05.Tên tổ chức chủ trì:
Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng và Quản lý KHCN Trí tuệ Việt Nam
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
T.S Vương Thị Thanh, T.S Ngô Hùng Mạnh, CN. Trần Thị Mai Anh, ThS. Lê Thị Hạnh, CN. Vũ Tiến Sửu, CN. Phạm Hương Khê, K.S Phạm Vũ Tuấn, Th.S Hoàng Tiến Hùng, Th.S La Văn Tuấn.
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Đăng ký xác lập quyền cho sản phẩm lạc nhân và lạc giống mang nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”
1.1. Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nhằm xác định căn cứ thực tiễn và khoa học cho việc xác lập quyền cho nhãn hiệu chứng nhận "Lạc Hiệp Hòa".
1.2. Xác định các tiêu chí để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận của “Lạc Hiệp Hòa”.
1.3. Xác định tổ chức sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đồng thời là tổ chức chứng nhận nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
1.4. Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”
2. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
3. Xây dựng phương tiện, phương án khai thác thương mại và phát triển giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
4. Xây dựng mô hình thí điểm quản lý, sử dụng khai thác sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ:
- Việc xây dựng quản lý hiệu quả Nhãn hiệu chứng nhận sẽ nâng cao danh tiếng và uy tín của sản phẩm “Lạc Hiệp Hòa”, sản phẩm đưa ra thị trường được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ.
- Tăng khả năng cạnh tranh và giá bán của sản phẩm trên thị trường sau khi được bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận.
- Giúp cải thiện thu nhập của sản xuất và kinh doanh lạc giống và lạc nhân, góp phần phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo tại vùng sản xuất.
- Sau khi dự án hoàn thành, các kết quả nghiên cứu về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức, thương mại và quản lý chất lượng có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng và triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm tương tự.
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và thông qua các phiếu điều tra.
- Thu thập mẫu nhãn: áp dụng Phương pháp lấy mẫu quả tươi trên vườn sản xuất theo TCVN 9017:2011.
- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nhãn chín muộn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 43 - 26: 2001.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt:
- Tông kinh phí được 750.000.000 đồng (Bằng chữ: Bẩy trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 750.000.000 đồng (Bằng chữ: Bẩy trăm năm mươi triệu đồng chẵn).
Kết quả thực hiện:
Các sản phẩm gồm:
- Báo cáo phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm lạc nhân và lạc giống của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
- 02 bản đồ: Bản đồ hiện trạng và bản đồ vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa” tỷ lệ 1/25.000.
- Bộ hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa” cho 02 nhóm sản phẩm: lạc nhân và lạc giống.
- Văn bằng chứng nhận nhãn hiệu “Lạc Hiệp Hòa” được cấp.
- Hoàn thiện 02 quy trình kỹ thuật: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm lạc nhân Hiệp Hòa; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm lạc giống Hiệp Hòa.
- Hệ thống các văn bản quản lý về việc sử dụng; phương tiện nhận diện khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
- Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm lạc nhân và lạc giống mang nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
- Mô hình thí điểm quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
- Báo cáo khảo sát và xây dựng hồ sơ cho tổ chức cá nhân đủ điều kiện cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Lạc Hiệp Hòa”.
- 03 chuyên đề nghiên cứu.
- Kỷ yếu 02 hội thảo khoa học.
- Hồ sơ 01 hội nghị công bố và 03 hội nghị tập huấn cho 180 lượt người.
- Báo cáo kết quả dự án (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
- Các sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu điều tra và 200 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Phiếu kết quả phân tích 30 mẫu lạc nhân và lạc giống; 01 biển quảng cáo (khổ 3x6m); 01 video phóng sự với thời lượng 5-8 phút.