ThS. Lã Văn Đoàn

01.Tên nhiệm vụ: 

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng thâm canh cây Ba kích tím (Morinda officinalis How.) dưới tán rừng trên địa bàn huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang- UBND tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<p>Chủ nhiệm: ThS. Lã Văn Đoàn</p> <p>Cá nhân tham gia: ThS. Phan Thị Thu Hiền, ThS. Thân Thị Dũng, ThS. Vũ Duy Khải,  CN. Nguyễn Thị Hiền.</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong><em>Mục tiêu chung</em></strong>
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng thâm canh cây Ba kích tím (<em>Morinda offcinalis </em>How.) góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân.
<strong> Nội dung nghiên cứu chính:</strong>
- Xây dựng mô hình trồng cây ba kích tím theo một số tiêu chí GACP - WHO.
- Quy mô, địa điểm: 05 ha, tại xã Thanh Luận – huyện Sơn Động
+ Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong đất (chì, asen...) để xác định vùng đất trồng đủ điều kiện đáp ứng một số tiêu chí GACP-WHO;  Áp dụng quy trình trồng trọt thu hái và chế biến cây thuốc: Xác định thời gian trồng; chọn giống, xử lý đất trồng, chăm bón, tưới tiêu; phòng trừ sâu bệnh áp dụng theo một số tiêu chí GACP - WHO.
+ Phân tích, đánh giá chất lượng củ Ba kích tím theo một số tiêu chí GACP-WHO, bao gồm: phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong củ ba kích tím; phân tích hoạt chất chính trong củ theo dược Điển Việt Nam IV.
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cho 100 lượt người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch cây ba kích tím. Hội nghị đầu bờ đánh giá mô hình trồng cây ba kích tím trên địa bàn triển khai dự án.
- Tổ chức 01 cuộc hội thảo về nội dung của dự án

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<p>Phương pháp nghiên cứu:</p> <p>- Phương pháp mô tả.</p> <p>- Phương pháp lấy mẫu đất, phân tích đất, lấy mẫu phân tích sản phẩm.</p> <p>- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.</p> <p>- Xây dựng các giải pháp khoa học công nghệ.</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
<p>tỉnh Bắc Giang</p>
17.Kinh phí được phê duyệt: 
<p>Kinh phí được phê duyệt: 775.000.000 đồng; trong đó:</p> <p>- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 400.000.000 đồng.</p> <p>- Kinh phí đối ứng của dân: 375.000.000 đồng.</p>
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Kết quả theo dõi mô hình trồng Ba kích tím theo một số tiêu chí GACP-WHO Quy mô, địa điểm thực hiện: 05ha, mật độ trồng đạt 5000 cây/ha tại xã Thanh Luận, Sơn Động. Giống ba kích tím sử dụng bằng cây giâm hom tư thân, cây giống khỏe, chồi thứ cấp cao 20 - 25cm, rễ dài 5 - 6cm, có 4-5 cặp lá trở lên, không bị sâu bệnh. Trồng ba kích kím dưới tán rừng (trồng trên lập địa bìa rừng, trên đỉnh có cây rừng để tạo bóng phù hợp cho cây ba kích giai đoạn cây côn). Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng kỹ trình trồng và chăm sóc cây ba kích của đề tài cấp tỉnh thực hiện năm 2014 (quy trình này được hoàn thiện từ quy trình kỹ thuật trồng trọt của Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía Bắc phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Giang). Chọn đất trồng: xã Thanh Luận. Sau 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng được mô hình 05ha trồng cây ba kích tím trên địa bàn 4 thôn thuộc xã Thanh Luận, huyện Sơn Động.Cây sinh trưởng và phát triển tốt, gần như năng suất tối đa nếu trồng và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật. Qua kết quả tổng hợp theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết tại mô hình thấy rằng ba kích tím sau 32 tháng trồng cho năng suất trung bình 2,14kg/gốc, tương đương 8,5tấn/ha. Từ kết quả trên, bước đầu có thể đánh giá cây ba kích tím phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tại xã thực hiện dự án.
Thời gian bắt đầu: 
01/2017
Thời gian kết thúc: 
12/2019
Năm thực hiện: 
2017
1203
Tổ chức phối hợp: 
- Hội Nông dân huyện Sơn Động. - Hội Nông dân xã Thanh Luận, Sơn Động.