Ngụy Thị Tuyến

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp góp phần hạn chế vụ việc phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
Thạc sỹ Ngụy Thị Tuyến
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
- CN. Phạm Thị Tuyết Trinh –Trưởng ban Luật pháp Chính sách, Hội LHPN tỉnh. - Ths. Vũ Thị An –Trưởng ban Tuyên giáo, Hội LHPN tỉnh. - Ths. Nguyễn Thị Hưng –Trưởng ban Gia đình Xã hội, Hội LHPN tỉnh. - CN. Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Trưởng ban Luật pháp Chính sách, Hội LHPN tỉnh.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020; công tác phát hiện và giải quyết của các cơ quan chức năng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tham gia giải quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em của Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hạn chế các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ; bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
- Nạn nhân là phụ nữ, trẻ em, người thân của là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, xâm hại.
- Cán bộ đại diện chính quyền, ngành chức năng (Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát, Lao động, Văn hóa), Hội LHPN các cấp.
3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác tham gia giải quyết vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em của Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Giai đoạn 2015-2020.

12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
Ở bất cứ quốc gia nào, bất cứ dân tộc nào, phụ nữ và trẻ em luôn giữ vị trí đặc biệt. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Đảng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị lãnh đạo, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đảm bảo an toàn cho phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển đất nước, quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đã và đang làm nảy sinh những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến sự an toàn của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là vấn đề bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em như: Bạo lực gia đình, bạo lực học đường, xâm hại tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em gây ra nhiều hậu quả nặng nề; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nòi giống cũng như tới sự phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự an ninh, an toàn xã hội. Đối với tỉnh Bắc Giang, nhìn chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững, đời sống nhân dân, trong đó có hội viên phụ nữ cơ bản ổn định và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015- 2020, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cơ quan chức năng đã thụ lý 107 vụ/127 bị cáo, đã đưa ra xét xử 106 vụ, 126 bị cáo phạm tội liên quan đến bạo lực, xâm hại, mua bán phụ nữ, trẻ em. Nhận định trong thời gian tới, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, vấn đề bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vốn đã tồn tại trước đó có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn vì những hạn chế về di chuyển, cách ly xã hội và các biện pháp ngăn chặn khác của chính quyền, cùng với những thiệt hại về kinh tế - xã hội do hậu quả của dịch bệnh gây ra có thể kéo theo sự leo thang của bạo lực gia đình, đặc biệt là đối phụ nữ và trẻ em. Căn cứ vào chức năng đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” (Ban hành kèm theo Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ), nhằm thực hiện tốt Kế hoạch số 308/KH-UBND ngày 30/10/2020 của UBND tỉnh Hội LHPN tỉnh thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế vụ việc phụ nữ trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” qua đó đánh giá thực trạng phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015-2020, đề xuất các giải pháp nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em; huy động sự vào cuộc của chính quyền, ngành chức năng và toàn thể cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
1. Điều tra, khảo sát - Nạn nhân phụ nữ bị bạo lực, xâm hại; - Nạn nhân trẻ em bị bạo lực, xâm hại; - Người thân (cha, mẹ, vợ, chồng, con) nạn nhân phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại. - Khảo sát theo phiếu hỏi (định lượng) 532 phiếu, gồm: Số TT Đối tượng khảo sát Tổng phiếu Trong đó Cấp huyện Cấp xã 1 Lãnh đạo UBND cấp huyện/xã 56 10 46 2 Đại diện ngành chức năng (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp, Lao động Thương binh và xã hội, Văn hóa, Giáo dục và Đào tạo) 169 70 99 3 Lãnh đạo Hội LHPN 200 10 190 4 Nạn nhân là phụ nữ 21 5 Nạn nhân là trẻ em 34 6 Người thân của nạn nhân 52 Tổng cộng: 532 2. Thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp: - Thu thập số liệu có liên quan từ các ngành chức năng trong tỉnh, Hội LHPN huyện, thành phố. - Thu thập tài liệu từ địa phương nghiên cứu. 3. Phân tích, so sánh, xử lý số liệu - Phân tích số liệu - So sánh, đánh giá, xử lý số liệu
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 80.000.000 đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
- 03 mẫu phiếu điều tra, khảo sát. - 500 Phiếu điều tra đẩy đủ thông tin. - Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát. - 04 báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học. - 02 tài liệu hình ảnh liên quan đến tập huấn. - 01 Kỷ yếu hội thảo khoa học. - Báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
Năm thực hiện: 
2011
1660