Thạc sỹ Đào Thị Minh Hải

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 9, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh THCS

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
Thạc sỹ Đào Thị Minh Hải
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
1. Ths. Ngô Quốc Đường 2. Ths. Đỗ Minh Tuệ 3. Ths. Dương Trọng Phong
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

1. Mục tiêu chung

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật chương trình giáo dục mới môn khoa học tự nhiên đối với giáo viên khoa học tự nhiên (Vật lí,Hóa học, Sinh học) THCS tỉnh Bắc Giang hiện nay;

- Nghiên cứu vai trò của việc rèn năng lực tư duy logic trong dạy học và biện pháp rèn luyện năng lực tư duy logic.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích cấu trúc nội dung và thành phần kiến thức các chủ đề thuộc chương trình hiện hành: Quy luật di truyền Menđen (Sinh học 9); Điện học (Vật lí 9); Hóa vô cơ (Hóa học 9).

- Xây dựng quy trình và thiết kế các công cụ rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh THCS trong dạy học môn khoa học tự nhiên ở một số chuyên đề môn Vật lí, Hóa học, Sinh học lớp 9 hiện hành;

- Xây dựng một bộ tài liệu chuẩn cho giáo viên cách tổ chức, rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy logic trong việc tổ chức hoạt động dạy học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh đề tài KH&CN cấp cơ sở.

Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật chương trình giáo dục mới môn khoa học tự nhiên đối với giáo viên khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) THCS tỉnh Bắc Giang hiện nay

- Xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra (dưới 30 chỉ tiêu/01 mẫu phiếu, trong đó: 01 phiếu dành cho giáo viên; 01 phiếu dành cho học sinh).

- Điều tra thực trạng tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật về Chương trình mới môn Khoa học tự nhiên của giáo viên THCS tỉnh Bắc Giang qua các phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Thực hiện tại một số trường THCS của các Phòng GD&ĐT trong tỉnh. Tổng số phiếu điều tra là 400 phiếu, trong đó 200 phiếu dành cho giáo viên, 200 phiếu dành cho học sinh.

- Phân tích số liệu điều tra, đánh giá thực trạng tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật về chương trình mới môn Khoa học tự nhiên của giáo viên THCS tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực tư duy logic (năng lực toán học) cho học sinh THCS trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 9, tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

- Xây dựng 01 báo cáo xử lí số liệu điều tra.

Nội dung 3: Xây dựng các báo cáo chuyên đề (06 chuyên đề)

Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện cho học sinh THCS năng lực tưduy logic (năng lực toán học) trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung cơ bản của chuyên đề xác định được tổng quan về tư duy, tư duy logic, đề xuất khái niệm năng lực tư duy logic là khả năng tư duy khoa học trong sử dụng các khái niệm để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa đem lại những tri thức mang tính chính xác, chặt chẽ và hệ thống, phù hợp với quy luật khách quan của hiện thực. Đây là các căn cứ để chúng tôi đề xuất quy trình rèn luyện NL tư duy logic cho HS trong dạy học một số chủ đề cụ thể ở các môn trong Chương trình hiện hành (Sinh học 9, Vật lí 9, Hóa học 9).

Chuyên đề 2: Khảo sát thực trạng tiếp cận, nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật Chương trình giáo dục mới môn Khoa học tự nhiên đối với giáo viên THCS tỉnh Bắc Giang hiện nay.

Nội dung Chuyên đề này hướng tới phân tích những đánh giá của giáo viên khi tổ chức hoạt động dạy học cũng như khả năng hình thành năng lực cho học sinh thông qua quá trình tổ chức hoạt động dạy học.

Chuyên đề 3: Xây dựng quy trình và thiết kế các công cụ tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực tư duy logic (năng lực toán học) cho học sinh THCS trong dạy học môn Sinh học lớp 9 chương quy luật di truyền Menđen, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong chuyên đề này cần phân tích mục tiêu chủ đề quy luật di truyền Menđen để xây dựng kỹ năng cần rèn luyện từ đó hình thành năng lực tư duy logic thông qua phân tích, so sánh, thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng di truyền khái quát thành quy luật đồng thời xây dựng được quy trình tư duy logic cho học sinh trong dạy học các quy luật di truyền Menđen.

Chuyên đề 4: Xây dựng quy trình và thiết kế các công cụ rèn luyện năng lực tưduy logic cho học sinh THCS trong dạy học môn khoa học tự nhiên phân môn Vật lí nội dung Điện học. Trong chuyên đề này cần phân tích mục tiêu chủ đề Điện học để xây dựng kỹ năng cần rèn luyện từ đó hình thành năng lực tư duy logic thông qua các thí nghiệm, thực hành và hệ thống bài tập từ đó khái quát thành quy trình tư duy logic cho học sinh trong dạy học phần Điện học.

Chuyên đề 5: Xây dựng quy trình và thiết kế các công cụ rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh THCS trong dạy học môn Khoa học tự nhiên phân môn Hóa học nội dung Hóa học vô cơ. Nội dung chuyên đề hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực như: có hệ thống kiến thức hoá học vô cơ chương trình THCS cơ bản vững vàng, sâu sắc; có trình độ tư duy hóa học phát triển (năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, suy luận logic,…); có kỹ năng thực hành và vận dụng linh hoạt sáng tạo kiến thức hoá học đã có để giải quyết các vấn đề trong hóa học cũng như trong thực tiễn.
Chuyên đề 6: Đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo hướng hình thành năng
lực tư duy logic trong việc dạy học môn Khoa học tự nhiên ở một số chuyên đề cụ thông qua thực nghiệm sư phạm.

Nội dung 4: Tổ chức thực nghiệm sư phạm Bước đầu thực nghiệm để đánh giá khả năng học tập của học sinh THCS thông qua việc rèn luyện năng lực tư duy logic (năng lực toán học) trong dạy học môn Khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới vào thực tế dạy học môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học). Tổ chức rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh qua dạy học một số bài trong chủ đề quy luật di truyền Menđen (Sinh học lớp 9 hiện hành); Điện học (Vật lí lớp 9 hiện hành) và Hóa vô cơ (Hóa học lớp 9 hiện hành). Qua quá trình tổ chức dạy học đánh giá được hiệu quả của việc vận dụng quy trình và các công cụ rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh.

Nội dung 5: Tổ chức Hội thảo khoa học (01 cuộc).

Nội dung 6: áo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ làm rõ nội dung nghiên cứu, đưa ra được đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả trong việc rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh THCS trong dạy học môn Khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học trong một số bài cụ thể thuộc chuyên đề quy luật di truyền Menđen (Sinh học 9); Điện học (vật lí 9); Hóa vô cơ (Hóa học 9)

12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
1. Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là sự phát triển và nâng cao về số lượng, chất lượng mặt bằng dân trí. Việc này được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được (đối với người học) sau một quá trình đào tạo. Nói chung là một hệ thống phẩm chất và năng lực (NL) được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đầy đủ và chắc chắn. Sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự đổi mới trong chiến lược giáo dục - đào tạo. Chính vì lẽ đó mà Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề này. Điều đó cho thấy, trong mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục thì đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách. Phương pháp dạy học mới phải được chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực, tức là làm thay đổi mối quan hệ GV - HS. Cụ thể là từ chỗ GV giữ vị trí trung tâm cung cấp thông tin cho HS, chuyển sang lấy HS làm trung tâm, chủ thể nhận thức; GV có vai trò tổ chức các hoạt động nhận thức của HS theo hướng tiếp cận người học, dạy cách học thông qua quá trình dạy, tạo NL học tập cho HS, qua đó vừa phát huy tính tích cực, vừa rèn luyện phương pháp tự học, tự sáng tạo. Trong các NL được hình thành, NL tư duy có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới của con người. Năng lực tư duy là khả năng phản ánh, sản xuất tri thức, biến tri thức thành phương pháp và sử dụng thành thạo chúng để tiếp tục nhận thức, tìm ra bản chất, quy luật, xu hướng tất yếu của sự vật và hiện tượng, vận dụng đúng đắn các quy luật trong cuộc sống. 2. Ngày 26/12/2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc được xây dựng trên cơ sở của 03 môn tách rời nhau trong chương trình hiện hành là các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp. Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất về đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học môn Khoa học tự nhiên cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó. Mặt khác, định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học phát triển năng lực tư duy logic. Chính vì thế quan điểm xác định việc rèn luyện kỹ năng tư duy logic làm trục chính xuyên suốt cả cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình mới là hình thành, phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Có thể thấy, từ định hướng trên, việc rèn luyện kỹ năng tư duy logic cho học sinh THCS trong môn Khoa học tự nhiên là việc then chốt đồng thời là yếu tố vô cùng quan trọng bảo đảm sự thành công trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Khoa học tự nhiên. 3. Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sau 5 năm kể từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 2021-2022, học sinh THCS sẽ bắt đầu học Chương trình mới đối với lớp 6. Từ nay đến đó chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn song việc tập huấn thực hiện chương trình mới cho giáo viên THCS chưa được tổ chức; tài liệu hướng dẫn về phương pháp, cách tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm rèn kỹ năng tư duy logic trong môn Khoa học tự nhiên chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt. Từ thực tế trên, việc nghiên cứu phương pháp rèn luyện cho học sinh THCS năng lực tư duy logic trong dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới là việc vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì những lý do trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 9, tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực tư duy logic cho học sinh THCS.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
Các phương pháp sau đây được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc rèn năng lực tư duy logic trong dạy học và biện pháp rèn luyện năng lực tư duy logic; nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức chương quy luật di truyền Menđen (Sinh học lớp 9 hiện hành); Chương Điện học (Vật lí lớp 9 hiện hành); Hóa vô cơ (Hóa học lớp 9 hiện hành) và một số phương thức rèn luyện năng lực tư duy logic trong dạy học, bao gồm: SGK Sinh học 9, sách phương pháp giảng dạy Sinh học dành cho GV, giáo trình, luận văn, sách tham khảo, tạp chí và các webside làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra cơ bản - Tiến hành xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra cho GV và HS. - Điều tra thực trạng việc dạy học Sinh học, Vật lí, Hóa học theo hướng rèn luyện năng lực tư duy logic tại 20 trường THCS thông qua Phiếu thăm dò ý kiến, trao đổi, phỏng vấn GV, HS cùng với tham khảo vở ghi của HS. 3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Sau khi xây dựng và chọn lọc các hoạt động dạy học theo hướng rèn luyện năng lực tư duy logic chúng tôi đưa vào thử kiểm nghiệm tại 06 trường THCS thuộc 02 huyện (Tân Yên, Lục Ngạn) và thành phố Bắc Giang để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài thông qua bài kiểm tra sau khi kết thúc giờ học. 4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Căn cứ vào kết quả thu được sau thực nghiệm, các số liệu sẽ được sắp xếp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 để đánh giá chất lượng dạy học.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 70.000.000 đồng (Bằng chữ: Bẩy mươi triệu đồng chẵn).
Lĩnh vực: 
Khoa học tự nhiên
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Năm thực hiện: 
2020
1664