01.Tên nhiệm vụ:
Xây dựng mô hình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh V2 và CS1 trên địa bàn huyện Lạng Giang.
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Viện Nghiên cứu Rau quả- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
<p>Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Văn Dũng</p>
<p>Cá nhân tham gia: ThS. Dương Xuân Thưởng, TS. Vũ Việt Hưng, ThS. Ngô Xuân Phong, TS. Cao Văn Chí, ThS. Lương Thị Huyền, KS. Nguyễn Trường Toàn, ThS. Nguyễn Thị Bích Lan.</p>
09.Mục tiêu nghiên cứu:
<strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong>
Xây dựng được mô hình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh (cam chín muộn V2 và cam chín sớm CS1); ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nhằm nâng cao năng suất chất lượng và thu nhập cho người dân.
<strong>Nội dung nghiên cứu chính:</strong>
1. Xây dựng mô hình trồng mới thâm canh giống cam sạnh bệnh V2 và CS1
2. Nghiên cứu, xây dựng mô hình tưới nhỏ giọt cho giống cam sạch bệnh V2 và CS1
3. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ và hội thảo khoa học
13.Phương pháp nghiên cứu:
<p>Phương pháp nghiên cứu:</p>
<p>* Xây dựng mô hình trình diễn.</p>
<p>* Theo dõi, nghiên cứu hoàn thiện quy trình</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
<p>15 ha tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang với sự tham gia của 35 hộ dân</p>
17.Kinh phí được phê duyệt:
<p>Tổng kinh phí: 2.859.050.000 VND<br />
Trong đó:<br />
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước: 1.500.000.000 VND<br />
- Nguồn khác:1.359.050.000 VND</p>
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
<p>Kết quả thực hiện<br />
1. Kết quả xây dựng mô hình<br />
1.1.Tổng hợp diện tích xây dựng mô hình<br />
Sau 3 năm triển khai Dự án đã xây dựng được 15 ha mô hình thâm canh giống cam sạch bệnh chín muộn V2 và chín sớm CS1 trên địa bàn 6 thôn thuộc xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang<br />
1.2. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của các cây mô hình<br />
1.2.1 Tỷ lệ sống của các cây cam trong mô hình<br />
Tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống của cây cam sau trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng cây giống và độ ẩm đất là những yếu tố ảnh hưởng chính.<br />
Dự án đã lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi – Viện Nghiên cứu Rau quả để cung cấp cho các hộ tham gia mô hình.<br />
Kết quả theo dõi cho thấy: Tỷ lệ sống của cây cam sau trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chất lượng cây giống và độ ẩm đất là những yếu tố ảnh hưởng chính. Dự án đã lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam 10 – TCVN 9302 – 2013 tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi - Viện Nghiên cứu Rau quả để cung cấp cho các hộ tham gia mô hình. Kết quả theo dõi cho thấy: Tại thời điểm 3 tháng sau khi trồng, tỷ lệ sống của các giống cam trong dự án dao động trong khoảng từ 98,2% đến 99,3%. Giống cam CS1 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 99,3%, Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, tỷ lệ sống của các giống cam trong mô hình có giảm nhưng không đáng kể so với thời điểm 3 tháng sau trồng do giai đoạn này bộ rễ của cây cam đã ổn định. Số liệu theo dõi tại thời điểm 12 tháng sau trồng cho thấy: Tỷ lệ sống của các giống cam lần lượt Giống cam CS1 là giống có tỷ lệ sống cao nhất đat: 98,3%<br />
1.2.2. Chiều cao cây và đường kính tán<br />
Chiều cao cây và đường kính tán là hai yếu tố đánh giá khả năng sinh trưởng và ảnh hưởng tới thời gian khép tán của cây cam sau trồng. Kết quả theo dõi thu được cho thấy:Từ khi trồng đến 3 tháng sau trồng là giai đoạn bén rễ hồi xanh của cây cam nên tốc độ sinh trưởng thân cành của cây cam tương đối chậm. Tại thời điểm 3 tháng sau khi trồng chiều cao của các giống cam tham gia dự án biến động trong khoảng từ 78,57cm (cam V2) đến 85,59cm (CS1). Sau khi cây cam đã bén rễ, giai đoạn từ 3 tháng đến 6 tháng và 12 tháng sau trồng cây cam bắt đầu sinh trưởng thân cành mạnh hơn. Tại thời điểm 12 tháng sau trồng chiều cao cây của các giống cam tham gia dự án đạt lần lượt là140,39cm (V2), 157,72cm (CS1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của giống cam chín sớm CS1 nhanh hơn so với giống cam chín muộn V2 (tăng 85,59cm từ thời điểm 3 tháng đến 12 tháng sau trồng).<br />
Đường kính tán của các giống cam trong mô hình cũng tăng trưởng chậm trong giai đoạn từ khi trồng đến 3 tháng sau trồng và tăng trưởng mạnh ở giai đoạn sau đó. Tại thời điểm 12 tháng sau trồng, số liệu theo dõi thu được cho thấy: Đường kính tán của các giống cam trong mô hình đã tăng lần lượt là 112,90cm (V2) và 138,02cm (CS1) so với thời điểm 3 tháng sau trồng.<br />
Cây cam chín sớm CS1 sinh trưởng và phát triển trội hơn so với cây cam chín muộn V2 trong cùng một điều kiện kỹ thuật canh tác. Sau 30 tháng trồng cây cam chín sớm CS1 cao trung bình 246,54 ± 8,06 cm, với cùng độ tuổi cam V2 chỉ đạt 235,71 ± 7,13 cm.<br />
Cây cam chín sớm CS1có đường kính tán rộng, tán đều, khả năng phân cành khoẻ, thể hiện đường kính tán rộng 176,45 ± 7,64 cm so với 169,31 ± 6,86 cm ở cam V2.<br />
1.2.3. Đường kính gốc<br />
Đường kính gốc là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây cam con sau trồng. Sinh trưởng đường kính gốc chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: giống, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, điều kiện đất đai, khả năng thâm canh,… Kết quả theo dõi đường kính gốc của các giống cam trong cùng một điều kiện đất đai khí hậu và kỹ thuật canh tác cho thấy giống CS1 có đường kính gốc cao hơn ở cả hai thời điểm sau trồng 3 tháng và 12 tháng, đạt lần lượt là 2,82cm và 4,21cm.Cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng khác, đường kính gốc của các giống camtrong mô hình tăng chậm trong giai đoạn 3 tháng đầu sau trồng và tăng nhanh dần trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng và 30 tháng sau trồng khi cây cam đã tương đối ổn định đạt trung bình từ: 5,89 -6,21cm.<br />
1.2.4. Đặc điểm phát sinh, phát triển các đợt lộc của cây cam chín muộn V2 và cam chín sớm CS1 trồng tại Lạng Giang, Bắc Giang<br />
Cũng như các giống cam khác 2 giống cam chín sơm CS1 và cam chín muộn V2 trồng trên địa bàn huyện Lạng Giang đều xuất hiện 3-4 đợt lộc chính: Lộc xuân, lộc Hè, Lộc Thu,và lộc Đông, các đợt lộc đều sinh trưởng tốt trong đó lộc hè sinh trưởng khỏe nhất.<br />
Chiều dài lộc phụ thuộc tuổi cây và chế độ chăm sóc. Thời kỳ chưa mang quả ỏ cây cam tập trung sinh trưởng khung tán biểu hiện là các đợt lộc vươn dài, khi xuất hiện quả bói vào năm thứ 3, thứ 4 các đợt lộc sinh trưởng chậm lại, ít hoặc không xuất hiện lộc đông.<br />
Trong điều kiện tự nhiên khí hậu của huyện Lạng Giang, Bắc Giang các cây cam có đặc điểm phát sinh phát triển các đợt lộc lộc tương tự với các đặc trưng của giống.<br />
1.2.5. Đặc điểm ra hoa, đậu quả của cây cam trong mô hình.<br />
Trong điều kiện khí hậu ở huyện Lạng Giang, tỉnhBắc Giang giống cam chín muộn (V2) và chín sớm (CS1) nói chung ra hoa từ đầu tháng 2, tập trung vào tháng 3. Từ bắt đầu ra hoa cho đến kết thúc ra hoa trong vòng trên 1 tháng, giống cam chín sớm CS1 kết thúc ra hoa sớm hơn.<br />
Thời gian ra hoa của giống cam chín sớm (CS1) bắt đầu từ 15/01 - 20/1 và kết thúc nở hoa 25/2 - 28/2, thời gian hoa nở 35-38 ngày. Đặc biệt thời gian thu hoạch quả của giống cam chín sớm CS1 từ 16/9 - 28/10 sớm hơn so với các giống cam khác khoảng 1 tháng. Giống cam V2 có thời gian ra hoa từ... thời gian kết thúc nở hoa từ, thời gian nở hoa kéo dài ... Giống cam V2 có thời gian chín muộn kéo dài từ 12/01- 10/02 năm sau, thậm chí có thể để quả trên cây lâu hơn nên có ý nghĩa rải vụ rất cao, trong khi thời vụ thu hoạch của các giống cam chính vụ thường bắt đầu từ 11/10 và kết thúc vào 30 /12.<br />
Qua theo dõi khả năng đậu quả của hai giống cam chín sớm CS1 và chín muộn V2 vụ quả năm 2019 chúng tối nhận thấy<br />
Đối với giống cam chín sớm CS1 theo dõi 995 hoa, sau 45 ngày tắt hoa đậu được 10,34 quả và số quả đậu khi ổn định là 7,85 quả có tỷ lệ đậu quả đạt 0,72% cao hơn giống cam chín muộn V2 (có tỷ lệ đậu quả chỉ đạt 0,58%).<br />
1.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 2 giống cam cam trong mô hình.<br />
Qua quan sát, phân tích và đánh giá 2 giống cam V2 và cam CS1 ở vùng Lạng Giang, Bắc Giang bước đầu cho năng suất và chất lượng của giống cam CS1 và V2 đều khá tốt và giữ được những đặc tính ưu việt của giống. Các cây cam trong mô hình sang năm thứ 3 bước đầu cho số quả trung bình/cây là 80,2 đến 84,7 quả, trọng lượng 135,3 đến 180,6 gam/quả, năng suất đạt trung bình 9,6 tấn/ha đối với giống cam chín sớm CS1 và 6,7 tấn/ha đối với giống cam chín muộn V2.<br />
1.2.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh của 2 giống cam trong mô hình.<br />
Cũng giống như các vùng chuyên canh cây ăn quả có múi khác, cây cam trồng tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang cũng bị nhiễm một số loại sâu bệnh hại phổ biến, mức độ gây hại của từng loài ở từng giai đoạn có khác nhau. Thành phần sâu hại cây cam rất nhiều, nhưng có thể chia thành các nhóm sau:<br />
- Nhóm sâu ăn lá và lộc non: Các đối tượng gây hại chính là sâu vẽ bùa.<br />
- Nhóm chích hút: rệp muội, rầy chổng cánh, nhóm nhện hại…<br />
- Nhóm sâu hại quả và hoa: Nhện rám vàng, bọ xít, ruồi đục quả, ngài chích<br />
hút…<br />
- Nhóm sâu đục thân cành: các loài xén tóc.<br />
- Các loại bệnh gây hại chủ yếu là: bệnh loét, bệnh muội đen.<br />
Trong những loài sâu bệnh hại trên có những loài gây hại nghiêm trong như:<br />
nhện đỏ, rầy chông cánh, bọ xít, ruồi vàng và bệnh loét.<br />
Sự phát sinh và phát triển sâu bệnh hại diễn ra theo mùa.<br />
- Thời tiết ẩm ướt trong vụ xuân tháng 2 - 3 hoặc tháng 6 - 7 trong vụ hè bệnh loét và sâu vẽ bùa thường xuất hiện gây hại trên hai giống cam V2 và CS1<br />
- Nhện đỏ thường xuất hiện vào mùa khô hoặc nắng vào tháng 4 - 5 hoặc tháng 9 - 10, Cam chín muộn V2 và cam chín sớm CS1 có mức độ bị hại thấp.<br />
2. Kết luận<br />
2.1. Dự án đã xây dựng thành công mô hình trồng thâm canh 02 giống cam chín sớm CS1 và giống cam chín muộn V2 với quy mô 15ha tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang với sự tham gia của 35 hộ dân. Kết quả cho thấy:<br />
Về tỷ lệ sống: Các giống cam đều có tỷ lệ sống đạt từ 98,2% đến 99,3% tại<br />
thời điểm 12 tháng sau trồng. Tỷ lệ sống của các giống cam lần lượt là 97,8% (V2), 98,3% (CS1), Giống cam chín sớm CS1 là giống có tỷ lệ sống cao hơn.<br />
Về các chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây tại thời điểm 30 tháng sau trồng cây cam chín sớm CS1 cao trung bình 246,54 ± 8,06 cm, với cùng độ tuổi cam chín muộn V2 đạt 235,71 ± 7,13 cm. đường kính gốc của các giống cam tham gia dự án tăng chậm trong giai đoạn 3 tháng đầu sau trồng và tăng nhanh dần trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng và 30 tháng sau trồng khi cây cam đã ổn định bộ rễ đạt trung bình từ: 5,89 - 6,21cm.<br />
Về chỉ tiêu năng suất: Các cây cam trong mô hình chủ yếu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và năm đầu bước vào giai đoạn kinh doanh cho năng suất trung bình đạt 9,6 tấn/ha đối với giống cam chín sớm CS1 và 6,7 tấn/ha đối với giống cam chín muộn V2.<br />
2.2. Dự án đã xây dựng thành công mô hình tưới nước kết hợp với dinh dưỡng bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel với quy mô 03ha cho hai giống cam chín sớm CS1 (2ha) và cam chín muộn V2 (1ha). Kết quả cho thấy:<br />
- Các chỉ tiêu sinh trưởng như (chiều cao cây, độ rộng tán, đường kính gốc) của mô hình đều cao đáng kể so với các cây cam ở mô hình Đối chứng (không tưới nhỏ giọt). Sau 30 tháng chiều cao cây của các cây cam tưới bằng phương pháp nhỏ giọt đạt 278,45 cm (cam chín sơm CS1) và 262,23 cm (cam chín muộn V2) cao hơn cam Đối chứng. Độ kính tán trung bình các cây cam tưới nước bằng công nghệ nhỏ giọt của Israel đạt 184,23 cm (cam chín muộn V2) và 206,67 cm (cam chín sớm CS1), cao hơn các cây cam Đối chứng 43,8 cm<br />
Về năng suất quả cam chín sớm CS1 của mô hình tưới nước nhỏ giọt đạt 13,5 tấn/ha, của mô hình tưới nước truyền thống đạt 9,6 tấn/ha. Năng suất mô hình tưới nước nhỏ giọt vượt 28,8 % so với mô hình tưới nước thông thường.Đối với cam chín muộn V2 của mô hình tưới nước nhỏ giọt đạt 9,8 tấn/ha, của mô hình tưới nước truyền thống đạt 6,7 tấn/ha. Năng suất mô hình tưới nước nhỏ giọt vượt 31,6 % so với mô hình tưới nước thông thường.<br />
2.3. Dự án đã hoàn thiện được 04 quy trình kỹ thuật phù hợp với điều kiện trồng và canh tác cam của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bao gồm:<br />
+ Quy trình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh chín muộn V2 tại huyện Lạng<br />
Giang<br />
+ Quy trình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh chín sớm CS1 tại huyện<br />
Lạng Giang<br />
+ Quy trình tưới nhỏ giọt, kết hợp với bón phân cho giống cam sạch bệnh chín muộn V2 tại huyện Lạng Giang<br />
+ Quy trình tưới nhỏ giọt, kết hợp với bón phân cho giống cam sạch bệnh chín sớm CS1 tại huyện Lạng Giang</p>
Thời gian bắt đầu:
01/2017
Thời gian kết thúc:
12/2019
Năm thực hiện:
2017
1206
Tổ chức phối hợp:
<p>Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi.<br />
UBND xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.</p>