Ks. Đỗ Thị Thu Hà

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm giống Ngan Pháp R71SL thương phẩm tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Ứng dụng KH&CN
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Ks. Đỗ Thị Thu Hà Các cá nhân tham gia: Th.s Trần Quang Vinh Th.s Hà Ngọc Linh
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Xây dựng thành công mô hình nuôi thử nghiệm giống Ngan Pháp R71SL thương phẩm tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang với quy mô 1.000 con đạt tỷ lệ nuôi sống trên ≥ 90%; (trọng lượng 2,5-3kg/01 con ngan cái sau 70 ngày tuổi; 4,5-5kg/01 con ngan đực sau 90 ngày tuổi).
Hoàn thiện Quy trình kỹ thuật chăn nuôi thương phẩm giống ngan Pháp R71SL phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp xác định: Trong suốt thời gian nuôi thử, đếm và ghi chép chính xác số ngan chết của đàn ngan thử nghiệm. Phương pháp tính: tính số ngan còn sống. Cuối mỗi đợt theo dõi, thống kê tổng số ngan chết để xác định số con sống theo công chức.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Địa chỉ: Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang Quy mô: Mô hình chăn nuôi ngan Pháp có thể nhân rộng trên địa bàn bởi có ưu điểm sự chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị hiệu qủa kinh tế, chất lượng thơm ngon.
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 169.400.000VND ( Một trăm sáu mươi chín triệu bốn trăm nghìn đồng) Trong đó: - Kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học: 80.000.000VND ( Tám mươi triệu đồng); - Kinh phí từ nguồn khác: 89.400.000VND (Tám mươi chín triệu bốn trăm nghìn đồng).
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1.Đặc điểm ngoại hình của giống ngan Pháp R71SL Đặc điểm ngoại hình được xác định bằng phương pháp quan sát, mô tả cá thể tại các thời điểm mới nở, ở tuần tuổi nhất định (8-10 tuần tuổi) và trưởng thành. Ngan pháp R71SL khi mới nở lông màu vàng rơm, có hoặc không có đốm đen ở đầu, ngan Pháp R71SL khi trưởng thành có bộ lông trắng tuyền. Ngan có đầu nhỏ, trán phẳng. Mào có mầu đỏ tía, ở con trống mào to và rộng hơn con cái. Tiếng kêu ngan khàn gần như câm, có mồng thịt ở gốc đỏ màu rượu vang kéo dài đến tận mang tai, mắt sáng, dáng đi nặng nề và chắc chắn. Mỏ ngan dẹt. Ngan có tính bầy đàn, hiền lành và chậm chạp. 2. Tỷ lệ nuôi sống của ngan Pháp R71SL nuôi thương phẩm qua các tuần tuổi tại các đợt nuôi thử nghiệm. Tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi của ngan Pháp R71SL thương phẩm đạt tương đối cao: Đợt nuôi 1 ngan Pháp R71SL nuôi thử nghiệm đạt tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 2,4, 6, 8, 10 và 12 tuần tuổi tương ứng là 98,2%; 97,6%; 97%; 95,4%; 94,2% và 93,6 %. Đợt nuôi 2 ngan Pháp R71SL nuôi thử nghiệm đạt tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 2,4, 6, 8, 10 và 12 tuần tuổi tương ứng là 98,4%; 98%; 97,2%; 95,6%; 94,2% và 93%. So sánh tỷ lệ nuôi sống của 2 đợt nuôi, đợt 2 có tỷ lệ nuôi sống cao hơn, tuy nhiên không có sự sai lệch nhiều. Qua theo dõi, tỷ lệ nuôi sống 01 ngày tuổi - 6 tuần đầu của ngan có biến động nhưng từ sau tuần tuổi thứ 6 trở đi, tỷ lệ nuôi sống tương đối ổn định. Tỷ lệ hao hụt giai đoạn 6 - 12 tuần tuổi vẫn xảy ra do hiện tượng ngan cắn cổ nhau khi ăn uống , do kẹp chân, một số con bị bệnh phân xanh trắng lâu ngày. Như vậy, tỷ lệ nuôi sống của ngan Pháp R71SL tại cả hai đợt nuôi đều đạt trên 90% và không có sự chênh lệch nhau nhiều, cho thấy khả năng nuôi thích nghi với điều kiện khí hậu, phương thức chăn nuôi trên sàn tại địa bàn triển khai nuôi thử nghiệm. 3. Khối lượng cơ thể ngan Pháp qua các tuần tuổi Khối lượng cơ thể ngan Pháp R71SL qua các tuần tuổi bằng cách cân khối lượng định kỳ vào một ngày, giờ nhất định vào buổi sáng trước khi cho ăn, uống, ngan được ăn tự do từ 01 ngày tuổi - 12 tuần tuổi (xuất bán). Khối lượng cơ thể của ngan Pháp R71SL nuôi thử nghiệm đều tăng dần qua các tuần tuổi, phù hợp với điều kiện sinh trưởng chung của gia cầm. Lúc 1 ngày tuổi, khối lượng nuôi của ngan ở 2 đợt thử nghiệm không chênh lệch nhau nhiều. Điều này do 2 đợt nuôi đều vào thời điểm chính hè, thời tiết nóng nhiều và cao vì vậy trứng để nhỏ hơn vào các thời điểm khác trong năm, do đó con giống cũng nhỏ hơn. Ở đợt nuôi 1, khối lượng cơ thể của ngan Pháp R71SL qua 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tuần tuổi nuôi thử nghiệm đạt tương ứng là 501,59g/con; 1020,17g/con; 2532,5g/con; 3627,86g/con; 4158,85g/con và 4619,27/con. Ở đợt nuôi 2, khối lượng cơ thể của ngan Pháp R71SL qua 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tuần tuổi nuôi thử nghiệm đạt tương ứng là 485,27g/con; 1017,23g/con; 2436,28g/con; 3598,28g/con; 3598,28g/con; 4016,32g/con và 4580,38g/con. Khối lượng cơ thể của ngan Pháp R71SL Biển 15ĐX tại đợt nuôi 2 luôn thấp hơn ở đợt nuôi 1 ở cùng thời điểm nuôi sau 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tuần tuổi. Sự khác biệt này là do sự khác biệt về thời tiết giữa hai đợt nuôi, đợt nuôi 2 vào thời điểm có sự thay đổi thời tiết, vào mùa hè và nắng nóng nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của ngan Pháp R71SL, ngan Pháp R71SL hấp thu kém hơn lên khối lượng cơ thể thấp hơn. 4. Tiêu tốn thức ăn trong đợt nuôi thử nghiệm Tiêu tốn thức ăn của ngan Pháp R71SL đều tăng dần qua các tuần tuổi, đến 12 tuần tuổi lượng thức ăn tiêu tốn cho kg tăng khối lượng cơ thể của ngan Pháp R71SL thương phẩm nuôi tại đợt 1 là 3,15 kg và đợt 2 là 3,18 kg. Tiêu tốn thức ăn của đợt 2 cao hơn đợt 1, sự khác biệt này là do sự khác biệt về thời tiết giữa hai đợt nuôi, đợt nuôi 2 vào thời điểm hè, nắng nóng và nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của ngan Pháp R71SL, ngan Pháp R71SL ăn nhiều nhưng hấp thu kém hơn lên khối lượng cơ thể thấp hơn và tiêu tốn thức ăn nhiều hơn cho 1 kg tăng trọng. 5. Tình hình dịch bệnh Để tránh quá trình vận chuyển con giống đường dài, sau khi ngan Pháp R71SL đưa về đến nới nhanh chóng chuyển ra nơi thoáng mát, sạch sẽ. Cho nghỉ ngơi khoảng 15-20 phút tiến hành cho uống nước có pha 50gram đường glucoza và 1gram vitamin/3 lít nước để chống stress; cho ăn vào ngày hôm sau. Nước uống đảm bảo sạch sẽ. Trong quá trình chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh theo đúng quy trình. Đàn ngan Pháp R71SL được tiêm vacxin đầy đủ theo quy trình, phun thuốc sát trùng định kỳ 1 lần/tuần bằng Chloramil, Iodine. Do ảnh hưởng của thời tiết và môi trường, vẫn có một số xuất hiện bệnh và chỉ mắc bệnh đi ngoài phân trắng phân xanh và chủ yếu bị ở giai đoạn 8-12 tuần tuổi trở đi với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10 -20% và đượ xử lý kịp thời. Nhưng mỗi khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều khi đó sức đề kháng kém nên dễ bị tái phát lại nên vẫn có những con chết gây hao hụt trong đàn. Tuy nhiên, Ngan là đối tượng nuôi dễ bị stress; rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh khi thay đổi thời tiết, do đó đợt nuôi 2 khi đàn ngan được 10-11 tuần tuổi có chịu tác động của thay đổi thời tiết từ xuân sang hè; nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm lên một số trong đàn con bị mắc bệnh rụng lông với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 20-25%.
Năm thực hiện: 
2020
1609