1. Kết quả công tác điều tra
Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát 1500 phiếu tại 10 huyện, thành phố nhằm đánh giá khách quan thực tiễn công tác tuyên truyền dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cho thấy, thời gian qua, công tác tuyên truyền về DS - KHHGĐ đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, hệ thống tuyên giáo các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt nhiều kết qủa tích cực. Hệ thống tuyên giáo các cấp đã <strong> </strong>tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tấc dan số- KHHGĐ và triển khai công tác tuyên truyền về dân số một cách đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Vai trò của công tác tuyên giáo trong việc chỉ đạo, định hướng tăng cường công tác tuyên truyền về DS -KKHGĐ được đánh giá cao. Việc chỉ đạo định hướng tuyên truyền về DS - KHHGĐ được hệ thống tuyên giáo các cấp thực hiện kịp thời sát tình hình thực tế ở địa phương. Đã chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tăng cường tuyên truyền về dân số cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp yêu cầu giai đoạn mới. Các cơ quan thông tin đại chúng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường tuyên truyền về dân số với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Người dân được tiếp cận thông tin tuyên truyền về DS - KHHGĐ kịp thời với nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó hình thức truyền thông trực tiếp của cán bộ dân số cấp xã và cộng tác viên dân số được cán bộ đảng viên và nhân dân đánh giá cao nhất (chiếm tỷ lệ 88,7%)... qua đó, đã góp phần thực hiện có hiệu qủa công tác dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quy mô gia đình nhỏ, ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số đã giảm nhiều. Tỷ xuất sinh bình quân, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm giảm. Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã có bước chuyển biến tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác tham mưu, chỉ đạo, định hướng ông tác tuyên truyền về DS - KHHGĐ của hệ thông tuyên giáo các cấp; công tác tuyên truyền về DS - KHHGĐ của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn về dân số vẫn còn có những hạn chế, tồn tại.
Nội dung tuyên truyền dân số, kế hoạch hóa gia đình chưa đi vào chiều sâu, chưa tập trung tuyên truyền đến các đối tượng sinh con một bề, thương gia giàu có muốn có nhiều con, vùng sâu vùng xa. Chưa sử dụng cách thức tuyên truyền hiện đại như mạng xã hội, facebook cá nhân. Đối tượng và khu vực tiến hành công tác tuyên truyền còn hạn chế, chưa ưu tiên tuyên truyển đến đối tượng, khu vực có nguy cơ vi phạm chính sách dân số cao. Hình thức tuyên truyền còn chưa đa dạng, phong phú, chưa chú trọng đến hình thức tuyên truyền hai chiều, tư vấn đối thoại trực tiếp. Việc tiếp nhận thông tin tuyên truyền qua hình thức hội nghị nói chuyên chuyên đề về dân số còn ít . Một số tổ chức, đoàn thể ở địa phương như Hội nông dân tham gia công tác tuyên truyền về DS - KHHGĐ được đánh giá còn chưa thường xuyên. Hệ thống đài truyền thanh xã, thôn tuyên truyền về công tác DS - KHHGĐ hiệu quả còn hạn chế. Công tác phối hợp tuyên truyền, xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 còn buông lỏng; còn gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền đối với đối tượng sinh con một bề. Cán bộ dân số thôn, xã còn chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến tuyên truyền công tác DS - KHHGĐ. Năng lực truyền thông của đội ngũ cán bộ dân số còn hạn chế. Cán bộ, đảng viên, công chức viên chức sinh con thứ 3 tăng nhanh; các hình thức xử lý vi phạm chính sách dân số đối với cán bộ, đảng viên công chức, viên chức còn nhẹ. Trong nhân dân vẫn còn tư tưởng trọng nam, khinh nữ .Cán bộ đảng viên, thương gia giàu có, người sinh con một bề có nguy cơ vi phạm chính sách dân số cao...
Về nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu do một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về DS - KHHGĐ nên thiếu chỉ đạo sâu sát, cụ thể; bên cạnh đó, hệ thống tuyên giáo các cấp trong công tác tham mưu về lĩnh vực DS - KHHGĐ có lúc, có việc chưa thực sự chủ động, linh hoạt, đi vào chiều sâu.
<strong>2. Kết quả xây dựng các chuyên đề nghiên cứu</strong>
Chuyên đề 1: Cơ sở lý luận về công tác tuyên truền về dân số
Chuyên đề 2. Những yếu tố tác động đến hoạt động tuyên truyền về dân số ở tỉnh Bắc Giang
Chuyên đề 3: Thực trạng vai trò của công tác tuyên giáo trong việc tăng cường tuyên truyền về dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
Chuyên đề 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công tác tuyên giáo trong việc tăng cường công tác tuyên truyền về dân số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay
<strong>3. Hội thảo khoa học</strong>
Tổ chức 01 Hội thảo kho ahocj tháng 9 năm 2019
Nội dung: Vai trò của công tác tuyên giáo trong việc tăng cường công tác tuyên truyền về dân số, kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.