01.Tên nhiệm vụ:
Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
06.Cơ quan chủ quản:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
05.Tên tổ chức chủ trì:
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Th.S Lê Văn Quang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
TS. Hoàng Văn Thắng, Th.S Cao Văn Lạng, Th.S. Bùi Kiều Hưng, Th.S Vũ Văn Thuận, Th.S Phạm Đôn, Th.S Phan Thị Luyến, KS. Phan Thị Mùi, Th.S Nguyễn Viễn, Th.S Phạm Văn Cường.
09.Mục tiêu nghiên cứu:
* Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được vườn sưu tập giống Vù hương (từ cây giống đã được chọn lọc) với quy mô 0,5 ha để cung cấp vật liệu nhân giống cho địa phương với năng suất hom giống đạt 2.000 hom/năm.
- Xây dựng được mô hình trồng thâm canh Vù hương với quy mô 5,0 ha, tỷ lệ sống của rừng trồng đạt 85% trở lên.
- Đào tạo, tập huấn về nhân giống; trồng rừng thâm canh Vù hương cho người dân và cán bộ địa phương.
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Đánh giá thực trạng phân bố, sinh thái và gây trồng Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.1. Điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái, lâm học và chất lượng tinh dầu của Vù hương tại tỉnh Bắc Giang.
1.2 Điều tra tình hình gây trồng Vù hương tại tỉnh Bắc Giang.
1.3. Xây dựng báo cáo phân tích đánh giá kết quả điều tra thực trạng phân bố, sinh thái và gây trồng Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
2. Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương.
Bố trí các thí nghiệm về kỹ thuật nhân giống Vù hương tại xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
2.1. Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương bằng hạt.
2.2. Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương bằng hom.
2.3. Xây dựng chuyên đề 1: Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
3. Xây dựng vườn sưu tập giống Vù hương từ nguồn giống đã được chọn lọc.
4. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương.
4.1. Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Vù hương
4.1.1. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón thúc đến sinh trưởng rừng trồng thâm Vù hương.
4.1.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng tuổi cây con đem trồng tới sinh trưởng rừng trồng thâm canh Vù hương.
4.1.3. Xây dựng chuyên đề 2: Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
4.2. Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương.
5. Hội thảo, hội nghị đầu bờ và tập huấn kỹ thuật.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:
- Về kinh tế: Phát triển rừng trồng Vù hương mang lại hiệu quả kinh tế rất cao do gỗ quý có giá thành cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng phổ biến hiện nay như Keo, Bạch đàn. Mặt khác, trong quá trình kinh doanh rừng có thể tận dụng các cành nhánh, lá, gốc rễ để khai thác tinh dầu cũng mang lại một khoản thu không nhỏ cho chủ rừng. Nguồn thu từ tinh dầu cũng là yếu tố thu nhập quan trọng giúp chủ rừng yên tâm kinh doanh rừng trồng Vù hương, giảm áp lực về thu nhập khi kinh doanh rừng trồng cây bản địa có chu kỳ kinh doanh dài hơn so cây mọc nhanh.
- Về xã hội: Phát triển rừng trồng Vù hương tạo ra một lượng lớn việc làm không chỉ cho người trồng và chăm sóc rừng mà còn có các lao động sản xuất và kinh doanh tinh dầu Vù hương.
- Về môi trường: Hiện nay rừng trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là Keo, Bạch đàn với chu kỳ kinh doanh ngắn 5-7 năm. Các chủ rừng chủ yếu áp dụng kỹ thuật đốt thực bì trước khi trồng rừng. Chu kỳ kinh doanh ngắn và các kỹ thuật canh tác chưa hợp lý ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái, đặc biệt là sức sản xuất của đất. Do đó, phát triển loài cây bản địa đa mục đích, có giá trị kinh tế cao như Vù hương với kỹ thuật quản lý vật liệu hữu cơ không đốt, bón phân hợp lý sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức sản xuất của đất nhờ kéo dài chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo về thu nhập cho chủ rừng.
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bộ câu hỏi bán định hướng trong mẫu phiếu đã được thiết kế để thu thập các thông tin có liên quan
- Phương pháp điều tra theo tuyến:
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
- Mô hình vườn sưu tập giống Vù hương với quy mô 0,5ha từ nguồn giống đã được chọn lọc, tỷ lệ sống đạt 85% trở lên, năng suất hom giống đạt 2.000 hom/năm.
- Mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương với quy mô 05 ha, tỷ lệ sống đạt 85% trở lên.
- 03 Quy trình kỹ thuật: Quy trình nhân giống Vù hương bằng hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quy trình nhân giống Vù hương bằng hom trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang; Quy trình trồng rừng thâm canh Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Báo cáo phân tích đánh giá kết quả điều tra thực trạng phân bố, sinh thái và gây trồng Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- 02 chuyên đề: Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Kỷ yếu 01 hội thảo.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
các huyện có diện tích lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
16.Thời gian thực hiện:
36 tháng (từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2024)
17.Kinh phí được phê duyệt:
- Tông kinh phí được 1.522.810.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ năm trăm hai mươi hai triệu tám trăm mười nghìn đồng chẵn. Trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 1.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ năm trăm triệu đồng chẵn).
- Kinh phí từ nguồn khác: 22.810.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi hai triệu tám trăm mười nghìn đồng chẵn).
Tổng kinh phí:
2.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước:
2.00
Từ nguồn khác:
23.00
18.Quyết định phê duyệt:
456/QĐ-UBND
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
- Mô hình vườn sưu tập giống Vù hương với quy mô 0,5 ha từ nguồn giống đã được chọn lọc, tỷ lệ sống đạt 85% trở lên, năng suất hom giống đạt 2.000 hom/năm.
- Mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương với quy mô 05 ha, tỷ lệ sống đạt 85% trở lên.
- 03 Quy trình kỹ thuật: Quy trình nhân giống Vù hương bằng hạt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quy trình nhân giống Vù hương bằng hom trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quy trình trồng rừng thâm canh Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Báo cáo phân tích đánh giá kết quả điều tra thực trạng phân bố, sinh thái và gây trồng Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- 02 chuyên đề: Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật nhân giống Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Vù hương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Kỷ yếu 01 hội thảo;
- Hồ sơ và báo cáo kết quả thực hiện: 01 hội nghị đầu bờ; 02 hội nghị tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người tham dự.
- Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu điều tra và 65 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Phiếu kết quả phân tích 16 mẫu tinh dầu Vù hương và 24 mẫu đất.
Thời gian thực hiện (tháng):
36
Thời gian bắt đầu:
05/2021
Thời gian kết thúc:
05/2024
Năm thực hiện:
2021
1719
Tài liệu kèm theo: