Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều tại tỉnh Bắc Giang
1. Mục tiêu
- Nghiên cứu xây dựng được các quy trình sản xuất, sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều.
- Xây dựng các mô hình liên kết nghiên cứu - sản xuất kinh doanh; sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều thời kỳ kinh doanh.
2. Nội dung
2.1. Nghiên cứu sản xuất phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều: Phân hữu cơ khoáng đa, trung, vi lượng; Phân khoáng hỗn hợp đa, trung, vi lượng; Phân khoáng hòa tan đa, trung, vi lượng chuyên dùng cho cây vải thiều.
- Nghiên cứu quy trình thử nghiệm sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều tại tỉnh Bắc Giang: Phân bón hữu cơ khoáng bón trực tiếp vào đất; Phân khoáng hỗn hợp bón trực tiếp vào đất; Phân khoáng hòa tan qua hệ thống tưới nước tiết kiệm cho cây vải thiều.
- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều: 60 tấn phân hữu cơ khoáng đa, trung, vi lượng; 38 tấn phân khoáng hỗn hợp đa, trung, vi lượng; 02 tấn phân khoáng hòa tan đa, trung, vi lượng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và lập hồ sơ đăng ký sản phẩm phân bón.
2.2. Xây dựng mô hình diện rộng sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây vải thiều tại tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ khoáng bón trực tiếp vào đất cho cây vải thiều
+ Quy mô, địa điểm: 09 ha (06 ha tại huyện Lục Ngạn, 03 ha tại huyện Tân Yên) sử dụng phân hữu cơ khoáng đã sản xuất.
+ Phân tích chất lượng quả vải với các chỉ tiêu: tỷ lệ thịt quả, độ Brix, đường tổng số, độ chua, hàm lượng Vitamin C. Số mẫu quả phân tích 48 mẫu (36 mẫu tại huyện Lục Ngạn, 12 mẫu tại huyện Tân Yên).
+ Hoàn thiện quy trình sử dụng phân bón hữu cơ khoáng bón trực tiếp vào đất cho cây vải thiều.
+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tại mô hình.
2.2.2. Xây dựng mô hình sử dụng phân khoáng hỗn hợp bón trực tiếp vào đất cho cây vải thiều
+ Quy mô, địa điểm: 10 ha (07 ha tại huyện Lục Ngạn, 03 ha tại huyện Tân Yên) sử dụng phân khoáng hỗn hợp đã sản xuất.
+ Phân tích chất lượng quả vải với các chỉ tiêu: tỷ lệ thịt quả, độ Brix, đường tổng số, độ chua, hàm lượng Vitamin C. Số mẫu quả phân tích là 99 mẫu (81 mẫu tại huyện Lục Ngạn, 18 mẫu tại huyện Tân Yên).
+ Hoàn thiện quy trình sử dụng phân khoáng hỗn hợp bón trực tiếp vào đất cho cây vải thiều.
+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tại mô hình.
2.2.3. Xây dựng mô hình sử dụng phân khoáng hòa tan qua hệ thống tưới cho cây vải thiều
+ Quy mô, địa điểm: 01 ha tại huyện Tân Yên, sử dụng phân khoáng hòa tan đã sản xuất.
+ Phân tích chất lượng quả vải với các chỉ tiêu: tỷ lệ thịt quả, độ Brix, đường tổng số, độ chua, hàm lượng Vitamin C. Số mẫu quả phân tích là 06 mẫu.
+ Hoàn thiện quy trình sử dụng phân khoáng hòa tan qua hệ thống tưới cho cây vải thiều.
+ Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển tại mô hình.
2.2.4. Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học
- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ tại các mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng cho vải thiều.
- Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.