: Ths. Đào Trọng Nghĩa

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm nhân giống và nuôi Ruồi Lính Đen tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Ứng dụng KH&CN
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<p>Họ và tên: Ths. Đào Trọng Nghĩa</p> <p>Trình độ học vấn: Thạc sĩ</p> <p>Điện thoại: 0983049674</p> <p>E-mail: trongnghiabg1974@gmail.com</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong>Mục Tiêu</strong>
<strong><em>* Mục tiêu chung:</em></strong>
- Nghiên cứu, xây dựng thành công mô hình nhân giống và nuôi Ruồi Lính Đen phù hợp với điều kiện địa phương tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
<strong><em>* Mục tiêu cụ thể:</em></strong>
- Xây dựng thành công mô hình nhân giống, nuôi Ruồi lính đen tạo ra 10 tấn ấu trùng tươi trong thời gian thực hiện đề tài làm thức ăn chăn nuôi.
- Nghiên cứu thực tiễn, xây dựng 03 bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật nhân giống và nuôi Ruồi lính đen phù hợp với điều kiện địa phương:
+ Quy trình bẫy ruồi thu trứng từ tự nhiên.
+ Quy trình ấp nở ấu trùng thành ruồi bố mẹ và nuôi ruồi bố mẹ sinh sản.
+ Quy trình ấp trứng ruồi và nuôi ấu trùng, thu hoạch, chế biến, bảo quản ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi.
- Tạo ra mô hình chăn nuôi mới theo hướng khép kín không chất thải, cung cấp nguồn ấu trùng ruồi làm thức ăn chăn nuôi và nguồn phân hữu cơ có chất lượng tốt, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải hữu cơ và chất thải chăn nuôi gây ra, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
<strong>Nội Dung</strong>
<strong>Nội dung 1:</strong> Xây dựng các mô hình
- Mô hình 1: Mô hình nuôi ruồi bố mẹ sinh sản với qui mô 25 triệu con tại xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà.
- Mô hình 2: Mô hình nuôi ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi với qui mô 10 tấn ấu trùng tươi trong thời gian thực hiện đề tài tại xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà.
<strong>Nội dung 2</strong>: Nghiên cứu thực tiễn Ruồi lính đen và xây dựng 03 bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương.
<ol>
<li>Quy trình, kỹ thuật bẫy bắt ruồi lấy trứng từ tự nhiên.</li>
<li>Quy trình ấp nở ấu trùng thành ruồi bố mẹ và nuôi ruồi bố mẹ sinh sản.</li>
<li>Quy trình ấp trứng ruồi và nuôi ấu trùng, thu hoạch, chế biến, bảo quản ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi.</li>
</ol>
<strong>Nội dung 3</strong>: Tổ chức hội thảo khoa học
Tổ chức 1 hội thảo khoa học với 40 đại biểu tham dự nhằm đánh giá về hiệu quả kinh tế, xã hội của mô hình nuôi Ruồi lính đen để xử lý rác thải hữu cơ, chất thải chăn nuôi hộ gia đình để thu ấu trùng tươi làm thức ăn chăn nuôi.
<strong> </strong><strong>Nội dung 4: Viết báo cáo kết quả đề tài</strong>

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<p><strong><em>* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:</em></strong></p> <p>- Phân tích, khai thác các tài liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng và các thông tin liên quan đến Ruồi lính đen.</p> <p>- Phân tích, khai thác tài liệu về cách nhân nuôi và ứng dụng của ruồi lính đen.</p> <p><strong><em>* Phương pháp thực hiện:</em></strong></p> <p>Ủ 50 ổ trứng trong một khay nhựa (rộng 40cm, sâu 60cm, cao 10cm) chứa khoảng 2 kg cơ chất, giữ độ ẩm bằng cách bổ sung nước bằng bình xịt. Cách 24 giờ chuyển những ổ trứng này vào một thau nhựa khác (các thau có kích thước bằng nhau), thực hiện 3 lần liên tiếp (ấu trùng nở trong 24 giờ, 24 – 48 giờ và 48 – 72 giờ). Mỗi ngày theo dõi, tưới nước sao cho môi trường có độ ẩm 60 – 70%. Khi quan sát thấy chất nền tơi xốp, trải đều, ta bổ sung thức ăn. Sau 7 ngày, chọn ra thau có tỷ lệ nở cao nhất và tiếp tục nuôi đến khi ấu trùng đạt kích cỡ khoảng 5 – 8 mm thì bắt đầu tiến hành thí nghiệm.</p> <p><strong><em>* Phương pháp thu thập số liệu:</em></strong></p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
<p>tỉnh Bắc Giang</p>
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<p>Tổng kinh phí được 174.500.000đ <em>(Một trăm bảy mươi bốn triệu năm trăm nghìn đồng)</em></p> <p>Trong đó:</p> <p>- Kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&amp;CN tỉnh là: 70.000.000 đồng <em>(</em><em>Bảy mươi triệu đồng).</em></p> <p>- Nguồn khác (doanh nghiệp, dân): 104.500.000 đồng <em>(</em><em>Một trăm linh  bốn triệu năm trăm nghìn đồng)</em>.</p>
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<p>- 01 mô hình ruồi bố mẹ sinh sản với quy mô 25 triệu con tại xã Quang Minh huyện Hiệp Hòa</p> <p>01 mô hình nuôi ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi với quy mô 10 tấn ấu trùng tươi tại xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa</p> <p>03 hướng dẫn quy trình kỹ thuật: quy trình kỹt huật bẫy bắt ruồi lấy trứng từ tự nhiên; Quy trình ấp trứng ruồi và nuôi ấu trùng, thu hoạch, chế biến bảo quản ấu trùng làm thức ăn chăn nuôi; quy trình ấp nở ấu trùng thành ruồi bố mẹ và nuôi ruồi bố mẹ sinh sản.</p> <p>01 bộ kỷ yếu hội thảo khoa học.</p> <p>- 01 báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu KH&amp;CN</p>
Thời gian bắt đầu: 
03/2019
Thời gian kết thúc: 
11/2019
Năm thực hiện: 
2019
1407
Tổ chức phối hợp: 
<p>Công ty TNHH Kim Tân Minh</p> <p>Điện thoại: 0204.3560.898</p> <p>Địa chỉ: Thôn Hương Thịnh, xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.</p> <p>Họ và tên thủ trưởng tổ chức:  Nguyễn Thị Út Hường</p>