ThS. Nguyễn Công Thông

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện liên kết trình chương đào tạo định hướng hợp tác doanh nghiệp

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt Hàn Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<table> <tbody> <td><strong>Họ và tên chủ nhiệm đề tài: </strong>ThS. Nguyễn Công Thông <strong>Tên các cộng tác viên:</strong> - ThS.Vũ Thị Thu - ThS.Trần Mạnh Thắng - KS. Nguyễn Nhật Hồng - ThS.Tạ Tiến Thịnh - KS. Mai Thị Thanh Hương - ThS.Phạm Tuấn Vũ -ThS. Đỗ Thị Ngọc</td> </tr> </tbody> </table>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

 Mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Tổng quan về cơ chế, chính sách các quy định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực đào tạo.

Cơ chế, chính sách, nhiệm vụ và giải pháp liên kết chương trình đào tạo nghề.

Xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thực hiện đề án phân luồng đã được thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 522/QĐ –TTg.

Định hướng mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện gắn kết với doanh nghiệp.

<a name="_Toc18917613"></a>Định hướng và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo liên kết nghề Điện công nghiệp hệ cao đẳng và nghề May thời trang hệ trung cấp
 Nội dung nghiên cứu
<em><strong>- Nội dung 1:</strong></em> Hoạt động khảo sát

+ Xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra, khảo sát.

+ Tổ chức điều tra, khảo sát Đội ngũ nhà giáo, quản lý và đơn,  sử dụng lao động và sinh viên tốt nghiệp ra trường (thực hiện khảo sát lần vết) đánh giá về chươngtrình đào tạo và chất lượng đào tạo của trường .

+  Xây dựng báo cáo tổng hợp số liệu điều tra khảo sát.

<em><strong>Nội dung 2: </strong></em>Xây dựng 07 chuyên đề nghiên cứu khoa học

<em><strong>Nội dung </strong><strong>3</strong><strong>: </strong></em>Tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học.

<em><strong>Nội dung 4: </strong></em>Xây dựng báo cáo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<strong><em>Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết:</em></strong> Nghiên cứu các tài liệu và thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài; Thu thập số liệu và xử lí kết quả thu được. <strong><em> Phương pháp điều tra:</em></strong>Tiến hành xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra cho Giáo viên, nhà Quản lý, Người sử đụng lao động và Sinh viên; Sau khi xây dựng xong các phiều điều tra, tiến hành tổ chức điều tra. Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành xây dựng một số chương trình đào tạo thể hiện tính liên kết đào tạo giữa người sử dụng lao động và cơ sở dạy nghề.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Trường Cao đẳng nghề Việt Hàn Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
+ Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 80 triệu đồng. + Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học: 50 triệu đồng Kinh phí đối ứng: 30 triệu đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<strong>1. Kết quả công tác điều tra</strong> Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành xây dựng 03 mẫu phiếu và tiến hành  khảo sát 02 lần với 300 phiếu. Khảo sát lần 1 nhằm thu thập ý kiến đánh giá về chất lượng chương trình đào tạo hiện tại; khảo sát nhu cầu, đề xuất của cán bộ giáo viên, nhà quản lý  trong hoạt động liên kết chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp; những đề xuất của giáo viên về  hoạt động hỗ trợ  điều kiện thực hiện liên kết chương trình đào tạo tại doanh nghiệp của doanh nghiệp; một số nội dung đề xuất điều kiện giảng dạy tại doanh nghiệp của cán bộ giáo viên, nhà quản lý. Đông thời nhóm đề tài thực hiện khảo sát doanh nghiệp về mức độ đánh giá chất lượng đào tạo của Nhà trường thông qua đánh giá mức độ việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại doanh nghiệp; đồng thời khảo sát về điều kiện hỗ trợ của doanh nghiệp cho hoạt động liên kết giảng dạy tại doanh nghiệp; khảo sát yêu cầu đáp ứng việc làm của doanh nghiệp đối với quy mô đào tạo của Trường và chất lượng đào tạo của sinh viên; đồng thời khảo sát yêu cầu của doanh nghiệp đối với nội dung chương trình đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất và một số nội dung khảo sát khác. Nhóm đè tài liến hành khảo sat lần 2 là khảo sát sinh viên tốt nghiệp ra trường nhằm thu thập, đánh giá tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường; nhu cầu đào tạo tiếp theo nếu có của sinh viên; đồng thời khảo sát sinh viên tốt nghiệp ra trường đánh giá về chất lượng đào tạo của Nhà trường, đánh giá mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với thực tiễn tại doanh nghiệp; khảo sát nhu cầu đề xuất của sinh viên về hoạt đồng điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng liên kết với doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và một số nội dung khảo sát khác. <strong>2. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu</strong> Đề tài xây dựng 07 chuyên đề nghiên cứu khoa học gồm những nội dung về các cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề; Thông qua các luật của nhà nước nhóm đề tài tài xây dựng Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của trường CĐN CN Việt – Hàn (VKTech) để tổ chức liên kết thực hiện chương trình đào tạo với Doanh nghiệp với lựa chọn tùy vào đặc thù của từng ngành nghề mà nhà trường thực hiện liên kết đào tạo để đảm bảo kiến thức, kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; Thông qua  đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thực hiện đề án phân luồng đã được thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 522/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025; Đồng thời đưa ra việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong việc cập nhật chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp; Trong đề tài nêu lên vai tròcủa đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tổ chức thực hiện hoạt động liên kết chương trình đào tạo với doanh nghiệp, đội ngũ giáo viên nghề là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề hiện nay; Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đội ngũ giáo viên dạy nghề đã ngày càng phát triển về số lượng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề, không ngừng nâng cao năng lực. - Chuyên đề 1: Các cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề. - Chuyên đề 2: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của trường CĐN CN Việt – Hàn (VKTech) để tổ chức liên kết thực hiện chương trình đào tạo với Doanh nghiệp. - Chuyên đề 3: Đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ thực hiện đề án phân luồng đã được thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 522/QĐ –TTg về việc phê duyệt đề án “giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025. - Chuyên đề 4: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong việc cập nhật chương trình đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. - Chuyên đề 5: Vai trò của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong tổ chức thực hiện hoạt động liên kết chương trình đào tạo với doanh nghiệp. - Chuyên đề 6: Tổ chức cập nhật chương trình đào tạo có liên kết với Doanh nghiệp nghề Điện công nghiệp hệ cao đẳng. - Chuyên đề 7: Tổ chức cập nhật chương trình đào tạo có liên kết với Doanh nghiệp nghề May thời trang hệ trung cấp.
Thời gian bắt đầu: 
12/2018
Thời gian kết thúc: 
10/2019
Năm thực hiện: 
2019
1471