05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
T.S Nguyễn Minh Chí, T.S Nguyễn Thị Thúy Nga, T.S Đào Ngọc Quang, Th.S Lê Thị Xuân, GS.TS Phạm Quang Thu, Th.S Bùi Quang Tiếp, K.S Trần Tuấn Anh, Th.S Nguyễn Văn Nam, Th.S Lã Mạnh Cường.
13.Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm sử dụng chế phẩm bón cho cây Thông Caribê giai đoạn vườn ươm.
Thí nghiệm gồm 5 công thứ như sau:
- Công thức 1: 90% đất đồi tầng B + 10% Phân chuồng hoai (không được ủ với vôi) + 6 g chế phẩm vi sinh vật MF1.
- Công thức 2: 90% đất đồi tầng B + 10% Phân chuồng hoai (không được ủ với vôi) + 12 g chế phẩm vi sinh vật MF1.
- Công thức 3: 90% đất đồi tầng B + 10% Phân chuồng hoai (không được ủ với vôi) + 18 g chế phẩm vi sinh vật MF1.
- Công thức 4 (đối chứng 1): 89% đất dưới thực bì tế guột hoặc cây bụi + 10% Phân chuồng hoai (không được ủ với vôi) + 1% Supe lân (như trong tiêu chuẩn ngành 04 TCN 68-2004 và TCVN 11872-1:2017).
- Công thức 5 (đối chứng 2): 79% đất dưới thực bì tế guột hoặc cây bụi + 10% đất dưới tán rừng thông: + 10% Phân chuồng hoai (không được ủ với vôi) + 1% Supe lân (như trong tiêu chuẩn ngành 04 TCN 68-2004 và TCVN 11872-1:2017).
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, bốn lần lặp lại với năm công thức thí nghiệm. Mỗi công thức sử dụng 50 cây Thông Caribê (tổng cộng: 50 cây/công thức x 5 công thức x 4 lần lặp lại = 1000 cây). Vỏ bầu có kích thước 9 x 15 cm. Chế phẩm bón lần đầu vào thời điểm ngay sau khi cây được cấy vào bầu.
Phân tích chỉ tiêu vi sinh vật, hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 Thông Caribê ở vườn ươm.
- Xác định mật độ và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở vườn ươm thí nghiệm (Mật độ vi sinh vật tổng số, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh):
+ Lấy mẫu đất ở bầu cây của mỗi công thức thí nghiệm ở thời điểm trước khi bón chế phẩm VSV MF1 vào bầu cây và ở thời điểm sau 6 tháng và 10 tháng bón chế phẩm. Cách lấy mẫu đất: Mỗi lặp của mỗi công thức thí nghiệm lấy 5 mẫu đất từ 5 bầu cây, sau đó trộn 5 mẫu đất thành 1 mẫu chung dùng để phân tích. Tổng số mẫu cần phân tích là 5 công thức thí nghiệm x 4 lặp x 3 lần lấy mẫu = 60 mẫu.
+ Mật độ vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6167:1996 (Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan).
+ Mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis (chủng NTXO2) đối kháng nấm gây bệnh Fusarium oxysporum được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8566:2010 (Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn).
+ Xác định tên khoa học: bằng phương pháp sinh học phân tử, giải trình tự đoạn gen 16S rDNA.
- Đánh giá hoạt tính sinh học của các chủng vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh:
+ Khả năng phân giải phốt phát khó tan được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8565:2010 (Phân bón vi sinh vật – Phương pháp xác định hoạt tính phân giải phốt phát của vi sinh vật).
+ Khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis với nấm gây bệnh Fusarium oxysporum được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8566:2010 (Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn).
Sản xuất cây con Thông Caribê sử dụng chế phẩm MF1
Giải pháp kỹ thuật: áp dụng theo Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 68-2004 - QĐ số 50/2004/QĐ-BNN ngày 19/10/2004 về việc ban hành quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông Caribê) với một số thay đổi như sau: (1) sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 bón cho cây con, liều lượng bón là 10g/bầu thay vì sử dụng Supe lân 1% và thời điểm bón là sau khi cấy cây con vào bầu 9 x 15 cm; (2) bón thúc, không sử dụng phân NPK đầu trâu thông dụng mà sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 (10g/cây) ở thời điểm 4 và 8 tháng tuổi; (3) về việc phòng trừ bệnh thối cổ rễ, do chế phẩm vi sinh vật MF1 đã có vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh thối rễ nên không cần dùng Vben C nồng độ 0,3% để phun cho cây con như trong TCN. Nếu phát hiện các nguồn bệnh khác thì tiến hành phòng trừ.
Thí nghiệm tuổi cây trồng và sử dụng chế phẩm bón cho cây Thông Caribê giai đoạn trồng rừng
* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm về tuổi cây trồng rừng
Dự án sẽ sử dụng cây con với các tuổi khác nhau để làm thí nghiệm trồng rừng, ba công thức thí nghiệm như sau:
- Công thức 1: 6 tháng tuổi
- Công thức 2: 9 tháng tuổi
- Công thức 3: 12 tháng tuổi
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, bốn lần lặp lại với ba công thức thí nghiệm. Mỗi công thức sử dụng 92 cây Thông Caribê (tổng cộng 92 cây/công thức x 3 công thức x 4 lần lặp lại = 1104 cây). Sử dụng chế phẩm MF để bón lót và bón chăm sóc.
- Theo dõi các chỉ tiêu: đường kính gốc, chiều cao cây, tỷ lệ cây bị bệnh thối rễ.
* Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về bón chế phẩm vi sinh vật MF1.
Dự án sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 để làm các thí nghiệm về bón lót, bón thúc trong quá trình trồng rừng với bốn công thức thí nghiệm như sau:
Công thức 1: sử dụng chế phẩm vi sinh vật bón lót MF1 40g/cây và bón thúc năm thứ 2, 3 là 70 g/cây/lần chăm sóc (chăm sóc 2 lần/năm).
Công thức 2: sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 bón lót 70g/cây và bón thúc năm thứ 2, 3 là 70 g/cây/lần chăm sóc (chăm sóc 2 lần/năm).
Công thức 3: sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 bón lót 100g/cây và bón thúc năm thứ 2, 3 là 70 g/cây/lần chăm sóc (chăm sóc 2 lần/năm).
Công thức 4: đối chứng. Sử dụng Supe lân bón lót 200 g/cây và bón thúc năm thứ 2, 3 sử dụng phân NPK đầu trâu thông dụng 200 g/cây/lần chăm sóc (chăm sóc 2 lần/năm) như trong tiêu chuẩn ngành 04 TCN 68-2004.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, bốn lần lặp lại với bốn công thức thí nghiệm. Mỗi công thức sử dụng 69 cây Thông Caribê (tổng cộng 69 cây/công thức x 4 công thức x 4 lần lặp lại = 1104 cây).
Phân tích các chỉ tiêu vi sinh vật, hoàn thiện quy trình trồng Thông Caribê sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 phù hợp với điều kiện địa phương
- Xác định mật độ và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở rừng trồng thí nghiệm (Mật độ vi sinh vật tổng số, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh):
+ Lấy mẫu đất ở xung quanh gốc cây Thông Caribê ở thời điểm trước khi trồng cây và ở thời điểm sau 6 tháng và 10 tháng bón chế phẩm. Cách lấy mẫu đất: Mỗi lặp của mỗi công thức thí nghiệm lấy 5 mẫu đất xung quanh gốc từ 5 cây, sau đó trộn 5 mẫu đất thành 1 mẫu chung dùng để phân tích. Tổng số mẫu cần phân tích là 4 công thức thí nghiệm x 4 lặp x 3 lần lấy mẫu = 48 mẫu.
+ Mật độ vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6167:1996 (Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan).
+ Mật độ vi khuẩn Bacillus subtilis đối kháng nấm gây bệnh Fusarium oxysporum được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8566:2010 (Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn).
+ Xác định tên khoa học: bằng phương pháp sinh học phân tử, giải trình tự đoạn gen 16S rDNA.
- Đánh giá hoạt tính sinh học của các chủng vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh:
Hoạt tính phân giải lân được xác định thông qua đường đính vòng phân giải và hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh được xác định thông qua vòng ức chế.
+ Khả năng phân giải phốt phát khó tan được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8565:2010 (Phân bón vi sinh vật – Phương pháp xác định hoạt tính phân giải phốt phát của vi sinh vật).
+ Khả năng đối kháng của vi khuẩn Bacillus subtilis với nấm gây bệnh Fusarium oxysporum được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8566:2010 (Phương pháp đánh giá hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh vùng rễ cây trồng cạn).
Xây dựng mô hình trồng thâm canh Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1
Giải pháp kỹ thuật: Do đây là mô hình trồng rừng thâm canh nên áp dụng theo Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 68-2004 - QĐ số 50/2004/QĐ-BNN ngày 19/10/2004 về việc ban hành quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông Caribê) với một số thay đổi như sau:
Năm 2021: Trồng 9 ha, trong đó 9 ha là mô hình trồng rừng thâm canh sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 và 1 ha đối chứng
+ Mô hình trồng rừng thâm canh: (1) Mật độ trồng rừng: 1100 cây/ha (cự ly 3m x 3m); (2) Bón lót: không sử dụng Supe lân mà sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 để bón cho cây Thông ở giai đoạn trồng rừng, liều lượng bón: 70 g/cây; (3) chăm sóc hàng năm: không sử dụng phân bón thúc NPK đầu trâu thông dụng mà sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 để bón chăm sóc, liều lượng bón: 70 g/cây.
+ Mô hình đối chứng với (1) Mật độ trồng rừng: 1100 cây/ha (cự ly 3m x 3m); (2) Bón lót: sử dụng Supe lân để bón cho cây Thông ở giai đoạn trồng rừng, liều lượng bón: 200g/cây; (3) chăm sóc hàng năm: sử dụng phân bón thúc NPK đầu trâu thông dụng, liều lượng bón: 100g/cây.
Năm 2022: trồng 9 ha còn lại như năm 2021.
Ghi chú: Tiêu chuẩn cây con sử dụng để trồng rừng: 10-12 tháng tuổi (đường kính cổ rễ ≥ 0,6 cm, chiều cao tối thiểu từ 40-60 cm); đã được bón chế phẩm vi sinh vật MF1 vào bầu 2 lần (đảm bảo cây khỏe mạnh, đã có vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh thối cổ rễ, vi sinh vật phân giải lân và nấm cộng sinh Pt); cây không bị bệnh.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
17.Kinh phí được phê duyệt:
Kinh phí được phê duyệt: 2.506.264.000 đồng (Hai tỷ năm trăm linh sáu triệu hai trăm sáu mươi tư nghìn đồng)
trong đó
- Từ Ngân sách nhà nước: 2.000.000.000 đồng
- Từ nguồn tự có của tổ chức: 0
- Từ nguồn khác: 506.264.000 đồng
Kết quả thực hiện:
- Vườn ươm giống cây Thông Caribê có diện tích tối thiểu là 120 m2, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1, quy mô 20.000 cây giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
- Mô hình trồng thâm canh 20 ha Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. Tỷ lệ sống của rừng trồng đạt từ 90% trở lên, sinh trưởng cây tối thiểu tăng 20% so với giống đại trà và không sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1.
- 02 Quy trình kỹ thuật: Quy trình sản xuất cây giống Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 ở vườn ươm; Quy trình trồng Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 phù hợp với điều kiện địa phương. Các quy trình được công nhận cấp cơ sở.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học
- 01 hội nghị đầu bờ
- Hồ sơ 05 kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo; 50 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật.
- 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học.
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)
- Các sản phẩm khác: Báo cáo kết quả thí nghiệm; 60 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở vườn ươm; 48 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở rừng trồng.
- Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí của dự án và Chứng từ bản gốc của dự án.