Nguyễn Thị Phương Linh

01.Tên nhiệm vụ: 

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lý lịch tư pháp đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Khác
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
Cử nhân Nguyễn Thị Phương Linh
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
- Ths. Đỗ Thị Loan - Ths. Nguyễn Thị Như - Ths. Hoàng Hà Đông - CN. Nguyễn Thị Thanh Huyền - CN. Chu Thị Thảo - CN. Hoàng Minh Hiếu - CN. Nguyễn Thị Thanh Huyền.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Nghiên cứu xây dựng giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong lĩnh vực LLTP đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Nêu và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận, hình thức, phương pháp và tầm quan trọng của QLNN về LLTP, cải cách hành chính trong lĩnh vực LLTP.
- Nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế trong QLNN về LLTP nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng, để từ đó tìm ra những tồn tại, bất cập của công tác QLNN về LLTP hiện nay.
- Trên có sở nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác, khách quan và toàn diện về thực trạng công tác QLLL về LLTP hiện nay, đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần tăng cường hiệu quả QLNN về LLTP nói chung và QLNN về LLTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của QLNN về LLTP từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến 2020: nghiên cứu những vấn đề lý luận về LLTP; nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân của thực trạng hoạt động QLNN về LLTP trên địa bàn tỉnh hiện nay; các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu QLNN về LLTP. Đối với Đề tài, chúng tôi thực hiện trên 06 nội dung - Nội dung 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra, khảo sát Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra khảo sát để khảo sát được thực trạng công tác quản lý, công tác phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp phiếu LLTP; nhu cầu, yêu cầu, đánh giá trong công tác cấp phiếu của người dân… - Nội dung 2: Tổ chức khảo sát + 220 Phiếu khảo sát tại các cơ quan phối hơp. + 780 Phiếu khảo sát người dân tại Trung tâm phục vụ hành chính công. • Nội dung 3: Xây dựng báo cáo tổng hợp số liệu điều tra khảo sát • Nội dung 4: Xây dựng 05 báo cáo chuyên đề - Chuyên đề 1: Quy định chung quản lý nhà nước về LLTP - Chuyên đề 2: Công tác phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Chuyên đề 3: Thực trạng công tác cấp phiếu LLTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Chuyên đề 4: Cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp - Chuyên đề 5: Giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về LLTP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. • Nội dung 5: Tổ chức 01 Hội thảo khoa học Trên cơ sở thực hiện 05 Chuyên đề ở nội dung 4 chúng tôi tiến hành tổ chức 01 Hội thảo Khoa học nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia. Nội dung 6: Xây dựng báo cáo kết quả đề tài Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
LLTP (LLTP) có thể được coi là một công cụ giúp Nhà nước quản lý trật tự xã hội, quản lý con người, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây thiệt hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bởi những người đã từng có những hành vi tiêu cực đối với xã hội ở mức độ nghiêm trọng. Quản lý con người qua LLTP giúp cho các quan hệ xã hội được phát triển lành mạnh, bền vững, theo khuôn khổ của pháp luật, qua đó góp phần phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật. Ở góc độ cá nhân, LLTP cũng là cách để công dân đòi hỏi sự đối xử công bằng, minh bạch từ phía các cơ quan Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền dân sự - chính trị, yêu cầu Nhà nước phải đảm bảo cho họ được làm các công việc mà pháp luật không cấm nếu họ xuất trình được LLTP chứng minh họ không có án tích. LLTP là một hình thức quản lý con người hiện đại trong một xã hội dân sự khi mà quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. Trước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền công dân, góp phần vào công cuộc hội nhập quốc tế, ngày 17/6/2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật LLTP, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế về LLTP tại Việt Nam. Luật LLTP và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để xây dựng chế định LLTP riêng, nhưng vẫn có sự quan hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau với chế định căn cước can phạm; tạo cơ sở xây dựng hệ thống dữ liệu LLTP từng bước vững chắc đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời gắn việc quản lý dữ liệu LLTP với cấp Phiếu LLTP phục vụ nhu cầu của người dân. Phiếu LLTP được coi là giấy tờ pháp lý quan trọng để chứng minh cá nhân có hay không có án tích khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân chứng minh người đó có hay không có án tích, tạo điều kiện cho người bị kết án trong việc xoá án tích, tái hoà nhập cộng đồng, đồng thời góp phần phục vụ công tác quản lý nhân sự của các cơ quan, tổ chức; phục vụ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, thống kê tư pháp … Đến nay có hơn 60 thủ tục hành chính có yêu cầu cấp Phiếu LLTP như thủ tục về nuôi con nuôi, quốc tịch, luật sư, quản lý cư trú, khám chữa bệnh, hàng không, chứng khoán, bảo hiểm... Luật LLTP 2009 đã đạt được kết quả trên nhiều mặt, thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong việc tiếp cận thông tin, được chứng minh nhân thân tư pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp lý, dân sự, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ; là công cụ quan trọng hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước trong quản lý dân cư, quản lý xã hội; Luật LLTP cũng cụ thể hóa quy định của Bộ luật Hình sự về chế định đương nhiên được xóa án tích, bảo vệ quyền con người, giúp người từng bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu: Nhóm nghiên cứu thiết kế mẫu phiếu điều tra, khảo sát để thu thập thông tin. Tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát người dân tại Trung tâm hành chính công của tỉnh và một số xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan để thu thập, phân tích, xử lý số liệu điều tra khảo sát nhằm thu thập thông tin phục vụ đề tài bằng cách phỏng vấn trực tiếp người được điều tra, khảo sát để trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thu thập phiếu điều tra, tiến hành đánh giá các phiếu để phân tích, xử lý thông tin thu thập được. Trên cơ sở đó, xác định những tồn tại, hạn chế về hoạt động LLTP để xác định rõ vấn đề đặt ra cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp để giải quyết. - Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các bảng tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra, các báo cáo chuyên đề được xây dựng, chủ nhiệm đề tài sẽ tổ chức hội thảo khoa học để xin ý kiến đóng góp của các phòng, đơn vị thuộc Sở Tư pháp, đại diện Công an cấp tỉnh, huyện; Viện KSND cấp tỉnh, huyện; Tòa án nhân dân cấp tỉnh, huyện; Cục THADS cấp tỉnh, huyện; Phòng Tư pháp, đại diện công chức Tư pháp - Hộ tịch một số xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị tư vấn cho đề tài.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
65.000.000 đồng
Lĩnh vực: 
khác
Tình trạng thực hiện: 
KHác
Kết quả thực hiện: 
Tổng số 220 phiếu khảo sát
Năm thực hiện: 
2020
1737