<ol>
<li><a name="_Toc529779667"></a> <strong>Kết quả điều tra</strong></li>
</ol>
Nhóm nghiên cứu đề tài đã phối hợp với Hội các nhà Khoa học có quê hương Bắc Giang tại Hà Nội tiến hành thu thập thông tin của 164 nhà khoa học đang sinh sống và công tác tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua quá trình điều tra, khảo sát cho thấy Các nhà khoa học có quê hương Bắc Giang hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội là tập hợp tất cả những nhà khoa học, nòng cốt là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia giỏi trên tất cả các lĩnh vực. Với nhiều những công trình nghiên cứu áp dụng đạt hiệu quả cao trong thực tế, nhiều đề tài, dự án mô hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã đưa vào sản xuất và đạt hiệu quả cao. Với những kết quả đó thì quê hương Bắc Giang luôn là điểm được các nhà khoa học lựa chọn để ứng dụng những kết tinh khoa học để phát triển quê hương, đồng thời phát huy được truyền thống hiếu học của các thế hệ tiếp theo trên quê hương. Những giá trị tạo ra cũng là điều kiện để các nhà khoa học gắn kết với quê hương, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho quê hương nhằm xây dựng và phát triển Bắc Giang thành tỉnh giàu mạnh, hiện đại, hội nhập, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.
Các nhà khoa học có quê Bắc Giang tại Hà Nội có thể nói là tập hợp các nhà trí thức trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị; giáo dục đào tạo, y tế; quốc phòng- an ninh; khoa học và công nghệ; văn học nghệ thuật và các nhà trí thức làm công tác lãnh đạo quản lý… Chính với đội ngũ những người làm khoa học phong phú, đa dạng, có trình độ, năng lực và tâm huyết với quê hương, Các nhà khoa học có những lợi thế vượt trội như: Có tiềm năng trí tuệ sâu rộng trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội; Có mối quan hệ rộng lớn, cả trong nước và quốc tế, có khả năng tập hợp, liết kết các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội- chính trị khác với nhau, với quê hương; có thực lực trong tổ chức, nghiên cứu và tư vấn khoa học cả ở tầm vĩ mô và vi mô; Có năng lực tổ chức và thực thi công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và cho các đối tác; có vị thế và năng lực hoạt động trong các tổ chức chính trị thuộc hệ thống chính trị nước nhà…
<ol start="2">
<li><a name="_Toc529779688"></a><strong> Chuyên đề nghiên cứu khoa học</strong></li>
</ol>
<a name="_Toc529779689"></a><strong><em>2.1. Chuyên đề 1: </em></strong><strong><em>Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội - thực trạng và tiềm năng.</em></strong>
<a name="_Toc529779690"></a><em>2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu</em>
Đánh giá Thực trạng và tiềm năng của các nhà khoa học có quê hương tại Bắc Giang hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
<em>2.1.2. Nội dung nghiên cứu</em>
<strong> </strong>- Quan điểm về đội ngũ trí thức và vai trò của họ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thực trạng và tiềm năng của các nhà khoa học có quê hương ở Bắc Giang đang sinh sống và công tác tại Hà Nội.
- Giải pháp phát triển đội ngũ trí thức có quê hương ở Bắc Giang hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
<em>2.1.3. Kết quả nghiên cứu</em>
Trong mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử, tri thức luôn là nền tảng, là động lực tạo nên sự tiến bộ của xã hội. Đội ngũ trí thức chính là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong quá trình vận động và phát triển của xã hội. Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, đội ngũ trí thức Bắc Giang cũng tăng nhanh về số lượng và chất lượng đồng thời có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Đội ngũ trí thức, các nhà khoa học có quê Bắc Giang tại Hà Nội có thể nói là tập hợp các nhà trí thức trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị; giáo dục đào tạo, y tế; quốc phòng- an ninh; khoa học và công nghệ; văn học nghệ thuật và các nhà trí thức làm công tác lãnh đạo quản lý… Chính với đội ngũ những người làm khoa học phong phú, đa dạng, có trình độ, năng lực và tâm huyết với quê hương, Các nhà khoa học có những lợi thế vượt trội như: Có tiềm năng trí tuệ sâu rộng trên hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội; Có mối quan hệ rộng lớn, cả trong nước và quốc tế, có khả năng tập hợp, liết kết các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội- chính trị khác với nhau, với quê hương; có thực lực trong tổ chức, nghiên cứu và tư vấn khoa học cả ở tầm vĩ mô và vi mô; Có năng lực tổ chức và thực thi công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và cho các đối tác; có vị thế và năng lực hoạt động trong các tổ chức chính trị thuộc hệ thống chính trị nước nhà…
Nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, Tỉnh ta đã đề ra những Chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị… để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Có nhiều chương trình hành động riêng phù hợp với tình hình thực tế của mình, tạo điều kiện phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của trí thức.
Để quy tụ và phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức nhóm thực hiện chuyên đề có những kiến nghị sau:
- Tỉnh ta cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, phải khơi nguồn sức mạnh bên trong trước khi kết hợp với sức mạnh bên ngoài.
<em>- </em>Cần có chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh thích hợp đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh là con em ở quê hương Bắc Giang: Cùng với chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đội ngũ trí thức- những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ là người con của quê hương đang công tác tại Hà Nội về phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh nhà, Bắc Giang cũng cần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách bằng các lợi ích vật chất, tinh thần mà trí thức được hưởng đồng thời tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt để họ có thể nhiệt thành cống hiến trí lực cho sự phát triển của tỉnh.
- Đưa ra chính sách, kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ sát với tình hình thực tế của địa phương, giáo dục, động viên lớp trẻ ý thức phục vụ quê hương.
<strong><em>2.2. Chuyên đề 2</em></strong><strong><em>: Giải pháp kết nối các nhà khoa học của Hội các nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội với tỉnh Bắc Giang</em></strong>
<em> 2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu</em>
<a name="_Toc359854507"></a> Nghiên cứu một số giải pháp nhằm kết nối các nhà khoa học quê hương Bắc Giang đang công tác tại Hà Nội với tỉnh Bắc Giang
<em> 2.2.2. Nội dung nghiên cứu</em>
<strong> </strong>- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thực trạng và tiềm năng của các nhà khoa học có quê hương ở Bắc Giang đang sinh sống và công tác tại Hà Nội.
- Giải pháp kết nối các nhà khoa học có quê hương ở Bắc Giang hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội với tỉnh Bắc Giang.
<em> </em><em>2.2.3. Kết quả nghiên cứu</em>
<a name="_Toc529779694"></a>Bắc Giang đang trongthời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa với rất nhiều thời cơ và thách thức. Yêu cầu phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có chất lượng cao, trong đó có đội ngũ trí thức đang đặt ra hết sức bức thiết. Cùng với đội ngũ trí thức cả nước, trí thức Bắc Giang đã được phát triển lớn mạnh và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự phát triển thì nguồn nhân nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức của tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tỉnh cần thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học, kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn tiêu biểu, vừa có đức, vừa có tài đồng thời có giải pháp hữu hiệu nhằm kết nối các nhà trí thức – các nhà khoa học là người con của quê hương đang công tác tại Hà Nội. Hướng đến năm 2030, phải xây dựng được đội ngũ trí thức đông về số lượng, cao về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo. Bằng và vượt tỷ lệ trí thức bình quân của cả nước như mục tiêu, phương hướng của tỉnh đã đề ra.
Để quy tụ và phát huy hết tiềm năng của đội ngũ trí thức nhóm thực hiện chuyên đề có những kiến nghị sau:
- Tỉnh ta cần có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ nhằm tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, phải khơi nguồn sức mạnh bên trong trước khi kết hợp với sức mạnh bên ngoài.
- Cần có chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tôn vinh thích hợp đối với đội ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh là con em ở quê hương Bắc Giang: Cùng với chính sách “trải thảm đỏ” thu hút đội ngũ trí thức- những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ là người con của quê hương đang công tác tại Hà Nội về phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của tỉnh nhà, Bắc Giang cũng cần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách bằng các lợi ích vật chất, tinh thần mà trí thức được hưởng đồng thời tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt để họ có thể nhiệt thành cống hiến trí lực cho sự phát triển của tỉnh.
- Đưa ra chính sách, kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho lớp trẻ sát với tình hình thực tế của địa phương, giáo dục, động viên lớp trẻ ý thức phục vụ quê hương.
<ol start="3">
<li><strong>Hội nghị, Hội thảo</strong></li>
</ol>
Nhóm thực hiện đề tài đã phối hợp cùng với Hội các nhà khoa học quê hương Bắc Giang tại Hà Nội tổ chức 3 Hội thảo gồm:
<strong><em>3.1. Hội thảo 1</em></strong>
- Địa điểm tổ chức: Nhà A Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Số 36, đường Xuân Thủy, Hà Nội)
- Quy mô: 50 đại biểu gồm các thành phần: các nhà khoa học trong Hội các nhà Khoa học quê hương Bắc Giang tại Hà Nội; lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ; đại diện cơ quan chủ trì là Công đoàn Sở cùng nhóm thực hiện đề tài.
- Nội dung: Xây dựng khung của cuốn kỷ yếu cơ sở dữ liệu các nhà khoa học có quê nhà Bắc Giang tại Hà Nội, đặt bài viết cuốn kỷ yếu.
- Thời gian: 27/10/2018.
Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã góp ý khung cuốn kỷ yếu cho nhóm thực hiện đề tài. Theo đó, trong cuốn kỷ yếu sẽ gồm các bài viết về các nhà khoa học có chứa các thông tin như: Ảnh chân dung; ngày tháng năm sinh; nguyên quán, học hàm, học vị; đơn vị đã và đang công tác; chức vụ đã và đang giữ; nơi ở hiện nay; thành tích nổi bật; lĩnh vực tư vấn chuyên sâu… nhóm thực hiện đề tài sẽ căn cứ vào những thông tin được cung cấp trong phiếu điều tra, phỏng vấn thêm và viết một bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học (các Giáo sư, Phó Giáo sư).
Với các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, nhóm thực hiện đề tài tiếp thu, định hướng lại nội dung và thông tin của các nhà khoa học trong cuốn sách.
<strong>* Hội thảo 2: </strong>
- Địa điểm tổ chức: Hội trường Tầng 5, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang (đường Lý Tự Trọng, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang)
- Quy mô: 50 đại biểu
- Nội dung: sau khi xây dựng xong bản thảo, tổ chức Hội thảo xin ý kiến đóng góp hoàn thiện cuốn kỷ yếu.
- Thời gian: 17/ 3/2019.
Hội thảo tổ chức để lấy ý kiến về bản thảo của cuốn sách, các đại biểu dự Hội thảo là thành viên trong bản Liên lạc của Hội các nhà khoa học quê hương Bắc Giang tại Hà Nội; lãnh đạo Sở, cơ quan chủ trì. Sau khi tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học tại Hội thảo 1, nhóm thực hiện đề tài đã thay đổi nội dung thông tin trong cuốn sách cho phù hợp. Theo đó, các bài viết trong cuốn sách sẽ gồm các thông tin cá nhân và bài viết về cuộc đời. Tại Hội thảo, các nhà Khoa học nhận bài viết bản thảo xem xét và góp ý để hoàn chỉnh bản thảo gửi nhà in lên maket.
<strong>* Hội thảo 3: </strong>
- Địa điểm tổ chức: Tại Hà Nội
- Quy mô: 50 đại biểu
- Nội dung: Tổng kết các nội dung của nhiệm vụ khoa học.
- Thời gian: Ngày 15/6/2019.
Sau khi hoàn thiện cuốn sách, và các nội dung của đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu những nhà khoa học có quê nhà tại Bắc Giang đang sinh sống và công tác tại Hà Nội”. Công đoàn Sở tổ chức Hội thảo tổng kết nội dung nhiệm vụ khoa học. Các đại biểu góp ý báo cáo tổng kết đề tài, và tập trung vào đề xuất nhiệm vụ mới. Hội các nhà khoa học cũng mong được đóng góp nhiều hơn cho tỉnh Bắc Giang thông qua việc triển khai các đề tài dự án, tư vấn chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực nếu tỉnh có nhu cầu. Hội cũng đặc biệt đề xuất Sở sẽ tiếp tục cùng Hội xuất bản cuốn sách thông tin về các nhà khoa học còn lại để có thể kết nối nhiều nhà khoa học hơn với quê hương Bắc Giang. Từ những thông tin cung cấp của các cuốn sách sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh liên hệ được với các nhà khoa học khi cần tư vấn, giúp đỡ.
<ol start="4">
<li><strong> In ấn và phát hành cuốn kỷ yếu <a name="_Toc524616681"></a>cơ sở dữ liệu các nhà khoa học Bắc Giang tại Hà Nội </strong></li>
</ol>
<strong><em>4.1. Hình thức kỷ yếu</em></strong>
- Bìa cứng in 4 màu cán mờ; Chất liệu giấy couche
<strong><em>4.2. Nội dung kỷ yếu</em></strong>
Theo Thuyết minh đề tài xây dựng ban đầu, kỷ yếu có 200 trang gồm phần: Lời giới thiệu chung về cuốn kỷ yếu; Vắn tắt thông tin các nhà nhà Khoa học Bắc Giang tại Hà Nội: gồm ảnh, thông tin cá nhân, chặng đường công tác, thành tích…
Sau khi tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng cuốn Kỷ yếu cơ sở dữ liệu như một cuốn sách gồm: Lời giới thiệu; thông tin của 61 nhà khoa học là các Giáo sư và Phó Giáo sư đầu ngành đang sinh hoạt trong Hội, những người đã có nhiều đóng góp cho quê hương Bắc Giang nói riêng và cho đất nước nói chung.
Thông tin được tổng hợp gồm các phần: Ảnh chân dung; Thông tin cá nhân (năm sinh; quê quán; học hàm, học vị; đơn vị công tác; chức vụ công tác; điện thoại, Email; nơi ở hiện nay; thành tích đạt được; lĩnh vực tư vấn chuyên sâu) và phần bài viết về quá trình sinh ra lớn lên, chặng đường học tập và nghiên cứu cho đến hiện nay. Phần bài viết tích hợp các thông tin, như một câu chuyện về cuộc đời của mỗi nhà khoa học. Các bài viết không có motip giống nhau, mỗi bài viết là một câu chuyện kể khác biệt, đưa đến cho người đọc những thông tin bổ ích. những nhà khoa học có đóng góp nhiều cho quê hương, đất nước.
Khi xây dựng xong kế hoạch, nhóm nghiên cứu phối hợp với các phóng viên của Báo Bắc Giang, của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền đến phỏng vấn và viết bài. Các bài viết được chủ nhiệm đề tài cùng các cộng sự biên tập nội dung và gửi cho các thầy xác nhận sửa kỹ trước khi đưa vào maket cuốn kỷ yếu. Chính vì vậy, thông tin trong cuốn kỷ yếu đều là những thông tin chính sách, có căn cứ và được thông qua.
<strong><em>4.3. Đối tượng phát hành </em></strong>
250 cuốn sách là kết quả của đề tài, với số lượng in ấn, sách được gửi cho các nhà khoa học trong Hội các nhà Khoa học quê hương Bắc Giang tại Hà Nội với số lượng 174 cuốn (mỗi nhà khoa học 01 cuốn). số lượng còn lại nhóm thực hiện gửi về UBND 10 huyện, thành phố; các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; các trường cấp 3 trên địa bàn tỉnh.
Với mục tiêu giới thiệu đến bạn độc giả các nhà khoa học - là những người con của quê hương Bắc Giang đã thành công trên rất nhiều lĩnh vực để quý bạn đọc có thể liên hệ tư vấn (nếu cần), kết nối các nhà khoa học với quê hương mình. Đưa vào các trường học để truyền lửa, nâng cao tinh thần hiếu học, say mê nghiên cứu khoa học tới các thế hệ lớp lớp học trò. Nhằm bồi dưỡng ra nhiều “Hiền tài” là người con của quê hương Bắc Giang.