Nghiên cứu xây dựng phần mềm đánh giá áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN IS0 9001 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
1. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung của dự án Nghiên cứu xây dựng phần mềm đánh giá, chấm điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. * Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng phần mềm đánh giá công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001. 2. Nội dung nghiên cứu Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 1. Nội dung thực hiện của đề tài 1.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng 01 bộ mẫu phiếu điều tra; tổ chức điều tra, khảo sát công tác áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tại 80 cơ quan, đơn vị. - Xây dựng báo cáo phân tích số liệu kết quả điều tra, khảo sát. - Nghiên cứu chuyên đề 1: Tìm hiểu tổng quan về bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9000, tình hình ứng dụng tại Việt Nam. - Nghiên cứu chuyên đề 2: Thực trạng tình hình xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu chuyên đề 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào các cơ quan hành chính nhà nước và giải pháp nâng cao chất lượng việc áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng. 1.2. Xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm đánh giá việc xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9001. - Thiết lập, xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm là hệ quản trị CSDL mã nguồn mở đầy đủ tính năng mạnh mẽ, đi kèm phù hợp với ngôn ngữ lập trình PHP. Phần mềm xây dựng API cơ bản để có thể sẵn sàng tích hợp với LGSP của tỉnh và các ứng dụng khác; cài đặt, kiểm thử phần mềm (Hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm theo hồ sơ thiết kế được thẩm định và phê duyệt). 1.3. Xây dựng mô hình áp dụng phần mềm đánh giá công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 - Trên cơ sở phần mềm đánh giá công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 được xây dựng, tiến hành xây dựng mô hình thực hiện đánh giá chấm điểm trên phần mềm tại 78 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (đại diện sở, ngành; phòng thuộc huyện; đơn vị cấp xã). 1.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 trong các cơ quan, đơn vị. - Đề xuất các nhóm giải pháp, nhằm nâng cao công tác xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quôc gia TCVN 9001 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 4: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu chuyên đề 5: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công tác xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001 trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu chuyên đề 6: Xây dựng, áp dụng mô hình khung Hệ thống quản lý chất lượng đối với UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh. 1.5. Tổ chức hội nghị tập huấn; đào tạo; chuyển giao phần mềm - Tổ chức 01 hội nghị đào tạo cán bộ quản lý. - Tổ chức 02 hội nghị tập huấn, chuyển giao sử dụng phần mềm. - Tổ chức 01 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.