: Ngụy Thị Thu

01.Tên nhiệm vụ: 

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống cam không hạt (CT36, BH) tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Ứng dụng KH&CN
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<p>Họ và tên: Ngụy Thị Thu</p> <p>Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Nông nghiệp.</p> <p>Điện thoại: 0386893195</p> Các cá nhân tham gia chính: CN. Nguyễn Thị Hương, Ks. Trần Thị Thu Trang, Ks. Đỗ Nguyên Hạnh.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong>1. Mục tiêu          </strong>
- Xây dựng thành công mô hình trồng thử nghiệm 2 giống Cam không hạt (CT36, BH) với quy mô 01 ha, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng 2 giống cam không hạt (CT36, BH) phù hợp với điều kiện tại huyện Yên Dũng, tỉnh bắc Giang.
- Đánh giá được khả năng thích nghị của 2 giống cam không hạt với điều kiện thực tế tại địa phương.
<strong>2. Nội dung nghiên cứu</strong>
<strong>          Nội dung 1:</strong> Lựa chọn địa điểm, chuẩn bị cây giống, các loại vật tư để triển khai mô hình trồng thử nghiệm cam không hạt.
- Phối hợp với HTX Rau sạch Yên Dũng lựa chọn địa điểm phù hợp để triển khai mô hình trồng cam không hạt.
- Lựa chọn, ký hợp đồng mua cây giống, các loại vật tư để triển khai thực hiện mô hình.
- Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt qui mô 01 ha tại vùng triển khai đề tài.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 6-7/2019.
<strong>         Nội dung 2:</strong> Xây dựng mô hình trồng 2 giống cam không hạt
- Địa điểm: Tại xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Quy mô: 01 ha (500 cây), trong đó:
+ 0,5 ha trồng giống cam CT36 (250 cây)
+ 0,5 ha trồng giống cam BH (250 cây).
- Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2019 – 11/2020.
<strong>          Nội dung 3: </strong>Hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật
<strong><em>          - </em></strong>Hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng giống cam BH theo hướng an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương
<strong><em>          - </em></strong>Hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng giống cam CT36 theo hướng an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương
<strong>          </strong><strong>Nội dung </strong><strong>4</strong><strong>:</strong> Đào tạo tập huấn kỹ thuật, hội thảo khoa học
- Tổ chức 01 hội nghị tập huấn cho 50 lượt người về kỹ thuật trồng giống cam không hạt (CT36, BH) phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương .

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<p><strong><em>* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:</em></strong></p> <p>- Phân tích, khai thác các tài liệu quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây cam qua sách báo, mạng internet và thực tế tại một số địa phương…</p> <p>- Phân tích, khai thác tài liệu về tình hình sản xuất cam không hạt trong và ngoài tỉnh.</p> <p><strong><em>* Phương pháp định lượng:</em></strong></p> <p>&nbsp;</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
<p>huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang</p>
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<p>- Tổng kinh phí: 120.013.000 đồng<em> (Một trăm hai mươi triệu không trăm mười ba nghìn đồng)</em></p> <p><em>- Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 90.000.000 đồng (Chín mươi triệu đồng)</em></p> <p>- Từ nguồn khác: 30.013.000 đồng <em>( Ba mươi triệu không trăm mười ba nghìn đồng)</em></p>
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Xây dựng mô hình trồng cam không hạt CT36 và BH Chủ nhiệm đề tài phối hợp cùng HTX rau sạch Yên Dũng triển khai các công tác chuẩn bị trước khi trồng thử nghiệm hai giống cam CT36 và BH. Hướng dẫn cắt dọn cỏ khu vực trồng mô hình, không sử dụng hóa chất trừ cỏ cho vườn cam. Làm rãnh thoát nước sâu 60-70 cm, rộng 50 cm, mặt luống rộng 4,5 m. Mật độ trồng: hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m. Lắp hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động bao gồm: máy bơm tăng áp, đồng hồ hẹn giờ, téc nước inox, và ống tưới (ống PE 20:2, ống nhỏ giọt). + Máy bơm tăng áp giúp tăng áp suất cho hệ thống tưới. + Hệ tuống tưới gồm đường ống dẫn chính, phụ. Đầu mỗi đường ống dẫn chính có van khóa, cuối đường thì dùng chốt bít ống. + Hệ thống tưới được đặt dải theo dọc luống, cung cấp nước trực tiếp vào từng gốc cây. + Lắp đặt và kiểm tra lại toàn bộ hệ thống tưới nhỏ giọt. Việc sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là một phương pháp tưới tiết kiệm nước bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào gốc cây thông qua một mạng lưới gồm các van, đường ống, và lỗ thoát. Quy trình trồng trọt và chăm sóc: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật doViện Di truyền Nông nghiệp và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11892-1:2017 Thực hành nông nghiệp tốt Vietgap - Trồng trọt. 2. Tỷ lệ sống của giống cam không hạt CT36 và BH Tỷ lệ sống của hai giống cam không hạt trồng thử nghiệm tại xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đều đạt trên 94%. Tỷ lệ cây chết nguyên nhân chính là do một số cây bị vỡ bầu lúc trồng (CT36-0,8% và BH-2%) và chết do bị thối, lở cổ rễ (CT36-2,4% và BH-3,2%). 3. Kết quả theo dõi chỉ tiêu giống cam không hạt CT36 và BH Thời điểm khi trồng các chỉ số về đường kính tán TB, đường kính gốc TB, chiều cao vút ngọn TB của hai giống CT36 và BH không chênh lệch nhiều. Thời điểm 14 tháng sau trồng, đường kính tán TB, chiều cao vút ngọn TB của giống BH lớn hơn giống CT36, riêng đường kính gốc TB của giống BH nhỏ hơn đường kính gốc TB của giống CT36 ở cả 2 lô ĐC và TN. Xét thấy ở cả hai giống cam không hạt CT36 và BH trồng ở lô TN so với lô ĐC các chỉ tiêu về đường kính tán TB, đường kính gốc TB đều cao hơn. Chỉ riêng chiều cao vút ngọn của 2 giống CT36 và BH ở lô TN thấp hơn lô ĐC. Đặc điểm phát sinh các đợt lộc: do trồng cây vào mùa khô, lượng mưa ít, tháng 10 bắt đầu gặp rét dẫn đến cây bị cầm lại không ra được lộc. Bắt đầu đến mùa Xuân tháng 2 cây bắt đầu ra lộc mới. 14 tháng sau trồng hai giống cam không hạt CT36 và BH ở lô D và 2 có 3-4 đợt phát lộc. 4. Tình hình sâu bệnh hại Qua theo dõi mô hình chúng tôi thấy sâu hại gây hại trên cam từ tháng 2 (bắt đầu ra lộc) cụ thể gây hại với từng loại sâu hại như sau: Sâu ăn lá: xuất hiện thời gian ngắn và rải rác nhưng gây hại khá nhanh và mạnh. Xuất hiện vào giai đoạn bắt đầu các đợt lộc. Xuất hiện rải rác vào tháng 3, tháng 4 và tháng 7. Kết hợp phun thuốc BVTV cùng với bắt giết nên đã ngăn chặn kịp thời sự gây hại của sâu ăn lá. Sâu vẽ bùa: bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 2, tháng 5 khi có lộc Xuân và lộ Hè và gây hại. Sau đó đến tháng 4 hầu hết các cây đã ra đợt lộc thứ 2 cộng với thời tiết ấm độ ẩm cao làm cho sâu vẽ bùa bùng phát và gây hại kéo dài đến tháng 9. Sâu vẽ bùa gây hại cho vườn cam ở mức độ trung bình, chúng xuất hiện ở giống BH nhiều hơn giống CT36. Nhện đỏ, bọ trĩ: đây là hai loài gây hại phổ biến và xuất hiện kéo dài. Gây hại khi đợt lộc 1 thành thục (tháng 4, đầu tháng 5) kết hợp với thời tiết ấm áp, nắng mưa xen kẽ. Nhện đỏ và bọ trĩ xuất hiện và gây hại kéo dài đến hết tháng 5. Tháng 8, tháng 9 nhện đỏ và bọ trĩ xuất hiện trở lại và gây hại trên cam ở mức độ nhẹ. Vườn cam được áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh hại tổng hợp nên các loại bệnh phổ biến trên cây có múi có xuất hiện trong thời gian theo dõi nhưng được ngăn chặn kịp thời, mức độ gây hại không cao ít lây lan. Lở thối rễ: bệnh gây hại trên gốc thân, làm cho gốc bị thối nâu đen lại. Vết bệnh lan nhanh lên thân và vùng đất xung quanh gốc cây làm cho rễ cây thị thối có màu nâu đỏ. Cây bị bệnh chậm phát triển, khô héo lại và chết, gây thiệt hại trên cả hai giống CT36 (2,4%) và BH (3,2%). Bệnh loét: gây hại ở mức độ nhẹ trên cả hai giống CT36 và BH. Mặc dù có biện pháp phòng trừ nhưng có sâu vẽ bùa làm môi giới truyền bệnh khiến bệnh xuất hiện kéo dài từ T4 đến T5. Bệnh loét quay trở lại gây hại cho vườn cam vào tháng 8 và kéo dài đến tháng 9. So với giống cam vinh, cam lòng vàng được trồng tại địa phương thì hai giống cam BH và CT36 có những tính ưu việt hơn: kháng được bệnh vàng lá chè, nhện đỏ ít hơn, ít nhiễm bệnh. 5. Hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật Sau khi thực hiện đề tài trồng thử nghiệm hai giống cam không hạt CT36 và BH sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, nhóm thực hiện đã xây dựng hoàn thiện hướng dẫn quy trình kỹ thuật: + 01 quy trình kỹ thuật trồng giống cam không hạt CT36 theo hướng an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương. + 01 quy trình kỹ thuật trồng giống cam không hạt BH theo hướng an toàn phù hợp với điều kiện của địa phương.
Thời gian bắt đầu: 
06/2019
Thời gian kết thúc: 
11/2020
Năm thực hiện: 
2020
1405
Tổ chức phối hợp: 
<p>Tên tổ chức: Hợp tác xã Rau sạch Yên Dũng</p> <p>Điện thoại: 0204.3763222</p> <p>Địa chỉ: Thôn Huyên, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.</p>