01.Tên nhiệm vụ:
Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý hiện tượng vàng lá cây cam tại tỉnh Bắc Giang
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Viện Bảo vệ thực vật
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
TS. Hà Minh Thanh
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, TS. Lê Xuân Vị, ThS. Phạm Thị Dung, ThS. Nguyễn Nam Dương , ThS. Ngô Thị Thanh Hường, ThS. Hoàng Thị Ngọc Hoa, ThS. Kim Thị Hiền, ThS. Nguyễn Chi Mai, ThS. Đặng Văn Tặng.
09.Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá cây cam tại tỉnh Bắc Giang.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật quản lý hiện tượng vàng lá cây cam phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Xây dựng mô hình quản lý hiện tượng vàng lá cây cam, giảm tỷ lệ bệnh dưới 10%, năng suất tăng ≥ 15%.
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
1. Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá cây cam tại tỉnh Bắc Giang
2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật quản lý hiện tượng vàng lá cây cam
3. Xây dựng Mô hình áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý hiện tượng vàng lá trên cây cam tại tỉnh Bắc Giang
4. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu mẫu:
- Phương pháp phân lập nấm gây hại từ đất và rễ theo phương pháp của Burgess (2008).
- Phương pháp phân lập nấm Phytophthorasp., Pythium sp…bằng sử dụng mồi bẫy cánh hoa, phương pháp của Erwin, D.C. and Riberrio O.K (1996), Andre Drenth and David I. Guest (2004).
- Xác định tác nhân theo quy tắc Koch gồm 4 bước: mô tả triệu chứng, phân lập tác nhân gây bệnh, lây bệnh nhân tạo tác nhân lên cây khỏe và phân lập lại tác nhân gây bệnh.
- Định danh nấm bằng kỹ thuật PCR:
- Xác định tác nhân gây bệnh vàng lá do tuyến trùng
- Phương pháp chẩn đoán bệnh greening bằng kỹ thuật PCR theo phương pháp H.J.Su (2008)
- Phương pháp chẩn đoán bệnh greening theo phương pháp Iodine và DTBIA (direct tissue blot immunoassay): chẩn đoán với lượng mẫu lớn theo quy trình của Viện Bảo vệ thực vật (sản phẩm của đề tài nghiên cứu KHCN cấp nhà nước).
- Phương pháp chẩn đoán bệnh Tristeza:
- Phương pháp điều tra, thu thập. Điều tra, đánh giá cấp bệnh ở các thời diểm trước xử lý (TXL) và 3, 6 và 9 tháng sau xử lý (SXL).
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt:
Kinh phí được phê duyệt: 1.696.794.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ sáu trăm chín mươi sáu triệu bảy trăm chín mươi tư nghìn đồng). Trong đó:
- Từ ngân sách nhà nước: 1.500.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ năm trăm triệu đồng).
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 196.794.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm chín mươi sáu triệu bảy trăm chín mươi tư nghìn đồng).
Tổng kinh phí:
1696794000.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước:
1500000000.00
Từ nguồn khác:
196794000.00
18.Quyết định phê duyệt:
407/QĐ-UBND
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện:
- Báo cáo phân tích xác định nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá cây cam.
- Mô hình quản lý hiện tượng vàng lá trên cây cam, với quy mô 05 ha, giảm tỷ lệ bệnh tối thiểu 10%, năng suất tăng ≥ 15%.
- Hoàn thiện Quy trình kỹ thuật quản lý hiện tượng vàng lá cây cam phù hợp với điều kiện tại Bắc Giang, Quy trình được công nhận cấp cơ sở.
- 01 mẫu phiếu điều tra dưới 30 chỉ tiêu.
- 60 phiếu điều tra đầy đủ thông tin
- 75 mẫu kết quả phân tích nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá do bệnh hại vùng rễ
- 75 mẫu kết quả phân tích nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá do bệnh greening và tristeza.
- 36 mẫu kết quả phân tích nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá do các yếu tố khác (canh tác, dinh dưỡng,..)
- Hồ sơ 10 kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo; 200 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật.
- 01 hội nghị đầu bờ.
- Báo cáo kết quả dự án (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
Thời gian thực hiện (tháng):
30
Thời gian bắt đầu:
06/2021
Thời gian kết thúc:
12/2023
Năm thực hiện:
2021
1706
Tài liệu kèm theo: