Đặng Ngọc Long

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Cơ quan Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<p>Chủ nhiệm đề tài: Đặng Ngọc Long<br /> Tên các cộng tác viên:<br /> 1. Bà Diêm Thị Hoa, Ủy viên BTT, Trưởng ban Tuyên giáo - Dân tộc, Ủy ban MTTQ tỉnh;<br /> 2. Ông Trần Quang Đạo, Ủy viên BTT, Trưởng ban Tổ chức - Hành Chính, Ủy ban MTTQ tỉnh;<br /> 3. Bà Nguyễn Thị Phương, Phó trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh;<br /> 4. Bà Nguyễn Thị Vân Hà, Chuyên viên Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh;<br /> 5. Bà Hoàng Thị Phương, Chuyên viên Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh;<br /> 6. Ông Đỗ Hồng Sơn, Chuyên viên Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ tỉnh.</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

1. Mục tiêu của đề tài
1.1. Mục tiêu chung: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Về tổ chức của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2015-2020: Số lượng thành viên Ban TTND, bầu thành viên, công nhân, bãi nhiệm, miễn nhiệm...
- Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban TTND và Trưởng Ban TTND.
- Về xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động; phạm vi giám sát; phương thức thực hiện quyền giám sát; hoạt động giám sát; hoạt động xác minh.
- Đánh giá chung những tồn tại, hạn chế nguyên nhân trong tổ chức và hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn.
- Những kinh nghiệm và bài học được rút ra từ thực tiễn hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn.
- Đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
2. Nội dung nghiên cứu của Đề tài
2.1. Nội dung 1: Tổ chức điều tra về hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn và xây dựng báo cáo tổng hợp số liệu điều tra khảo sát
- Xây dựng 01 mẫu phiếu điều tra.
- Đối tượng điều tra, khảo sát: Thành viên Ban TTND ở xã, phường, thị trấn và nhân dân.
- Nội dung: Việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng; việc phối hợp của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; việc quán triệt, triển khai, hướng dẫn của MTTQ các cấp đối với hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn (đánh giá ưu điểm, hạn chế, tồn tại trong giai đoạn 2015-2020).
- Tổng số phiếu: 500 phiếu; 50 phiếu/huyện, thành phố.
- Xử lý số liệu và viết báo cáo kết quả điều tra.
Sản phẩm: 01 mẫu phiếu điều tra; 500 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát.
2.2. Nội dung 2: Xây dựng 3 chuyên đề nghiên cứu khoa học
Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của Ban TTND trong giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Chuyên đề 2: Thực trạng hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020.
Chuyên đề 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới
Sản phẩm: 03 chuyên đề nghiên cứu khoa học
2.3. Nội dung 3: Tổ chức 01 hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động giám sát của Ban TTND
- Thời gian: Tháng 8/2021.
- Số lượng: 170 người.
- Địa điểm: Hội trường UBND huyện Lạng Giang
2.4. Nội dung 4: Tham mưu Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
Sản phẩm: 01 văn bản chỉ đạo
2.5. Nội dung 5: Xây dựng báo cáo kết quả đề tài

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<p> Phương pháp nghiên cứu<br /> 1. Phương pháp thu thập thông tin<br /> - Từ tài liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn khác nhau như trên sách, báo, tạp chí, truyền hình, qua internet... Thông tin thứ cấp chủ yếu là các văn bản pháp luật, các báo cáo, bài báo, bài viết nghiên cứu, luận án, luận văn về các tài liệu khác liên quan đến hoạt động của Ban TTND.<br /> - Từ tài liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp trong đề tài được thực hiện bằng phương pháp điều tra 500 phiếu là thành viên Ban TTND.<br /> 2. Phương pháp phân tích<br /> Từ những thông tin đã thu thập được nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá các thông tin, sử dụng những thông tin phù hợp để đưa vào các nội dung của báo cáo đề tài. Ví dụ phương pháp phân tích được nhóm nghiên cứu sử dụng để phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về cơ cấu, tổ chức; phân tích về các nội dung giám sát chính của Ban TTND ở xã, phường, thị trấn.<br /> 3. Phương pháp tổng hợp<br /> Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong đề tài nhằm tập hợp, chọn lọc những thông tin trên cơ sở các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê, số liệu điều tra… có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu, từ đó sắp xếp, khái quát hóa thông tin theo từng nội dung cần luận giải trong mỗi phần của đề tài nghiên cứu.<br /> 4. Phương pháp hệ thống hóa<br /> Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong các chương của báo cáo đề tài nhằm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo một trình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu.</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
<p>Tỉnh Bắc Giang</p>
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<p>65.000.000 đ</p>
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Năm thực hiện: 
2020
1741