Ths Nguyễn Thị Hương Liễu

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng các chủ đề dạy học vật lí theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THPT

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trường THPT Ngô Sỹ Liên
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Chủ nhiệm đề tài: Ths Nguyễn Thị Hương Liễu Cá nhân tham gia nhiệm vụ: NGƯT Lưu Hải An ThS  Nguyễn Thu Hương GV Hà Minh Việt ThS Bùi Thị Hồng
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>
Xây dựng được hệ thống các chuyên đề phục vụ việc dạy và học các bài trong chương trình Vật lí 10 theo định hướng nghiên cứu khoa học từ đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sih

Cung cấp một bộ tài liệu chuẩn cho học sinh tự học, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi trung học phổ thông quốc gia làm được nhiều câu thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao thuộc chương trình Vật lí 10.

Cung cấp cho giáo viên có một tài liệu logic, súc tích về các mạch kiến thức lí thuyết, bài tập thuộc chương trình Vật lí 10 học thuận lợi cho việc giảng dạy.
<strong>Nội dung nghiên cứu của đề tài</strong>
<strong>Nội dung 1:</strong>

<strong><em>Khảo sát, đánh giá thực trạng học môn Vật lí của học sinh và việc dạy môn Vật lí của giáo viên THPT tỉnh Bắc Giang hiện nay </em></strong>

Điều tra thực trạng dạy môn Vật lí của giáo viên và việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở 2 trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Lạng Giang 2.

- Từ số liệu khảo sát, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, đánh giá thực trạng học môn Vật lí của học sinh THPT và việc dạy học của giáo viên tại các trường  THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất việc thiết kế chuyên đề và tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh THPT.

<strong>Nội dung 2: <em>Xây dựng chuyên đề 1</em></strong>

<strong><em>Nghiên cứu cơ sở lí luận về  phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh:</em></strong>

- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tao của học sinh – sự lựa chọn của nền giáo dục hiện đại.

- Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Vật lí.

<strong>Nội dung 3: <em>Nghiên cứu xây dựng một số chủ đề dạy học vật lí 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.</em></strong>

- Căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng dạy và học bộ môn Vật lí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Căn cứ vào cơ sở lí luận chúng tôi xây dựng 4 chuyên đề dạy học và tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực năng nghiên cứu khoa học của học sinh TPT. Đảm bảo nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng, các bài giảng được thiết kế theo các trình tự logic khoa học.

<strong><em>      Chuyên đề 2: </em></strong>Xây dựng chủ đề dạy học “ Các lực cơ học” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

<strong><em>      Chuyên đề 3: </em></strong>Xây dựng chủ đề dạy học “ Định luật bảo toàn động lượng” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

<strong><em>      Chuyên đề 4: </em></strong>Xây dựng chủ đề dạy học “ Nhiệt học ” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

<strong><em>      Chuyên đề 5: </em></strong>Xây dựng chủ đề dạy học “ Nhiệt động lực học ” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

<strong>Nội dung 4:<em> Thực nghiệm sư phạm (dạng tập huấn thực nghiệm sư phạm)</em></strong>

- Mục đích thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các chuyên đề dạy học theo phương pháp định hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh.

- Đối tượng, địa bàn trường học thực nghiệm sư phạm: Học sinh lớp 10 tại trường THPT Ngô Sĩ Liên.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Tại trường THPT Ngô Sĩ Liên và trường THPT Lạng Giang 2 tiến hành tập huấn thực nghiện sư phạm cho 3 lớp 10 với số lượng 25 học sinh một lớp.

<strong>Nội dung 5<em>: Hội thảo khoa học: </em></strong>

<strong>Nội dung 6<em>: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học công nghệ.</em></strong>

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<h3><strong>Phương pháp nghiên cứu</strong></h3> Các phương pháp sau đây được sử dụng trong quá trình nghiên cứu: <strong><em>- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết</em></strong> + Nghiên cứu các tài liệu và thông tin liên quan trực tiếp đến đề tài. + Thu thập số liệu và xử lí kết quả thu được. - <strong><em>Phương pháp thực nghiệm sư phạm: </em></strong>Tiến hành thực nghiệm, triển khai dạy học theo chuyên đề định hướng nghiên cứu khoa học nhằm phát triển  năng lực  giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh khối lớp 10 ở hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. <strong><em>- Phương pháp điều tra: </em></strong> + Tiến hành xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra cho GV và HS. + Sau khi xây dựng xong các phiều điều tra, tiến hành tổ chức điều tra: Chúng tôi liên hệ với Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phát phiếu điều tra cho 30 GV và 170 HS lớp 10. Thu phiếu điều tra sau khi GV và HS đã hoàn thành xong.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 40.000.000
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<em><strong>1. Nghiên cứu lí luận về phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học.</strong></em> <em><strong>2. Khảo sát điều tra, đánh giá thực trạng học môn Vật lí của học sinh THPT tỉnh Bắc Giang hiện nay và việc đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên dạy.</strong></em> <em>a) Nội dung và công cụ đánh giá</em> Sử dụng 2 mẫu phiếu đánh giá Mẫu 1: lấy ý kiến của 30 thầy cô tại 2 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mẫu 2: lấy ý kiến của 170 học sinh tại 2  trường THPT Ngô Sĩ Liên và Lạng Giang <em>b) Nội dung đánh giá</em> Mẫu 1: gồm 40 tiêu chí, cụ thể Mẫu 2: gồm 30 tiêu chí, bao gồm các nội dung cụ thể <em>c) Các bước thực hiện</em> Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra tìm hiểu thực trạng học và dạy môn Vật Lí của giáo viên, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên ở 2 trường THPT Ngô Sĩ Liên và THPT Lạng Giang 2. Phân công nhóm cộng tác thực hiện đề tài tiến hành công tác điều tra, thống kê số liệu sơ bộ. Chủ nhiệm đề tài tiến hành tổng hợp, phân tích số liệu điều tra, đánh giá thực trạng học môn Vật lí của học sinh THPT và việc dạy học của giáo viên tại các trường  THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang làm cơ sở đề xuất việc thiết kế chuyên đề và tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo dựa trên tiến trình nghiên cứu khoa học của học sinh THPT. <em><strong>3. Phân tích nội dung chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cũng như mục tiêu cụ thể của môn Vật lí từ đó xác định nội dung kiến thức cơ bản cho việc thiết kế tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.</strong></em> <em><strong>4. Phân tích nội dung và đưa ra phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo tiến trình nghiên cứu khoa học</strong></em> <em><strong>5. Xây dựng được 5 chuyên đề trong đó 1 chuyên đề là nghiên cứu lí luận, 4 chuyên đề còn lại là xây dựng chủ đề kiến thức cụ thể nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh dựa trên tiến trình nghiên cứu kkhoa học</strong></em> <em><strong>6. Tiến hành thực nghiệm ở 2 trường THPT trên địa bàn Tỉnh. Những kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc thiết kế chủ để dạy học theo định hướng nghiên cứu khoa học.</strong></em> <em><strong>7. Trong điều kiện hiện nay việc tổ chức hoạt động dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sáng tiếp cận năng lực người học thì đề tài rất có tính khả thi.</strong></em>
Thời gian bắt đầu: 
02/2019
Thời gian kết thúc: 
09/2019
Năm thực hiện: 
2019
1461