05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
<p>Họ và tên chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Văn Dương</p>
<p>Tên các cộng tác viên:</p>
<p>- Ths. Trần Thị Phương Tuyến</p>
<p>- Ths. Đặng Thị Minh Thu</p>
<p>- Ths. Phạm Văn Long</p>
<p>- Ths. Nguyễn Văn Hưng</p>
13.Phương pháp nghiên cứu:
<p><strong>* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết</strong>:</p>
<p>Nghiên cứu tài liệu, văn bản pháp lý và thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài.</p>
<p><strong>* Phương pháp tiếp cận</strong>:</p>
<p>- Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống và tích hợp với các đối tượng thực hiện nghiên cứu (Cán bộ quản lý giáo dục, Giáo viên, Học sinh).</p>
<p><strong>* Phương pháp điều tra và phân tích số liệu: </strong></p>
<p>- Phương pháp điều tra xã hội học: Thu thập số liệu thông qua các phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với học sinh, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở một số cơ sở giáo dục để đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.</p>
<p>- Phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, đánh giá, khái quát các vấn đề nêu ra dựa trên những số liệu thống kê;</p>
<p>- Phương pháp thẩm định sản phẩm: đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh thông qua hệ thống chuyên đề.</p>
<p><strong>* Phương pháp chuyên gia</strong>:</p>
<p>- Tổ chức các hội thảo khoa học để lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh.</p>
<p><strong>* Phương pháp thực nghiệm</strong>:</p>
<p>- Triển khai phầm mềm AI Chatbot hướng dẫn học sinh tự học có sự gắn kết giữa dạy tự học - học tự học - tự kiểm tra đánh giá và mô hình vở luyện đề có sẵn vào thực tiễn giảng dạy ở các trường THPT.</p>
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
<p>Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tỉnh Bắc Giang</p>
17.Kinh phí được phê duyệt:
<p>Tổng kinh phí thực hiện: 40 triệu đồng chẵn</p>
Kết quả thực hiện:
<ol>
<li><a name="_Toc21295770"></a> <strong>THỰC TRẠNG UD CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG</strong></li>
</ol>
<p><a name="_Toc21295771"></a><strong>1.1. Tổ chức điều tra về thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học</strong></p>
<p><strong>1.1.1. Mục tiêu điều tra;</strong></p>
<p>- Tìm hiểu về thực trạng ứng dụng CNTT vào trong dạy và học ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang, cụ thể là TT GDTX-HN Tỉnh Bắc Giang và trường THPT Ngô Sĩ Liên.</p>
<p>- Kết quả điều tra làm cơ sở để đề xuất các biện pháp tăng cường việc ứng dụng CNTT và là cơ sở để nhóm đề tài triển khai ứng dụng phần mềm AI CHATBOT vào hỗ trợ hoạt động dạy và học.<a name="_Toc522271876"></a></p>
<p><strong>1.1.2. Phương tiện điều tra </strong></p>
<p><strong>Xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra khảo sát:</strong></p>
<p>- Mẫu số 01: Điều tra và khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học của CBQL và Giáo viên (25 tiêu chí; 20 CBQL và giáo viên)</p>
<p>- Mẫu số 02: Điều tra và khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học của học sinh (20 tiêu chí; 40 học sinh)</p>
<p>- Mẫu số 03: Điều tra và khảo sát thực trạng ứng dụng công nghệ AI Chatbot trong hoạt động dạy học (15 tiêu chí; 40 học sinh)</p>
<p>- Điều tra tại Trung tâm GDTX – HN Bắc Giang và Trường THPT Ngô Sĩ Liên<a name="_Toc522271877"></a></p>
<p><strong>1.1.3. </strong><strong>Phương pháp </strong><strong>tổ chức thực hiện </strong></p>
<ol>
<li>Kích thước mẫu</li>
</ol>
<p>100 mẫu phiếu chia ở hai địa điểm</p>
<p>Điều tra tại Trung tâm GDTX – HN Bắc Giang: 40 học sinh; 10 CBQL và giáo viên dạy bộ môn khoa học tự nhiên.</p>
<p>Điều tra tại Trường THPT Ngô Sĩ Liên: 40 học sinh; 10 CBQL và giáo viên dạy bộ môn Hóa - Sinh</p>
<p>Mẫu phiếu 01: 20 CBQL và GV tổng 20 phiếu</p>
<p>Mẫu phiếu 02: 40 HS tổng 40 phiếu</p>
<p>Mẫu phiếu 03: 40 HS tổng 40 phiếu</p>
<p>Tổng 100 mẫu phiếu phát ra.</p>
<ol>
<li>Thiết kế phiếu điều tra</li>
</ol>
<p>Phiếu điều tra gồm hai phần: phần thông tin chung và phần thông tin khảo sát.</p>
<ol>
<li>Thu mẫu</li>
</ol>
<p>Tiến hành phát phiếu điều tra ngẫu nhiên tại 2 nhà trường THPT nêu trên. Trong đó tập trung khảo sát học sinh khối 10.</p>
<ol>
<li>Phân tích và xử lý số liệu</li>
</ol>
<p>Số liệu sau khi thu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel.</p>
<p><strong> </strong><a name="_Toc21295772"></a><strong>1.2. Phân tích số liệu điều tra, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào giảng dạy</strong></p>
<p><strong> 1.</strong><strong>2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ứng dụng CNTT vào dạy học</strong></p>
<p>Tổng kết số liệu của bảng khảo sát có thể kết luận là nhận thức của GV và HS về vai trò của việc ứng dụng CNTT là thực sự cần thiết và CNTT đem lại hiệu quả công việc, tăng cường lượng thông tin truyền đi và lưu trữ.</p>
<p><a name="_Toc522271879"></a><strong>1.2.2. Đánh giá </strong><strong>mức độ ứng dụng công nghệ thông tin với giáo viên</strong></p>
<p>Viêc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT vào dạy học có thể được xem là cách làm mới, để nhìn nhận tần số sử dụng và vai trò của CNTT thông tin vào hoạt động dạy và học hàng ngày như thế nào. CNTT sẽ là cầu nối, phương tiện giao tiếp giữa GV-HS ở mọi lúc, mọi nơi vì vậy cần phải tăng cường mức độ sử dụng nhưng cần hướng dẫn cách sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.</p>
<p><strong>1.2.3. Mức độ tiếp cận và sử dụng các phần mềm </strong></p>
<p>Đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng phần mềm chúng tôi đặt câu hỏi:<strong> “</strong>Các em hãy cho biết đã từng sử dụng phần mềm nào trong quá trình học tập của bản thân” Điền dấu <em>X vào ô tương ứng khi thấy phù hợp. </em></p>
<p>Nhìn vào bảng thống kê và đồ thị thì hầu hết 30%-70% HS được hỏi đều chưa bao giờ tiếp xúc với các phần mềm và ứng dung powerpoint có 23% HS biết đến và phần mềm zalo có 17,5% HS nhìn nhận là dẽ tiếp cận. Riêng các phần mềm đặc thù theo từng bộ môn thì hầu như học sinh ít tiếp xúc chỉ khoảng từ 5% đến 11% là biết đến. Phần mềm AI CHATBOT có 45% chưa bào giờ biết đến và có 8% đã bước đầu am hiểu về phần mềm nay, đây sẽ là nhận tố quan trọng để phục vụ cho các chuyên đề tiếp theo.</p>
<p><strong>1.2.4. Các điều kiện cơ sở vật chất để ứng dụng CNTT vào dạy học.</strong></p>
<p>Để việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đạt hiệu quả cao thì ngoài yếu tố nhận thức của người sử dụng thì điều kiện cơ sở vật chất và sự đồng tình ủng hộ của lãnh đạo các cấp cũng sẽ là yếu tố quyết định đến thành công của việc ứng dụng công nghệ. Để tìm hiểu về yếu tố này chúng tôi có tìm đặt câu hỏi : <strong>“</strong>Thầy/cô hãy cho biết mức độ hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học tại trường thầy cô đang công tác. Điền dấu <em>X vào ô tương ứng khi thấy phù hợp.</em>Đồng thời bổ sung thêm các nội dung còn thiếu vào các dòng còn trống).</p>
<p><strong>1.2.5. Khảo sát thực trạng ứng dụng các phần mềm và công nghệ AI CHATBOT </strong></p>
<p>Từ những kết quả khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy vai trò của việc ứng dụng CNTT là thực sự cần thiết và hướng đi tiếp theo cho việc ứng dụng đó là phải đi tắt đón đầu các ứng dụng, các công nghệ, các phầm mềm vào trong giảng dạy. Nhóm dự án mạnh dạn đề xuất phần mềm AICHATBOT vào hỗ trợ giảng dạy. Đây là phần mềm mới, có những kiến thức còn xa lạ, vì vậy bước đầu là phải trang bị kiến thức cho người dạy, người học, sau đó mới tranh bị phương pháp làm cách thức tương tác giữa người với người thông qua các BOT<strong> </strong></p>
<p><strong>3. XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU</strong></p>
<h2>3.1. Chuyên đề 1 : Xây dựng kịch bản hóa học 10 chương 1, 2</h2>
<p>Chương trình hóa học 10- ban cơ bản bao gồm 7 chương, 39 bài, phân bố thành 70 tiết; Học kỳ I có 36 tiết; Học kỳ 2 có 34 tiết; Số tiết là 2 tiết/ tuần.</p>
<h2>3.2. Chuyên đề 2: Xây dựng Hệ thống “Trợ lý hóa học 10” chương 1, 2</h2>
<p>Vào tab “Set Up AI” và click vào nút Add AI Rule để tạo một rule đối thoại mới, tạo kịch bản câu hỏi và câu trả lời trong mục if user says something similar to và câu trả lời trong bot replies with Càng nhiều câu hỏi, chatbot của bạn càng tương tác tốt hơn với người dùng</p>
<ol start="4">
<li><a name="_Toc21295785"></a><strong> THỰC NGHIỆM PHẦN MỀM “TRỢ LÝ HÓA HỌC 10” VÀO THỰC TIỄN GIẢNG DẠY</strong></li>
</ol>
<h2><a name="_Toc21295786"></a>4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm:</h2>
<p><strong>- </strong>Mục đích thực nghiệm sư phạm để phổ biến biến thức cơ bản về phần mềm AICHAT BOT cho các học sinh, các thầy cô và đồng nghiệp các nơi về tính năng, nội dung, khả năng kết nối đa phương tiện, lợi ích của phần mềm và khả năng áp dụng trong giáo dục.</p>
<p>- Khảo sát, đánh giá việc áp dụng phần mềm AICHATBOT vào dạy học ở trường THPT có khả thi không? Đánh giá xu hướng phát triển công nghệ trong giáo dục.</p>
<p>- Đánh giá, nhận xét những ưu và khuyết điểm của phần mềm AICHATBOT? Đánh giá có những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình thực nghiệm?</p>
<h2><a name="_Toc21295787"></a>4.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm</h2>
<p>Việc chọn đối tượng thực nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm sư phạm vì vậy phải chọn sao cho hai nhóm đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau nhằm thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm. Sau khi nghiên cứu chúng tôi chọn lớp thực nghiệm là lớp 10A1 và lớp đối chứng là lớp 10A2 trường THPT Ngô Sĩ Liên với những lý do sau: Hai lớp 10A1 và 10A2 là hai lớp có sức học tương đương nhau, là hai lớp đầu, chia đều trên hai cơ sở của trường, số học sinh của hai lớp cũng gần bằng nhau đảm bảo tính khách quan của đối tượng.</p>
<p>100 mẫu phiếu chia ở hai địa điểm</p>
<p>Điều tra tại Trung tâm GDTX – HN Bắc Giang và Trường THPT Ngô Sĩ Liên</p>
<p>Đối tượng:</p>
<p>+ CBQL, Giáo viên: 20 CBQL và giáo viên dạy bộ môn khoa học tự nhiên.</p>
<p>+ Học sinh: 40 học sinh thực nghiệm; 40 học sinh đối chứng</p>
<h2><a name="_Toc21295788"></a>4.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm</h2>
<ul>
<li>Tổ chức một buổi giới thiệu về cách sử dụng phần mềm AICHATBOT</li>
<li>Tiến hành test phần mềm với bản đề mô “Hệ thống trợ lý giáo viên ảo hóa lớp 10 chương 1, 2”.</li>
</ul>
<p>* Lớp thực nghiệm (TN): dạy học và có sử dụng phần mềm hỗ trợ học tập thường xuyên.</p>
<p>* Lớp đối chứng (ĐC): dạy học nhưng không sử dụng phần mềm hỗ trợ.</p>
<ul>
<li>Tiến hành kiểm tra, thu thập kết quả, xử lý số liệu và đánh giá kết quả thu sự hiểu biết về phần mềm và sự hỗ trợ của phần mềm trong việc học tập</li>
<li></li>
</ul>