch máu não... Nhị phân Phỏng vấn
Thời gian mắc bệnh Tính từ khi bệnh nhân được phát hiện bệnh ĐTĐ đến thời điểm nghiên cứu Liên tục Phỏng vấn
Tuân thủ điều trị Là tình trạng bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sống (hút thuốc lá, uống rượu...), chế độ hoạt động thể lực, chế độ sử dụng thuốc, kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ Nhị phân Phỏng vấn
Glucose lúc đói Nồng độ Glucose máu lúc đói của bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
HbA1c Nồng độ HbA1c của bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
Cholesterol Nồng độ Cholesterol bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
Triglycerid Nồng độ Triglycerid bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
LDL-C Nồng độ LDL-C của bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
HDL-C Nồng độ HDL-C của bệnh nhân Liên tục Xét nghiệm
Vòng eo Vòng eo của bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
Vòng mông Vòng mông của bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
Cân nặng Cân nặng của bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
Chiều cao Chiều cao của bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
HATT Huyết áp tâm thu bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
HATTr Huyết áp tâm trương bệnh nhân Liên tục Khám lâm sàng
Hài lòng khi KCB Mức độ hài lòng khi đi khám chữa bệnh Danh mục Phỏng vấn
CBYT tư vấn Được CBYT tư vấn tuân thủ điều trị Nhị phân Phỏng vấn
Tin tưởng CBYT Khả năng tin tưởng của bệnh nhân vào trình độ quản lý điều trị của CBYT Danh mục Phỏng vấn
Thủ tục KCB Đánh giá của bệnh nhân về quy trình KCB ĐTĐ Danh mục Phỏng vấn
Giải pháp về KCB Giải pháp về hoạt động khám chữa bệnh Định tính PVS, TLN
Tần suất TT-GDSK Mức độ TT-GDSK dành cho bệnh nhân nghiên cứu Danh mục Phỏng vấn
Nguồn TT-GDSK Nguồn cung cấp thông tin về bệnh ĐTĐ cho bệnh nhân Danh mục Phỏng vấn
Nhu cầu TT-GDSK Mong muốn nghe TT-GDSK về ĐTĐ Nhị phân Phỏng vấn
Giải pháp TT-GDSK Giải pháp nâng cao chất lượng TT-GDSK cho bệnh nhân Định tính PVS, TLN
Thuốc điều trị ĐTĐ Loại thuốc và số lượng thuốc sử dụng điều trị ĐTĐ Danh mục Phỏng vấn, đối chiếu bệnh án
GP về thuốc ĐTĐ Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng thuốc ĐTĐ Định tính PVS, TLN
Thuốc điều trị hạ áp Loại thuốc và số lượng thuốc sử dụng điều trị hạ áp Danh mục Phỏng vấn, đối chiếu bệnh án
GP về thuốc hạ áp Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng thuốc hạ áp Định tính PVS, TLN
Thuốc điều trị RLLP Loại thuốc và số lượng thuốc sử dụng điều trị RLLP Danh mục Phỏng vấn, đối chiếu bệnh án
GP thuốc RLLP Giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng thuốc RLLP Định tính PVS, TLN
GP khác Một số giải pháp khác nâng cao chất lượng kiểm soát đa yếu tố Định tính PVS, TLN
3.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu
- Tuổi: tuổi được tính bằng năm dương lịch, chia thành các nhóm <50, 50-59, 60-69, 70-79, ≥80
- Trình độ học vấn: ≤Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp, ≥Cao đẳng, đại học.
- Nghề nghiệp: hỏi bệnh nhân về nghề nghiệp cho thu nhập chính trong vòng 3 tháng gần đây, chia thành các nhóm: Cán bộ hưu, Nông dân, Công nhân, Cán bộ viên chức, Khác (nội trợ, tự do, buôn bán...).
- Chỉ số khối cơ thể: Xác định chiều cao, cân nặng để tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). BMI được tính theo công thức:
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao2 (m2)
Dựa vào tiêu chuẩn phân độ béo phì của WHO (2004) áp dụng cho người trưởng thành Châu Á.
Bảng 3.2. Phân loại thể trạng theo BMI
Thể trạng Chỉ số BMI (kg/m2)
Thiếu cân < 18,5
Bình thường 18,5-22,9
Thừa cân 23-24,9
Béo độ 1 25-29,9
Béo độ 2 ≥ 30
- Chỉ số eo hông: Đánh giá tình trạng phân bố mỡ trên lâm sàng dựa vào chỉ số vòng eo và tỉ lệ vòng eo / vòng hông theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) đề nghị cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tháng 2/2000.
WHR = vòng eo / vòng hông
Vòng eo đo ngang qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu.
Vòng hông đo ngang qua hai mấu chuyển lớn. Đơn vị tính là cm
Vòng eo bình thường: nam < 90 cm, nữ < 80 cm.
WHR: Nếu WHR ≥ 0,80 ở nữ giới và ≥ 0,90 ở nam giới thì được xem như phân bố nhiều mỡ ở vùng bụng, nội tạng hay còn gọi là béo kiểu nam, hay béo trung tâm.
- Phân độ huyết áp: Đo huyết áp bằng huyết áp kế đồng hồ sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút. Bệnh nhân được đo ở tư thế nằm hoặc ngồi. Huyết áp được đo ở cánh tay. Đo huyết áp 2 lần, cách nhau 5 phút, kết quả tính bằng số đo trung bình của hai lần đo. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5 mmHg thì phải đo lại 1- 2 lần nữa rồi lấy trung bình cộng.
Chẩn đoán và phân độ THA theo JNC-VII (Joint National Committee of United State- 2003). Chẩn đoán tăng huyết áp (THA): khi bệnh nhân có tiền sử THA đã được chẩn đoán và hiện đang điều trị thuốc hạ áp hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VII (2003): HATT ≥ 140 mmHg và/ hoặc HATTr ≥ 90 mmHg.
Bảng 3.3. Phân độ huyết áp theo JNC VII (2003)
Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)
Bình thường < 120 và/ hoặc < 80
Tiền THA 120 – 139 và/ hoặc 80 – 90
THA độ 1 140 – 159 và/ hoặc 90 – 99
THA độ 2 ≥ 160 và/ hoặc ≥ 100
- Định lượng Glucose máu tĩnh mạch lúc đói: buổi sáng bằng phương pháp enzym so mầu (Hexokinaze) thực hiện trên máy sinh hóa tự động Cobas 600, định lượng glucose máu trong vòng 2h sau lấy máu (tránh hiện tượng đường phân). Giá trị bình thường là 3,9–6,4 mmol/l.
- Định lượng HbA1c: HbA1c tăng trong trường hợp tăng glucose máu mạn tính, liên quan đến tình trạng chuyển hóa. HbA1c phản ánh mức glucose máu trong vòng 8-12 tuần lễ trước khi đo và cho biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong thời gian dài. Nồng độ HbA1c trong khoảng 5-7% cho biết bệnh nhân đã được ổn định glucose máu trong vòng 2-3 tháng trước. Nếu HbA1c>7% chứng tỏ glucose máu không được kiểm soát tốt. Ngược lại nếu điều trị tích cực mức glucose máu thì HbA1c cũng chỉ thay đổi sớm nhất sau 4 tuần. Như vậy, HbA1c được coi là một tiêu chí để đánh giá kết quả của sự ổn định chuyển hóa trên bệnh nhân ĐTĐ. Tỉ lệ % của HbA1c được định lượng trên máy D10 của hãng Bio-rad bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp. Xét nghiệm được làm ngay thời điểm đầu tiên đến khám bệnh và cứ mỗi 3-6 tháng một lần. Giá trị bình thường của HbA1c là từ 4-6,2%.
- Đánh giá rối loạn lipid (RLLP) máu:
+ Bệnh nhân có tiền sử RLLP máu đang được điều trị thuốc hoặc xét nghiệm có tình trạng rối loạn chuyển hóa ít nhất một trong các thành phần lipid máu theo tiêu chuẩn Hội Tim mạch Việt Nam 2006.
- Cholesterol ≥ 5,2 mmol/l.
- Triglycerid ≥ 1,7 mmol/l.
- HDL-C ≤ 1,0 mmol/l.
- LDL-C ≥ 3,1 mmol/l
+ Định lượng các thành phần lipid: Lấy máu tĩnh mạch buổi sáng lúc đói. Máu được quay ly tâm, tách huyết thanh tươi và tiến hành định lượng ngay. Định lượng các thành phần lipid máu cholesterol. Triglycerid, HDL-C, LDL-C bằng phương pháp enzyme so màu trên máy sinh hóa tự động Roche Cobas 6000, hóa chất của hãng Roche. Chỉ tiêu đánh giá lipid máu theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam (2006) về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa
Bảng 3.4. Phân loại RLLP máu theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch Việt Nam
Thành phần lipid máu mmol/l Bình thường Có rối loạn
Cholesterol < 5,2 ≥ 5,2
Triglycerid < 1,7 ≥ 1,7
HDL-C > 1,0 ≤ 1,0
LDL-C < 3,1 ≥ 3,1
- Mục tiêu kiểm soát các chỉ số của bệnh nhân ĐTĐ type 2
Bảng 3.5. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số của bệnh nhân đái tháo đường type 2 theo ADA 2013
Chỉ số Kiểm soát được
HbA1c <7% (cá thể hóa)
Đường huyết trước ăn 3,9-7,2 mmol/l
Đường huyết sau ăn 10,0 mmol/l
Huyết áp <140/80 mmHg
Lipids LDL: <100mg/dl (2,6 mmol/l)
HDL: > 40 mg/dl (1,0 mmol/l) đối với nam
>50 mg/dl (1,3 mmol/l) đối với nữ
TG: < 150 mg/dl (1,7 mmol/l)
- Các thói quen:
+ Thói quen tập thể dục thể thao: Tập thể dục là đi bộ, tập thể dục buổi sáng. Tập thể thao là tham gia các môn thể thao như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, đi xe đạp. Nếu bệnh nhân tập đều đặn mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30- 45 phút và thực hiện 5 ngày/tuần được coi là có thói quen tập thể dục [6].
+ Ăn nhiều rau: thường xuyên ăn nhiều rau trong bũa ăn và ăn các loại quả tươi trong ngày. Nếu có thể đo được thì ăn ≥ 400g rau, hoa quả/ngày được coi là ăn nhiều rau quả [6].
+ Ăn mặn: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở mỗi người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn [6].
+ Ăn nhiều mỡ: Thích ăn chất béo và thường xuyên ăn thịt có mỡ hoặc xào rán thức ăn bằng mỡ động vật. Nếu có thể đo được thì ăn >30gam mỡ/ngày được coi là ăn nhiều mỡ [6].
+ Ăn nhiều đường/ngọt: Ăn lượng tinh bột bằng 50-60% người bình thường, Ăn > 3 bát cơm/ngày và hoặc ăn thêm bánh, kẹo, trái cây ngọt được coi là ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt [6].
+ Uống rượu: Được coi là uống rượu khi uống mỗi ngày ≥ 50ml rượu >30% và ≥ 5 ngày mỗi tuần.
+ Thói quen hút thuốc lá: Là ni hút thuốc lá thường xuyên ≥ 10 điếu mỗi ngày.
+ Bệnh mạn tính khác kèm theo: có thể có các bệnh như Basedow, bệnh tuyến yên, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính...
- Tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân bao gồm:
Theo WHO “Tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ là sự kết hợp của 4 biện pháp: chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ”.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế (2011) để đạt được mục tiêu cần tuân thủ các chế độ điều trị: chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sống (hút thuốc lá, uống rượu...), chế độ hoạt động thể lực, chế độ sử dụng thuốc, kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ.
+ Tuân thủ chế độ ăn: Mỗi bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn một chế độ ăn phù hợp bao gồm về lựa chọn thực phẩm và khối lượng thực phẩm, cách chia các bữa ăn trong ngày. Nếu bệnh nhân thực hiện đúng theo hướng dẫn thường xuyên liên tục thì được gọi là tuân thủ chế độ ăn.
+ Tuân thủ chế độ luyện tập: được xác định bằng các hình thức như đi bộ nhanh, tập thể dục buổi sáng, tập dưỡng sinh và hình thức khác như làm vườn. Nếu bệnh nhân tập đều đặn mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 phút và thực hiện 5 ngày trong một tuần thì được gọi là tập đều.
+ Tuân thủ chế độ thuốc: được xác định bằng bệnh nhân sử dụng thuốc chống ĐTĐ theo đơn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ quy định không bỏ thuốc ngày nào.
3.3.7. Xử lý số liệu
- Số liệu định lượng: Các dữ liệu thu thập theo mẫu sẵn có và được phân tích thống kê theo phần mềm SPSS 25.0.
- Thống kê mô tả: số lượng, tỉ lệ % cho biến định tính; giá trị trung bình, độ lệch chuẩn cho biến định lượng;
- Thống kê phân tích: xác định mối liên quan bằng Chi-square test hoặc t-test. Nếu p < 0,05, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Số liệu định tính: gỡ băng, tổng hợp các ý kiến.
3.3.8. Đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu hoàn toàn không gây hại và ảnh hưởng tới bệnh nhân và tiến hành cùng lúc với đợt khám của bệnh nhân.
- Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được giải thích, tư vấn đầy đủ và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin thu thập trong nghiên cứu đều được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho nghiên cứu.
- Nghiên cứu được tiến hành sau khi được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang.