01.Tên nhiệm vụ:
“Nghiên cứu, trồng thử nghiệm các giống bạch đàn lai UG24 và UG54 có năng suất cao đã được công nhận vào trồng rừng sản xuất tại tỉnh Bắc Giang”.
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
<p><strong>Chủ nhiệm nhiệm vụ</strong>: ThS. Trần Đức Lợi.</p>
<p><strong>Cá nhân tham gia:</strong> KS. Nguyễn Tiến Hưng, TS. Nguyễn Việt Cường, Ths. Nguyễn Minh Ngọc, KS. Nguyễn Quốc Dự, KS. Ngô Thế Anh, KS.Nguyễn Văn Nam, KS.Trịnh Duy Ngơi, Ths. Nguyễn Văn Chuẩn, KS.Nguyễn Văn Tấn, KS.Dương Thị Thúy.</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu:
<strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong>
Đánh giá được khả năng thích ứng, giá trị kinh tế của giống bạch đàn lai UG24, UG54, góp phần phát triển các giống mới, bổ sung cơ cấu cây lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang.
<strong>Nôi dung:</strong>
1. Điều tra thực trạng phát triển rừng bạch đàn tại địa bàn nghiên cứu
2. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống bạch đàn lai UG24, UG54
3. Xây dựng mô hình vườn cây đầu dòng cung cấp hom giống bạch đàn lai UG24, UG54
4. Đào tạo, tập huấn, hội nghị đầu bờ.
5. Viết báo cáo kết quả thực hiện đề tài.
13.Phương pháp nghiên cứu:
<p>Phương pháp nghiên cứu:</p>
<p>- Mô tả, phân tích và đánh giá các điều kiện triển khai dự án</p>
<p>- Sử dụng các phương pháp thống kê sinh học, các phương pháp xử lý số liệu để phân tích, đánh giá các kết quả thí nghiệm.</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
<p>Huyện Yên Thế, Lục Nam và Sơn Động</p>
17.Kinh phí được phê duyệt:
<p>- Tông kinh phí được 452.965.000 đồng <em>(</em><em>Bốn trăm năm mươi hai triệu, chín trăm sáu mươi lăm nghìn đồng, trong đó:</em></p>
<p>- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 400.000.000 đồng <em>(</em><em>Bốn trăm triệu đồng</em><em>). </em></p>
<p>- Kinh phí huy động từ doanh nghiệp và người dân: 52.965.000 đồng <em>(</em><em>Năm mươi hai triệu, </em><em>chín trăm sáu mươi lăm nghìn đồng).</em></p>
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
1. Điều tra thực trạng phát triển rừng bạch đàn tại địa bàn nghiên cứu
- Giống Bạch đàn chủ yếu trồng tại huyện Yên Thế là: Bạch đàn Ưro dòng PN14 chiếm 80,4 %; Bạch đàn lai PNCT3 chiếm 12,3% loài khác chiếm 7,3% riêng Bạch đàn PN2 không có người trồng. Tuy nhiên, diện tích trồng Bạch đàn uro dòng PN14 có xu hưóng giảm mạnh và diện tích trồng Bạch đàn lai PNCT3 có xu hưóng tăng nhanh. Theo đánh giá của các hộ trồng rừng tại địa phương giống Bạch đàn lai PNCT3 là giống cho năng suất cao, hình thái đẹp nên giá bán cao hon, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
- Giống cây trồng rừng sản xuất chủ yếu trồng tại huyện Sơn Động là: Keo các loại chiếm 98,15 %; Bạch đàn lai PNCT3 chiếm 0,01%; Bạch đàn uro dòng PN14 chiếm 1,44%; Bạch đàn uro dòng PN2 chiếm 0,4 %;tổng diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn các xã khu vực điều tra của huyện Sơn Động, năng xuất bình quân cũng khá thấp chỉ từ 1 l-13m3/ha/năm. Tuy nhiên, riêng giống Bạch đàn lai PNCT3 mới chỉ có một mô hình 1,0 ha nhưng năng suất khá cao 18m3/ha/năm. Diện tích trồng Keo vẫn có xu thế tăng theo các năm. Theo đánh giá của các hộ trồng rừng tại địa phương Các giống Keo được trồng trên diện tích đất rừng còn nhiều dinh dưỡng và tương đối phù hợp với thời tiết, khí hậu của huyện, người dân trồng sau 3-5 năm đã được thu hoạch, mặt khác chưa có biểu hiện dịch bệnh nên tâm lý người dân ngại chuyển đổi cơ cấu loài cây trồng rừng.
- Giống cây trồng rừng sản xuất chủ yếu trồng tại huyện Lục Nam là: Bạch đàn các loại trong đó; Bạch đàn uro dòng PN14 chiếm 64,4%; Bạch đàn lai PNCT3 chiếm 7,8%; Bạch đàn uro dòng PN2 chiếm 4,6 %; còn lại là một số giống Bạch đàn khác dân tự đi mua về trồng không có nguồn gốc, theo thông tin là giống bạch đàn được nhập về từ Trung Quốc chiếm khoảng 23,2 % tổng diện tích trồng rừng sản xuất trên địa bàn các xã khu vực điều tra của huyện Lục Nam, năng xuất bình quân cũng khá thấp và không đều chỉ từ 1 l-13m3/ha/năm. Tuy nhiên, riêng giống Bạch đàn lai PNCT3 năng suất khá cao 18m3/ha/năm; một số giống không rõ nguồn gốc nhưng có năng suất khá cao 20m3/ha/năm.
- Lục Nam và Yên Thế là các huyện có điều kiện khá thuận lợi, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây Bạch đàn; người dân trồng rừng đã đầu tư trồng, chăm sóc rùng trồng Bạch đàn đã áp dụng tốt những kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc, quản lý bảo vệ khá tốt đặc biệt tại Yên Thế một số hộ dân đã sử dụng phân hữu cơ để tăng độ phì cho đất, tăng chất dinh dưỡng, tại những khu vực địa hình thuận lợi đã sử dụng máy để cuốc hố, làm đất do vậy đã góp phần nâng cao năng suất rừng trồng.
2. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống Bạch đàn UG24, UG54 trên địa bàn 03 huyện
Khảo nghiện tại xã Tuấn Đạo - Son Động cho thấy ở Sơn Động, do điều kiện lập địa xấu hơn nên sinh trưởng của các giống bạch đàn đều không bằng ở Yên Thế và Lục Nam. UG54 có sinh trưởng tốt hơn ƯG24 ở hiện trường Lục Nam và Sơn Động, nhưng lại kém hơn UG24 ở hiện trường Yên The. PN14 sinh trưởng rất kém ở tất cả các hiện trường, giống bạch đàn này không nên đưa vào sản xuất ở tất cả các khu vực trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung vì không có giá trị kinh tế, đồng thời lại là nguồn phát sinh bệnh cho các giống bạch đàn khác.
Nhìn chung, UG54 có sinh trưởng nhanh ở tất cả các hiện trường. Ở lập địa xấu tại Sơn Động, UG54 vẫn đạt tăng trưởng bình quân D].3 gần 4,4 cm/năm, và Hvn đạt 4,9 m/năm. Tại nơi đất tốt ở xã Lục Sơn huyện Lục Nam, UG54 có thể tăng trưởng nhanh hơn khi đạt D1.3 trung bình là 4,8 cm/năm và Hvn là 5,3 m/năm.
ƯG24 có sinh trưởng nhanh hơn ƯG54 ở Yên Thế, nhưng chậm hơn ở Lục Nam và đặc biệt là ở Sơn Động. Tuy nhiên, với D1.3 đạt 7,3cm và Hvn đạt 8,54m ở tuổi 2 tại hiện trường Sơn Động, ƯG24 vẫn không thua kém nhiều so với các giống bạch đàn nhập nội hiện nay.
UG24 và ƯG54 có tỷ lệ sống ở các hiện trường hầu hết đạt trên 90%, trù’ trường hợp ƯG24 tại Sơn Động đạt 87%, như vậy có thể đánh giá 2 giống bạch đàn lai kể trên có khả năng thích ứng cao với các địa điểm khảo nghiệm ở tỉnh Bắc Giang.
3. Kết quả xây dựng vườn cây đầu dòng cung cấp hom giống bạch đàn lai
+ Quy mô, địa điểm: 2.000 m2, với số lượng 10.000 cây đầu dòng, địa điểm: vườn ươm thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Yên Thế..
+ Thời gian trồng: tháng 7/2018. Sau khi trồng cây đầu dòng, đề tài đã theo dõi tỷ lệ cây sống, tính đến thời điểm lập hồ sơ đề nghị công nhận vườn cây đầu dòng, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Tính đến thời điếm nghiệm thu tỷ lệ cây sống đạt 85% so với số lượng cây trồng ban đầu.
Việc thu hái và nhân hom giống sau 3 đợt thu hái đã đạt tỷ lệ ra rễ trên 68%. Năng suất hom bình quân mỗi cây đạt từ 25 - 35 hom trên một lần thu hoạch. Thực tế trong vụ sản xuất nhân giống năm 2019, Công ty TNHH hai thành viên lâm nghiệp Yên Thế đã sản xuất được khoảng 50.000 cây giống để phục vụ cho một phần kế hoạch trồng rừng của Công ty và bán cho một số hộ dân trên địa bàn huyện để đưa vào trồng rừng.
Thời gian bắt đầu:
01/2017
Thời gian kết thúc:
12/2019
Năm thực hiện:
2017
1188
Tổ chức phối hợp:
- Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp;
- Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Yên Thế;
- Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động;
- Hộ gia đình Ông: Nguyễn Thế Thìn, thôn Gốc Dẻ, Lục Sơn, Lục Nam, Bắc Giang.