Th.S Trần Văn Đông

01.Tên nhiệm vụ: 

Thực trạng hoạt động tín ngưỡng và giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Th.S Đặng Thiên Hùng, Th.S Vũ Đình Đức, CN Hoàng Thanh Huyền, CN Phạm Thị Huệ, CN Nguyễn Công Thành, ThS Đỗ Duy Hưng, ThS Vũ Thanh Bằng, ThS Nguyễn Hữu Phương, ThS Nguyễn Trọng Sử.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

I. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2021. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2021. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong tình hình hiện nay II. Nội dung nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng và quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng Mục tiêu của phần này nhằm: khái quát lý luận về tín ngưỡng (nhận thức, khái niệm, mối liên hệ giữa pháp luật và quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng từ góc độ khoa học); nêu lên thực trạng quan điểm của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng (nhận thức, quan điểm chỉ đạo); chỉ ra thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. - Tổng hợp tư liệu, xây dựng báo cáo: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng. - Nghiên cứu chuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tín ngưỡng. - Nghiên cứu chuyên đề 2: Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021. 2. Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2021 Nghiên cứu khái quát các loại hình tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, sau đó đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động của từng loại hình tín ngưỡng: thờ Mẫu, thờ các anh hùng dân tộc, thờ Thần, Thành hoàng làng. - Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra, xây dựng phương án và tổ chức điều tra về thực trạng hoạt động tín ngưỡng hiện nay và tình hình quản lý đối với hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng. Cụ thể như sau: + Mẫu số 1 (trên 30 chỉ tiêu): điều tra 300 phiếu đối với người hoạt động tín ngưỡng, người dân có niềm tin vào thực hành tín ngưỡng; + Mẫu số 2 (trên 40 chỉ tiêu): điều tra 200 phiếu đối với đại diện Ban quản lý, người đại diện cơ sở tín ngưỡng và công chức phụ trách Văn hóa xã, phường thị trấn - Tổng hợp, xử lý bằng phần mềm SPSS, phân tích thông tin, kết quả điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu chuyên đề 3: Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thần, thờ Thành Hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 4: Các loại hình tín ngưỡng của người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 5: Nghiên cứu hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 6: Nghiên cứu hoạt động tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc tại tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 7: Thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2021. - Tổ chức hội thảo chuyên đề: Hoạt động tín ngưỡng ở Bắc Giang, giai đoạn 2016 - 2021. Hội thảo tổ chức tại thành phố Bắc Giang, gồm 30 đại biểu. Thành phần, bao gồm: Viện nghiên cứu Tôn giáo; Ban Tôn giáo Chính phủ; Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; đại diện một số UBND các huyện, thành phố. 3. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2021 - Nghiên cứu chuyên đề 8: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng tư nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 9: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 10: Thực trạng công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Tổ chức Hội thảo khoa học: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2021. Hội thảo tổ chức tại thành phố Bắc Giang, gồm 60 đại biểu. Thành phần, bao gồm: Viện nghiên cứu Tôn giáo; Ban Tôn giáo Chính phủ;Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND các huyện, thành phố. 4. Nghiên cứu xây dựng mô hình áp dụng giải pháp quản hoạt động tín ngưỡng, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Tổ chức Đoàn học tập, nghiên cứu kinh nghiệm, trao đổi công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng tại tỉnh Hà Tĩnh trong 3 ngày 2 đêm. Thành phần, bao gồm: chủ nhiệm, các thành viên chính của đề tài và lãnh đạo Sở Nội vụ; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. - Xây dựng dự thảo phân cấp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021 -2025, tầm nhìn 2030. - Xây dựng dự thảo Qui chế phối hợp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, giữa Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và UBND các huyện, thành phố trong giai đoạn 2021-2025. - Tổ chức hội thảo chuyên đề: Phân cấp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hội thảo tổ chức tại thành phố Bắc Giang, gồm 20 đại biểu. Thành phần, bao gồm: Viện nghiên cứu Tôn giáo; Ban Tôn giáo Chính phủ; Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; đại diện một số UBND các huyện, thành phố. - Biên soạn Bộ tài liệu tuyên truyền công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng - Tổ chức 01 Hội nghị tuyên truyền cho các đối tượng, gồm: người chuyên hoạt động tín ngưỡng; đại diện Ban quản lý và người đại diện cơ sở tín ngưỡng; đại diện đoàn thể. Địa điểm tổ chức tại huyện Lục Nam. Mỗi hội nghị tập huấn tổ chức trong 01 ngày, gồm 190 đại biểu, trong đó có 150 đại biểu không hưởng lương. - Biên soạn, xuất bản tập sách: Sổ tay hỏi – đáp về pháp luật tín ngưỡng tại tỉnh Bắc Giang. Số lượng trang đen trắng khoảng 170-200 trang; in trên giấy Bãi Bằng 70m/m2; Bìa sách in 04 mầu trên giấy Cút sê 200g/m2; Sách dán vào bìa mềm keo gáy. - Thí điểm áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động tín ngưỡng tại một số cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng di tích lịch sử tại huyện Lục Nam. (Dự kiến thí điểm tại 03 loại hình, gồm: 01 cơ sở có Ban quản lý; 01cơ sở do Người đại diện quản lý; 01 cơ sở do tư nhân quản lý). 5. Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - Nghiên cứu chuyên đề 11: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Tổ chức Hội thảo khoa học: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Hội thảo tổ chức tại thành phố Bắc Giang, gồm 50 đại biểu. Thành phần, bao gồm: Viện nghiên cứu Tôn giáo; Ban Tôn giáo Chính phủ;Văn phòng UBND tỉnh; các sở: Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp thu thập thông tin: Thông qua phiếu điều tra, khảo sát thu thập thông tin về hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh. + Từ tài liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các nguồn khác nhau, gồm: Vụ Tín ngưỡng, Ban Tôn giáo Chính phủ; Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Nghiên cứu Tôn giáo…; các Sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, gồm: Ủy ban MTTQ tỉnh; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Các sở: Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Tài Nguyên và Môi trường, Xây dựng; các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh, thành phố đến trao đổi, học tập kinh nghiệm. + Từ tài liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp trong đề tài được thực hiện bằng cách điều tra xã hội học ở 04 nhóm đối tượng, lấy ý kiến của Người chuyên hoạt động tín ngưỡng; Người đại diện cơ sở tín ngưỡng và đại diện thành viên Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; Công chức Văn hóa – Xã hội các xã, phường, thị trấn; Đại diện đoàn thể và người dân tại vùng nghiên cứu, thí điểm. - Phương pháp phân tích, tổng hợp Từ những thông tin đã thu thập được nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá các thông tin, sử dụng những thông tin phù hợp để đưa vào nội dung của các báo cáo chuyên đề của đề tài; Tổng hợp, chọn lọc các thông tin trong các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê, số liệu điều tra…để sắp xếp, khái quát thông tin theo từng nội dung cần luận giải trong mỗi chuyên đề của đề tài nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống hóa. Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong các chương của báo cáo đề tài để trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo một trình tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí được phê duyệt: 600.000.000 đồng (Sáu trăm triệu đồng) trong đó: - Từ Ngân sách nhà nước: 100/% - Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
- 11 chuyên đề nghiên cứu khoa học - 01 báo cáo: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng. - Kỷ yếu 02 hội thảo chuyên đề, 02 hội thảo khoa học. - Báo cáo kết quả học tập kinh nghiệm tại Hà Tĩnh. - 01 hồ sơ hội nghị tập huấn tại huyện Lục Nam - Bộ tài liệu tuyên truyền công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng - Dự thảo mô hình phân cấp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030. - Dự thảo Qui chế phối hợp quản lý hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, giữa Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố. - 500 cuốn Sổ tay hỏi đáp về pháp luật tín ngưỡng tại tỉnh Bắc Giang. - Báo cáo kết quả xây dựng thí điểm áp dụng các giải pháp quản lý hoạt động tín ngưỡng tại một số cơ sở tín ngưỡng chưa được xếp hạng di tích lịch sử tại huyện Lục Nam - Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt); - Các sản phẩm khác: 01 phương án điều tra, 02 mẫu phiếu điều tra, 500 phiếu điều tra đầy đủ thông tin, 01 báo cáo kết quả điều tra.
Năm thực hiện: 
2020
1704