Ths. Nguyễn Văn Thành.

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu Hoài Sơn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Chi đoàn Thanh niên Sở Khoa học và Công nghệ
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<p>Chủ nhiệm: Ths. Nguyễn Văn Thành.<br /> Thành viên: Đỗ Nguyên Hạnh, Bạch Thị Khánh Chi.</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

1. Mục tiêu
Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây dược liệu Hoài Sơn, góp phần bổ sung cơ cấu cây dược liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
2. Nội dung chính
- Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Hoài Sơn trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu Hoài sơn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ.
- Viết báo cáo kết quả đề tài.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<p>* Phương pháp thu thập số liệu<br /> - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các tài liệu kỹ thuật của các nhà xuất bản khoa học, nguồn sách báo, tạp chí, các trang mạng trên<br /> internet, cùng với các thông tin thứ cấp được công bố trên niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang và các báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br /> - Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua theo dõi thực tế tại mô hình.<br /> * Phương pháp phân tích số liệu<br /> - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng để mô tả đặc điểm điều kiện canh tác của địa phương có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc triển khai thực hiện đề tài. Mô tả quá trình sinh trưởng, phát triển của cây dược liệu Hoài sơn, các kỹ thuật trồng chăm sóc cây dược liệu Hoài sơn …<br /> - Phương pháp phân tích và so sánh: Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế của việc trồng cây dược liệu Hoài sơn so với việc trồng một số loại cây trồng tại địa phương.<br /> * Các chỉ tiêu theo dõi:<br /> - Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây dược liệu Hoài sơn.<br /> - Tình hình sinh trưởng chiều cao cây, khả năng ra củ của cây dược liệu Hoài sơn.<br /> - Chiều dài củ, đường kính củ của cây dược liệu Hoài sơn<br /> - Tình hình sâu, bệnh hại trên cây dược liệu Hoài sơn<br /> - Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất dược liệu Hoài sơn<br /> * Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:<br /> - Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để theo dõi các chỉ tiêu về thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, khả năng ra củ của cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu Hoài sơn.<br /> * Kỹ thuật xử lý số liệu<br /> Số liệu sau khi thu thập được tiến hành xử lý và tổng hợp bằng Microsoft excel để có được các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. </p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
<p>Huyện Yên Thế có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C, thuận lợi cho việc trồng cây dược liệu. Do vậy, đề tài lựa chọn huyện Yên thế làm địa bàn triển khai mô hình của đề tài.<br /> Mô hình trồng thử nghiệm dược liệu Hoài Sơn quy mô 2.500 m2.<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để nhân rộng vùng dược liệu Hoài Sơn ra các huyện khác như Lục Nam, Sơn Động.</p>
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<p>Tổng: 112.800.000 VND (Một trăm mười hai triệu tám trăm nghìn Việt Nam đồng)<br /> bao gồm: 70.000.000VND từ Ngân sách sự nghiệp khoa học và 42.800.000VND từ nguồn khác.</p>
Lĩnh vực: 
Khoa học y dược
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<p>_ Bản thuyết minh của đề tài.<br /> - Các báo cáo chuyên đề.<br /> - Mô hình trồng thử nghiệm dược liệu Hoài Sơn quy mô 2.500 m2, năng suất dự kiến đạt 1kg củ/cây sau 01 năm trồng..<br /> - Qui trình kỹ thuật.<br /> - Hội nghị đầu bờ.<br /> - Báo cáo kết quả đề tài.</p>
Năm thực hiện: 
2020
1524