TS Tạ Thị Tâm

01.Tên nhiệm vụ: 

Phát huy giá trị chùa Am Vãi trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
06.Cơ quan chủ quản: 
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Dân tộc học
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
TS Tạ Thị Tâm
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
ThS Sa Thị Thanh Nga, TS Lý Hành Sơn, ThS Nguyễn Thị Thanh Bình, PGS. TS Nguyễn Thị Minh Ngọc, ThS Tạ Thị Anh, ThS Nguyễn Đức Bình, PGS.TS Vương Thị Hường, ThS Đỗ Danh Tuấn, ThS Nguyễn Hữu Phương.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

I. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu làm rõ các giá trị của chùa Am Vãi (lịch sử, văn hóa, phật giáo). - Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch của chùa Am Vãi. - Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của chùa Am Vãi phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. II. Nội dung nghiên cứu: Nội dung 1: Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển chùa Am Vãi - Khảo sát tại khu vực chùa Am Vãi và quần thể tôn giáo tín ngưỡng tại tỉnh Bắc Giang và di tích thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nghiên cứu các nguồn thư tịch, tài liệu dân gian về lịch sử hình thành và phát triển chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 1: Khái lược lịch sử và di sản văn hóa huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 2: Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 3: Chùa Am Vãi trong đời sống tín ngưỡng của cư dân địa phương. - Nghiên cứu chuyên đề 4: Vị trí, vai trò của chùa Am Vãi trong quần thể di tích thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nội dung 2: Nhận diện giá trị văn hóa phi vật thể và nguồn lực bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Am Vãi - Khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực trạng văn hoá phi vật thể chùa Am Vãi và mối liên hệ với Thiền phái Trúc Lâm và quần thể tôn giáo phía Đông và Tây Yên Tử. - Xây dựng 01 mẫu phiếu và tổ chức điều tra về văn hoá phi vật thể chùa Am Vãi tỉnh Bắc Giang: phong tục tập quán, các hình thức sinh hoạt văn hoá tâm linh, các thực hành văn hoá tín ngưỡng của cư dân địa phương và cư dân quần thể tôn giáo thuộc khu vực Đông và Tây Yên Tử. Số lượng: 500 phiếu điều tra. - Tổng hợp số liệu, xử lý thông tin từ kết quả điều tra qua hệ thống bảng, biểu, báo cáo xử lý thông tin từ định lượng và định tính để phân tích vấn đề nghiên cứu. - Xây dựng phim tư liệu về Chùa Am Vãi trong hành trình du lịch tâm linh phía Tây và Đông dãy Yên Tử. - Xây dựng Bộ ảnh về chùa Am Vãi: Giá trị lịch sử, văn hóa, phật giáo; chùa Am Vãi trong mối liên hệ với quần thể tôn giáo tín ngưỡng thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. - Nghiên cứu chuyên đề 5: Nghiên cứu văn hóa phi vật thể chùa Am Vãi - Nghiên cứu chuyên đề 6: Văn hóa vật thể chùa Am Vãi, những giá trị về lịch sử, Phật giáo trong mối liên hệ với các di tích trên con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. - Nghiên cứu chuyên đề 7: Hiện trạng thực hành văn hóa của chùa Am Vãi và cư dân địa phương - Nghiên cứu chuyên đề 8: Nhận diện các nguồn lực trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa chùa Am Vãi. - Tổ chức Hội thảo Khoa học lần 1 về Giá trị lịch sử, văn hóa, phật giáo chùa Am Vãi. Nội dung 3: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch của chùa Am Vãi - Nghiên cứu lựa chọn những giá trị văn hoá phi vật thể có khả năng làm sản phẩm du lịch như lễ hội, làng nghề, lễ hội trái cây, hành hương du lịch tâm linh kết hợp du lịch vườn cây ăn trái,... - Xác định giá trị lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, làng nghề, một số giá trị sinh hoạt và thực hành tôn giáo của cư dân địa phương. - Xác định nhóm yếu tố chủ quan và khách quan trong phát triển du lịch chùa Am Vãi. - Xác định không gian và vị trí chùa Am Vãi trong quần thể tôn giáo thuộc thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. - Xây dựng 01 mẫu phiếu và tổ chức điều tra khảo sát, thống kê, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch và tiềm năng phát triển du lịch tại chùa Am Vãi với đối tượng khách du lịch và cán bộ quản lý văn hóa, du lịch. Số lượng: 300 phiếu điều tra. - Tổng hợp số liệu, xử lý thông tin từ kết quả điều tra qua hệ thống bảng, biểu, báo cáo xử lý thông tin từ định lượng và định tính để phân tích vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu chuyên đề 9: Thực trạng hoạt động du lịch ở di tích chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 10: Tiềm năng du lịch chùa Am Vãi trong hệ thống sản phẩm du lịch ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - Nghiên cứu chuyên đề 11: Nghiên cứu định hướng phát triển và xác định nguồn khách tiềm năng cho điểm tham quan du lịch văn hóa chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 12: Nghiên cứu những vấn đề đặt ra trong phát triển du lịch văn hóa chùa Am Vãi. Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất mô hình bảo tồn và phát huy giá trị của chùa Am Vãi góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay - Trưng bày, giới thiệu giá trị chùa Am Vãi tại chùa Am Vãi - Xây dựng tờ gấp giới thiệu về chùa Am Vãi - Xây dựng chuyên mục nghiên cứu về chùa Am Vãi trên trang website của Sở văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang, trang website của Viện Dân tộc học. - Biên soạn, xuất bản tập sách: Chùa Am Ni: Di tích và danh thắng - Nghiên cứu chuyên đề 13: Nghiên cứu kinh nghiệm một số mô hình phát huy giá trị chùa gắn với phát triển du lịch. - Nghiên cứu chuyên đề 14: Nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững và những vấn đề đặt ra trong trường hợp chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 15: Đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị chùa Am Vãi trong giai đoạn hiện nay - Nghiên cứu chuyên đề 16: Đề xuất mô hình bảo tồn và phát huy giá trị chùa Am Vãi gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang. - Tổ chức hội thảo nhóm nhỏ về mô hình bảo tồn và phát huy giá trị chùa Am Vãi gắn với phát triển du lịch. - Tham khảo ý kiến 02 chuyên gia độc lập về nội dung trưng bày, biên soạn sách giới thiệu giá trị chùa Am Vãi và xây dựng mô hình phát triển du lịch chùa Am Vãi. Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chùa Am Vãi góp phần phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay - Nghiên cứu chuyên đề 17: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị chùa Am Vãi. - Nghiên cứu chuyên đề 18: Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch chùa Am Vãi. - Tổ chức Hội thảo Khoa học lần 2: Du lịch chùa Am Vãi - tiềm năng và giải pháp phát triển. - Xây dựng báo cáo kiến nghị, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chùa Am Vãi phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp Tổng quan tài liệu: Kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình sách, tạp chí đã xuất bản; kết quả các chương trình, dự án nghiên cứu do các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện; tài liệu thống kê các cấp (xã, huyện, tỉnh, Trung ương). Đây là tài liệu thứ cấp, chỉ có ý nghĩa tham khảo, vì vậy khi áp dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu sẽ thận trọng trong việc phân tích và xử lý các tài liệu bằng cách đối chiếu, so sánh, kiểm tra chéo với các tài liệu cấp 1 thu được trên thực địa. - Phương pháp Điền dã dân tộc học: Là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập các tài liệu thực địa với nhiều phương pháp cụ thể. Đây là một hệ thống những phương pháp bộ phận, triển khai trong quá trình ba cùng với người dân (cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc), bao gồm các thao tác quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, đo đạc, vẽ sơ đồ, chụp ảnh,... + Phỏng vấn sâu: Đối tượng đề tài phỏng vấn đa dạng về độ tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế… bao gồm lãnh đạo địa phương cấp huyện, xã; những người cao tuổi, người có uy tín, chủ hộ gia đình, những người am hiểu về văn hóa tộc người trong cộng đồng. Đề tài kết hợp phỏng vấn đương đại với phỏng vấn hồi cố để dựng bức tranh tương đối toàn diện, chuyên sâu về lịch sử hình thành và phát triển của chùa Am Vãi trong mối liên hệ với quần thể tôn giáo tín ngưỡng tỉnh Bắc Giang. + Thảo luận nhóm: Đề tài thực hiện thảo luận nhóm với các đối tượng, chủ yếu là cán bộ cấp xã và người dân ở địa bàn khảo sát. Dự kiến mỗi huyện sẽ tổ chức 3 nhóm, mỗi nhóm có 6 người tham gia. Nội dung thảo luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong thuyết minh được phê duyệt. + Quan sát tham dự: Được thực hiện trong suốt thời gian khảo sát, đối tượng quan sát là cảnh quan môi trường, làng bản, sinh hoạt đời sống vật chất, tinh thần, sản xuất... của người dân đang thực hành tại cộng đồng nơi sinh sống. - Phương pháp phân tích số liệu: Từ các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh... để đem lại những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia: Ngoài việc tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, đề tài thực hiện những cuộc thảo luận nhanh nhằm thu thập và tham khảo ý kiến của các nhà quản lý địa phương ở tỉnh Bắc Giang và ở các huyện, xã, thôn bản thuộc địa bàn được lựa chọn nghiên cứu. - Sử dụng các công cụ thu thập tư liệu khác: chụp ảnh, quay phim, ghi âm, đo vẽ bản đồ.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí được phê duyệt: 800.000.000 đồng (Tám trăm triệu đồng). Trong đó: - Từ Ngân sách nhà nước: 100/% - Từ nguồn tự có của tổ chức: 0 - Từ nguồn khác: 0
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
- 17 chuyên đề nghiên cứu khoa học. - 01 phim tài liệu khoa học loại 2 thời lượng 30 phút về chùa Am Vãi trong hành trình du lịch tâm linh phía Tây và Đông dãy Yên Tử. - Kỷ yếu 03 hội thảo khoa học. - Bản thảo sách: Chùa Am Ni - Lịch sử và danh thắng. - 100 tờ gấp giới thiệu về chùa Am Vãi. - Chuyên mục nghiên cứu về chùa Am Vãi trên website của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Viện Dân tộc học. - 01 cuộc trưng bày về giá trị chùa Am Vãi. - 50 ảnh tư liệu về chùa Am Vãi được đăng trên website của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Viện Dân tộc học. - Báo cáo kiến nghị, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của chùa Am Vãi phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. - Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). - Các sản phẩm khác: 02 phương án điều tra, 02 mẫu phiếu điều tra, 800 phiếu điều tra đầy đủ thông tin, 02 báo cáo kết quả điều tra.
Năm thực hiện: 
2011
1698