Kỹ sư Nguyễn Văn Thiện

01.Tên nhiệm vụ: 

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ươm và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài tại Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Quốc gia
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Doanh nghiệp tư nhân Quảng Hiếu
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
Kỹ sư Nguyễn Văn Thiện
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
1. Cử nhân. Phan Thị Yến 2. KS. Bùi Minh Tuấn 3. Ks. Nguyễn Tiến Nghị 4. Phan Xuân Hùng
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

I. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu chung
Ứng dụng thành công tiến bộ khoa học và công nghệ trong xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846) và cá Rô phi đơn tính đực được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài góp phần tăng năng suất ao nuôi, nâng cao hiệu quả nuôi cá, tăng thu nhập cho người dân nuôi cá.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận thành công các quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính phù hợp với nuôi trong ao đất trên địa bàn Bắc Giang.
- Xây dựng thành công mô hình ương giống cá Trắm đen với quy mô 7.000 cá hương, kích cỡ 2.000-3.000 cá thể/kg đưa vào ương nuôi, tỷ lệ sống đạt >70%, kích cỡ trung bình đạt 30-50 con/kg.
- Xây dựng thành công mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính với quy mô 280.000 cá hương (mỗi năm 140.000 cá hương), kích cỡ 7.000-8.000 con/kg đưa vào ương nuôi, tỷ lệ sống đạt >70%, kích cỡ trung bình đạt 300-500 con/kg.
- Xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen với quy mô 2,3 ha, kích cỡ thả 30-50 con/kg, mật độ thả 0,25 con/m2. Tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >3kg/cá thể. Năng suất trung bình 07 tấn/ha nuôi trong thời gian 20 tháng.
- Xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính với quy mô 2,2 ha/năm, kích cỡ thả 300-500 con/kg, mật độ thả 5 con/m2. Tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >0,8kg/cá thể. Năng suất trung bình 30 tấn/ha nuôi trong thời gian 8-9 tháng.
- Đào tạo được 05 cán bộ kỹ thuật nắm vững kỹ thuật ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen, cá Rô phi đơn tính đực; tập huấn kỹ thuật cho 200 lượt người dân.
II. Nội dung của dự án
1. Nội dung 1: Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính
- Chuyển giao và tiếp nhận 02 quy trình kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính: Kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen; Kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính (được tạo ra bằng phương pháp lai khác loài).
2. Nội dung 2: Xây dựng mô hình ương giống cá Trắm đen
- Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình ương giống cá Trắm đen với quy mô 7.000 cá hương, kích cỡ 2.000-3.000 cá thể/kg đưa vào ương nuôi tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
- Diện tích ao ương nuôi: 300-500 m2. Thời gian ương nuôi: 100-105 ngày. Mật độ nuôi 20-30 con/m2.
- Nguồn gốc giống và chất lượng giống: Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện. Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành.
- Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1.
- Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. - Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống. 3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính - Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính với quy mô 280.000 cá hương, kích cỡ 7.000-8.000 con đưa vào ương nuôi tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang - Diện tích ao ương nuôi: 3.000-4.000 m2. Thời gian ương nuôi: 45-60 ngày. Mật độ thả 30-50con/m2. - Nguồn gốc giống và chất lượng giống: Giống có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất từ cơ sở sản xuất giống đủ điều kiện. Giống thủy sản thả nuôi phải đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành. - Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. - Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. - Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống. 4. Nội dung 4: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen - Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen với quy mô 2,3 ha tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang. - Kích cỡ thả 30-50 con/kg. Mật độ thả 0,25 con/m2. Thời gian nuôi 20 tháng. - Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. - Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. - Phân tích mẫu: kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng kháng sinh để đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống. 5. Nội dung 5: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính - Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính với quy mô 2,2 ha/năm tại xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang. - Kích cỡ thả 300 - 500 con/kg. Mật độ thả 5 con/m2. Thời gian nuôi 8-9 tháng. - Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng quy trình kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1. - Theo dõi một số chỉ tiêu tiêu môi trường ao nuôi: pH, DO, nhiệt độ. Môi trường nuôi phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 7,0 – 8,0; oxy hoà tan > 5 mg/lít; NH3 nhỏ hơn 0,01 mg/lít; H2S < 0,01 mg/lít. - Phân tích mẫu: kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng kháng sinh để đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cá giống. 6. Nội dung 6: Đào tạo kỹ thuật viên, tập huấn kỹ thuật - Đào tạo cho 05 kỹ thuật viên về kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính. - Tập huấn cho 200 lượt người dân về kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính.

12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội. Trong những năm qua, cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực và của cả nước, các ngành kinh tế của tỉnh cũng có những bước phát triển đáng kể ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiêp̣, lâm nghiêp̣, thủy sản đến công nghiêp̣ - xây dựng, và thương mại dich vu,̣ đặc biêṭ là các nhóm ngành công nghiệp. Đây sẽ là bước tạo đà cho quá trình phát triển CNH-HĐH của tỉnh trong giai đoaṇ tiếp theo. Tiềm năng về nguồn giống thủy sản: Trên các sông chính và hồ chứa lớn ở Bắc Giang từ lâu đã hình thành một số bãi đẻ tự nhiên của nhiều loài cá. Đây là nguồn cung cấp giống cá chủ yếu cho sông, hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh nguồn giống thủy sản từ tự nhiên, còn có nguồn giống sản xuất nhân tạo. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có Trung tâm giống Thủy sản cấp I và 12 cơ sở sản xuất giống thủy sản tư nhân. Hàng năm các cơ sở sản xuất trên 1,5 tỷ con cá bột các loài, .. là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển nuôi thủy sản trong giai đoạn tiếp theo. Đánh giá nguồn lợi mặt nước nuôi thủy sản của tỉnh theo tiêu chí phân loại diện tích có khả năng nuôi thủy sản ở nước ta do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đưa ra. Căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại hình mặt nước có khả năng nuôi thủy sản như trên và dựa vào số liệu kiểm kê đất đai của các địa phương,kết hợp với điều tra ở các huyện cho thấy diện tích mặt nước có khả năng nuôi thủy sản của Bắc Giang như sau: Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang khoảng 26.120ha,trong đó diện tích ao hồ nhỏ là 5.980ha, diện tích ruộng trũng là 4.410ha, diện tích mặt nước và sông ngòi 15.730ha. Tổng diện tích nuôi thủy sản đến năm 2020 đạt 12.500 ha, sản lượng đạt trên 41 nghìn tấn; định hướng đến năm 2030 diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.700 ha, sản lượng đạt 51 nghìn tấn. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung diện tích khoảng 2.100 ha, tại các huyện Lạng Giang, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng, Lục Nam và thành phố Bắc Giang. Với tiềm năng mặt nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn, Bắc Giang là một trong những tỉnh có thể phát triển tốt thủy sản. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn qua được các Bộ, Ngành và các cấp chính quyền địa phương quan tâm. Có sự kết hợp của địa phương với các Viện nghiên cứu NTTS I, và các Công ty thức ăn, thuốc và hoá chất. Khoa học và công nghệ lĩnh vực thủy sản đã hướng vào giải quyết yêu cầu đa dạng hoá giống loài nuôi, hình thức nuôi; nâng cao chất lượng con giống, phòng trị bệnh và bảo vệ môi trường,..từ đó góp phần tích cực trong việc phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nhiều hộ nông dân. Hoạt động khoa học công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nuôi thủy sản, góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn vừa qua, cụ thể: - Trong sản xuất giống đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho sinh sản thành công nhiều đối tượng có giá trị kinh tế như: cá rô phi đơn tính, cá chép lai V1, cá chim trắng, cá rô đầu vuông, cá Lăng, cá Anh Vũ,.... - Trong nuôi thương phẩm: Các công nghệ nuôi tiên tiến ở nhiều hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi cá-lúa và công nghệ nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế được nghiên cứu và áp dụng tại nhiều địa phương trong tỉnh đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong những năm qua, phong trào nuôi cá rô phi đơn tính phát triển rất mạnh mẽ tại các tỉnh Bắc Bộ. Việc ứng dụng nuôi thử nghiệm cá rô phi đơn tính được sản xuất bằng công nghệ lai khác loài sẽ giúp người dân có thêm lựa chọn đối tượng trong chăn nuôi thủy sản. Ưu điểm của đối tượng rô phi đơn tính đơn tính được tạo ra bằng phương pháp lai khác loài là tận dụng được ưu thế lai: khả năng chống chịu lạnh của cá rô phi xanh, tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn. Không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (do cá đơn tính được tạo ra không sử dụng hormone) cho người tiêu dùng. Tính kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao sẽ góp phần nâng cao năng suất cho người nuôi. Đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nuôi trồng thủy sản là việc cần thiết. Việc nuôi thâm canh cá trắm đen sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập hơn so với các loài cá nuôi truyền thống hiện nay.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
1 Tiếp nhận và làm chủ 02 quy trình kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính. - Quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen phù hợp với địa bàn Bắc Giang - Quy trình ương giống và nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính (được tạo ra bằng lai khác loài) phù hợp với địa bàn Bắc Giang. 2 Mô hình ương giống cá Trắm đen Quy mô: 7.000 cá hương, kích cỡ 2.000-3.000con/kg, thời gian nuôi 100-105 ngày, tỷ lệ sống đạt >70%, cỡ trung bình đạt 30-50 con/kg. 3 Mô hình ương giống cá Rô phi đơn tính Quy mô: 280.000 cá hương, kích cỡ 7.000-8.000 con/kg, thời gian nuôi 45-60 ngày, tỷ lệ sống đạt >70%, kích cỡ trung bình đạt 300-500 con/kg. 4 Mô hình nuôi thương phẩm cá Ttrắm đen Quy mô 2,3 ha. Tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >3kg/cá thể. Năng suất trung bình 07 tấn/ha nuôi trong thời gian 20 tháng. 5 Mô hình nuôi thương phẩm cá Rô phi đơn tính Quy mô 2,2 ha/năm. Tỷ lệ sống đạt >80%, kích cỡ trung bình >0,8kg/cá thể. Năng suất trung bình 30 tấn/ha nuôi trong thời gian 8-9 tháng. 6 Đào tạo, tập huấn kỹ thuật và hội nghị đầu bờ 6.1 Đào tạo kỹ thuật viên 05 kỹ thuật viên cơ sở: nắm vững và làm chủ công nghệ. 6.2 Tập huấn kỹ thuật Tổ chức tập huấn kỹ thuật và ương giống, nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Rô phi đơn tính cho 200 lượt người dân. 6.3 Hội nghị đầu bờ Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ, thăm quan mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm và mô hình nuôi cá Rô phi đơn tính thương phẩm.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí thực hiện: 4.200 triệu đồng, trong đó: - Ngân sách Trung ương: 1.130 triệu đồng; - Ngân sách địa phương: 1.130 triệu đồng; - Nguồn khác ( đối ứng của đơn vị và nhân dân): 1.940 triệu đồng.
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Năm thực hiện: 
2020
1752
Tổ chức phối hợp: 
Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ: Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.