T.S Trịnh Văn Tuấn

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng, phát triển chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
T.S Trịnh Văn Tuấn
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Th.S Bùi Kim Đồng, ThS. Hoàng Hữu Nội, KS. Nguyễn Thị Hiền, KS. Hoàng Thị Thu Huyền, ThS. Hà Trần Mạnh Hùng, KS. Nguyễn Thu Hương, KS. Trịnh Thị Quyên, KS. Phạm Ngọc Sang.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cam của huyện Lục Ngạn.
- Xây dựng cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn cho việc đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Lập hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Phát triển chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
1. Điều tra khảo sát, đánh giá vùng xây dựng chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 1.1. Thu thập tài liệu về địa danh, lịch sử danh tiếng sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn 1.2. Điều tra, khảo sát thực trạng sản xuất, tiêu thụ cam của huyện Lục Ngạn 1.3. Đánh giá tình trạng pháp lý bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2. Xác định tính chất đặc thù của sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý 2.1 Xác định đặc tính chất lượng của các sản phẩm đăng ký chỉ dẫn địa lý 2.2. Xác định các điều kiện tự nhiên tác động đến tính đặc thù của sản phẩm cam huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 2.3. Xác định các yếu tố văn hóa, con người ảnh hưởng đến đặc thù sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn. 2.4. Xác định vùng chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn. 2.5. Xây dựng chuyên đề nghiên cứu 3. Xây dựng hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn. 4. Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn 5. Mô hình liên kết sản xuất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn mang chỉ dẫn địa lý.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
- Tạo dựng công cụ makerting cho các sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng nâng cao giá trị và hiệu quả bền vững bằng việc xây dựng và phát triển CDĐL “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Các sản phẩm cam mang CDĐL “Lục Ngạn” được kiểm soát chất lượng, giới thiệu quảng bá tới các thị trường tiềm năng để người tiêu dùng nhận biết, cảm nhận, tiêu dùng và tin dùng. Từ đó, tăng sản lượng và giá bán, góp phần thu hút lao động và tạo việc làm cho người dân địa phương, hỗ trợ phát triển du lịch, tạo sự ổn định thị trường tiêu thụ. - Góp phần tái cơ cấu cây ăn quả của huyện Lục Ngạn bền vững dựa trên các sản phẩm đặc sản địa phương gắn với quản lý chất lượng theo liên kết chuỗi để tăng giá trị sản xuất và giảm thiểu các rủi ro thị trường trong bối cảnh ngành hàng cam đang khủng hoảng.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và thông qua các phiếu điều tra. - Thu thập mẫu nhãn: áp dụng Phương pháp lấy mẫu quả tươi trên vườn sản xuất theo TCVN 9017:2011. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nhãn chín muộn: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 43 - 26: 2001.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
- Tông kinh phí được 2.600.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ sáu trăm triệu đồng chẵn). trong đó: - Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 2.600.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ sáu trăm triệu đồng chẵn).
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
Các sản phẩm gồm: - Bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ; - Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn; - Hệ thống các công cụ, phương tiện phục vụ công tác quản lý, sử dụng, khai thác và phát triển giá trị chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn: Các quy chế, quy trình, phần mền quản lý chỉ dẫn địa lý và cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn mang chỉ dẫn địa lý; - Mẫu nhãn hiệu (logo) chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn đã được đăng ký bảo hộ; - Mô hình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý "Lục Ngạn" dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn; - Hệ thống các công cụ quảng bá sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn” dùng cho sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn: Hệ thống tem nhãn, bao bì sản phẩm; hệ thống giới thiệu và quảng bá sản phẩm như: poster, tờ rơi, sổ tay quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý; biển hiệu cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm; 01 phóng sự truyền hình; 01 video quảng cáo và 03 bài báo quảng cáo giới thiệu sản phẩm cam mang chỉ dẫn địa lý; - Mô hình liên kết sản xuất, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm cam của huyện Lục Ngạn mang chỉ dẫn địa lý; - Hoàn thiện 03 quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế, bảo quản 03 giống cam (cam ngọt, cam V2 và cam CS1 mang chỉ dẫn địa lý “Lục Ngạn”; - 06 chuyên đề nghiên cứu; - 06 báo cáo; - Kỷ yếu 05 hội thảo khoa học; - 28 hội nghị: 01 hội nghị công bố lễ đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý; 01 hội nghị tổng kết, nhân rộng sử dụng chỉ dẫn địa lý; 01 hội nghị khách hàng giới thiệu sản phẩm và 25 hội nghị tập huấn cho 1.270 lượt người; - Báo cáo kết quả dự án (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt); - Các sản phẩm khác: 03 mẫu phiếu điều tra và 570 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; 02 báo cáo tổng hợp phân tích kết quả điều tra. Phiếu kết quả phân tích 54 mẫu quả cam và 45 mẫu đất.
Năm thực hiện: 
2011
1708