ThS. Trần Thu

01.Tên nhiệm vụ: 

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<strong>Chủ nhiệm dự án: ThS. Trần Thu Hà.</strong> <strong>Tên cộng tác viên:</strong> ThS. Nguyễn Nam Giang ThS. Lê Thanh Uyên ThS. Ngô Thị Thùy Dương ThS. Phạm Thị Thu Nguyễn Danh Thắng Lê Thị Ánh Đào Trọng Nghĩa
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<strong>Mục tiêu của dự án</strong>

<em> Mục tiêu chung</em>

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất giống nấm dạng dịch thể và một số giống nấm mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, bổ sung cơ cấu giống nấm mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó nâng cao công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Nấm Lạng Giang”.

<em>Mục tiêu cụ thể</em>

<a name="_Toc13157253"></a>Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống nấm dạng dịch thể (linh chi, mộc nhĩ) rút ngắn được 10% tổng thời gian nhân giống, tỷ lệ nhiễm &lt; 5%, công suất 80 – 100 lít/mẻ nhân giống, quy mô đạt 2.000 lít giống/năm.

<a name="_Toc13157254"></a>Xây dựng mô hình sản xuất thương phẩm 2 giống nấm (linh chi, mộc nhĩ) quy mô 100 tấn nguyên liệu/giống nấm, năng suất nấm tăng từ 5 – 10%.

<a name="_Toc13157255"></a>Xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm hai giống nấm chất lượng cao (kim phúc, chân dài), với quy mô 30 – 50 tấn nguyên liệu/giống nấm.

<a name="_Toc13157256"></a>Thiết lập và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”.

<a name="_Toc13157257"></a>Đạo tạo 10 cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật nuôi trồng một số giống nấm thương phẩm và nấm chất lượng cao cho 300 lượt người dân trồng nấm.

<strong> Nội dung thực hiện của dự án</strong>

<em>Đánh giá thực trạng sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua</em>

Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra, điều tra 180 phiếu, về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa bàn tỉnh; các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng, chất lượng giống, chủng loại nấm.

Xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả điều tra khảo sát.

<em>Xây dựng mô hình sản xuất nấm giống dạng dịch thể, giống nấm linh chi, giống nấm mộc nhĩ</em>

Quy mô, địa điểm: Nhân giống dạng dịch thể cho giống nấm (linh chi, mộc nhĩ) với công suất 80-100 lít/mẻ nhân giống, quy mô 2000 lít giống/năm.

<em> Xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm 2 giống nấm linh chi, nấm mộc nhĩ</em>

Quy mô, địa điểm: 100 tấn nguyên liệu/loại nấm (giống nấm linh chi, giống nấm mộc nhĩ). Dự kiến năng suất 30 kg nấm khô/tấn nguyên liệu; nấm mộc nhĩ 65 - 70 kg nấm khô/tấn nguyên liệu.

<em>Xây dựng mô hình sản xuất nấm th</em><em>ương phẩm 2 </em><em>giống nấm chất lượng cao nấm k</em><em>im phúc, nấm </em><em>chân dài</em>

Quy mô: 30 - 50 tấn nguyên liệu/loại nấm (nấm kim phúc, nấm chân dài). Dự kiến năng suất 300 - 350kg nấm chân dài tươi/tấn nguyên liệu; 400 - 600 kg nấm kim phúc tươi/tấn nguyên liệu.

<em>Thiết lập và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”</em>

Xây dựng phương án khai thác thương mại nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”.

Triển khai thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”:

Hỗ trợ các mô hình sản xuất nấm mang nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”;

Triển khai các hoạt động quảng bá và khai thác nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”; in ấn, sản xuất bao bì, biển hiệu, biển quảng cáo.

<em>Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học</em>

Tổ chức 2 lớp đào tạo cho 10 cán bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể và công nghệ nuôi trồng một số loại nấm có sử dụng giống nấm dạng dịch thể.

Tổ chức 05 lớp tập huấn cho 300 lượt người dân trồng nấm về kỹ thuật nuôi trồng nấm một số loại nấm ăn và nấm dược liệu (linh chi, mộc nhĩ, kim phúc, chân dài).

Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình sản xuất nấm thương phẩm (linh chi, mộc nhĩ, kim phúc, chân dài).

Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung của dự án.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<h2><strong>Các phương pháp chuyên môn</strong></h2> <em>3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin tình hình sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu</em> * Phương pháp thu thập số liệu * Phương pháp thu thập tài liệu/thông tin <ul> <li>Thông tin thứ cấp:</li> </ul> Dự án thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các báo cáo, chuyên đề hội thảo, kỷ yếu hội thảo, sách, tạp chí chuyên ngành từ nguồn thống kê của địa phương, Bộ Nông nghiệp, quản lý cấp xã, huyện và từ internet. <ul> <li>Thông tin sơ cấp:</li> </ul> Dự án thu thập thông tin sơ cấp thông qua 2 phương pháp thu thập thông tin cơ bản sau: - Điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu sẽ xây dựng bộ câu hỏi phục vụ cho quá trình điều tra, lấy thông tin từ người dân, người lao động tham gia sản xuất nấm trên địa bàn với số lượng dự kiến khoảng 150 hộ. Trong đó bao gồm các hộ sản xuất nấm tại vùng sản xuất nấm mang nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang” và một số hộ dân khác trên địa bàn tỉnh. - Phỏng vấn: Bên cạnh việc điều tra bằng bảng hỏi, đề tài thu thập thông tin trực tiếp qua quá trình phỏng vấn các cán bộ quản lý địa phương để thu thập thêm những thông tin liên quan đến hiện trạng sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu trên địa bàn. - Phương pháp quan sát: Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản, dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải là phương pháp điều tra vì không có các câu hỏi hay câu trả lời. Tuy nhiên phương pháp này sẽ được sử dụng kết hợp với phương pháp điều tra trực tiếp nhằm thu thập những thông tin liên quan đến chất lượng môi trường, điều kiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất nấm, chế biến bảo quản, kỹ thuật sản xuất…. trên địa bàn nghiên cứu. Các hình ảnh, thông tin của quá trình quan sát sẽ giúp quá trình phân tích, đánh giá sản xuất nấm được xác thực hơn. - Bảng hỏi: Các câu hỏi được xây dựng sẽ tập trung vào đánh giá của người dân và người lao động đến các vấn đề có liên quan tới sản xuất nấm trên địa bàn. Nội dung của bảng hỏi sẽ đảm bảo các thông tin từ các nội dung cơ bản của hộ đến các câu hỏi định tính và định lượng để đo lường thực trạng sản xuất gồm: (i) thông tin cơ bản của các hộ điều tra, (ii) Thực trạng sản xuất, các điều kiện sản xuất, các thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất nấm của nhóm hộ điều tra, (iii) Tình hình sử dụng giống và nguồn giống nấm của người dân trên địa bàn, (iv) Các ý kiến liên quan tới phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”, (v) ý kiến đóng góp của hộ điều tra để cải thiện tình hình sản xuất nấm hiện nay. Bảng hỏi sẽ được thiết kế và tiến hành điều tra thử để kiểm nghiệm sự phù hợp và hoàn thiện các nội dung trước khi được tiến hành điều tra. <em>* Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin</em> Các thông tin thứ cấp, sơ cấp sẽ được tổng hợp và xử lý dựa trên các tiêu chí phân tổ theo giới tính, theo độ tuổi, loại sản phẩm, vùng khảo sát… Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phần mềm chuyên dụng excel, SPSS để tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được … <ol> <li>Phương pháp phân tích thông tin</li> </ol> <em>* Phương pháp thống kê mô tả</em> Phương pháp này được vận dụng trong phân tổ thống kê hiện trạng sản xuất nấm: các chủng loại nấm, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất…. Phương pháp này cũng dùng để lựa chọn các tiêu thức để xem xét điều kiện lao động cho sản xuất thông qua các số bình quân, bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ. <em>* Phương pháp thống kê so sánh</em> Thực trạng sản xuất nấm của các hộ dân được nghiên cứu trong đề tài sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về điều kiện sống với các chỉ tiêu theo phân tổ thống kê như so sánh giới tính, độ tuổi, quy mô sản xuất... Phân tích so sánh sự khác biệt về giữa các nhóm hộ bao gồm: Việc tham gia sản xuất theo nhãn hiệu tập thể, sản xuất các chủng loại khác nhau, đối tượng được hưởng chính sách và không được hưởng chính sách… <em> Phương pháp triển khai sản xuất</em> 1. Mô hình sản xuất giống nấm dạng dịch thể giống nấm mộc nhĩ, nấm linh chi Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm, cơ quan chủ trì dự án có trách nhiệm điều tra, kháo sát và xác định địa bàn thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng phối hợp thực hiện dự án KH&amp;CN cấp tỉnh với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mô hình sản xuất giống nấm dạng dịch thể được thực hiện trên cơ sở quy trình công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm đã được xây dựng và thử nghiệm. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm sẽ có trách nhiệm sản xuất giống nấm gốc cung ứng cho đơn vị phối hợp. Đồng thời Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm sẽ cùng với đơn vị phối hợp thực hiện các nội dung công việc thuộc phần công việc nhân giống cấp I dạng dịch thể, nhân giống cấp II dạng dịch thể và nhân giống cấp trung gian sử dụng giống nấm dạng dịch thể phục vụ sản xuất nấm thương phẩm các loại nấm linh chi, mộc nhĩ 2. Mô hình sản xuất nấm thương phẩm các loại nấm chủ lực (nấm mộc nhĩ, nấm linh chi) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm, cơ quan chủ trì có trách nhiệm điều tra, kháo sát và xác định địa bàn thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng phối hợp thực hiện dự án KH&amp;CN cấp tỉnh với các tổ chức, cá nhân sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mô hình sản xuất thương phẩm nấm mộc nhĩ, nấm linh chi được thực hiện trên cơ sở quy trình công nghệ nuôi trồng nấm mộc nhĩ và quy trình công nghệ nuôi trồng nấm linh chi có sử dụng giống nấm dạng dịch thể của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm đã được nghiên cứu, thử nghiệm và công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở. Cơ quan chủ trì cùng với đơn vị phối hợp sản xuất giống nấm linh chi, mộc nhĩ dạng dịch thể; sản xuất giống nấm mộc nhĩ, giống nấm linh chi thương phẩm cho các đơn vị phối hợp khác trên địa bàn phục vụ thực hiện thực hiện xây dựng mô hình. 3. Mô hình sản xuất nấm thương phẩm giống nấm chất lượng cao (nấm kim phúc, nấm chân dài) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm, cơ quan chủ trì có trách nhiệm điều tra, kháo sát và xác định địa bàn thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng phối hợp thực hiện dự án KH&amp;CN cấp tỉnh. Mô hình sản xuất thương phẩm giống nấm chất lượng cao (nấm kim phúc, nấm chân dài) được thực hiện trên cơ sở quy trình công nghệ nuôi trồng nấm chân dài và quy trình công nghệ nuôi trồng nấm kim phúc của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm đã được nghiên cứu, thử nghiệm và công nhận tiến bộ kỹ thuật cấp cơ sở. Cơ quan chủ trì cung ứng cho các đơn vị phối hợp giống nấm chân dài, nấm kim phúc cấp I. Các đơn vị có trách nhiệm sản xuất giống cấp II thương phẩm phục vụ xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm. 4. Thiết lập và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang” <em>* Phương pháp chuyên gia</em> Bằng việc tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nhãn mác và phát triển thương hiệu, trao đổi quá trình phát triển hiện nay của nhãn hiệu tập thể “nấm Lạng Giang”, các chuyên gia sẽ cho ý kiến về quá trình phát triển hiện nay, từ việc áp dụng nhãn mác, quản lý người sử dụng, nguồn hàng tới xu hướng phát triển trong thời gian tới, đối chiếu với các nhãn hiệu đã thành công để tìm ra những vấn đề còn tồn tại cũng như chiến lược phát triển trong thời gian tới. <em>* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)</em> Nhãn hiệu tập thể là sở hữu của cộng đồng những người dân sản xuất nấm tại Lạng Giang, do đó, bên cạnh việc tham vấn chuyên gia về nhãn mác và phát triển thương hiệu, cần thiết phải dựa vào quá trình đánh giá của những người đã sử dụng nhãn mác thông qua các cuộc họp nhóm, tổ nhằm tìm ra vấn đề của nhãn mác. Các nội dung được đánh giá bao gồm: - Hình ảnh và quy cách túi nhãn mác đã phù hợp với thị trường, người tiêu thụ chưa. - Hình ảnh và nhãn mác có gây ấn tượng và dễ nhớ đối với người tiêu dùng không - Tại sao hiện nay chỉ có một vài hộ sử dụng nhãn mác, còn phần lớn các hộ khác lại không sử dụng nhãn mác - Tại sao nhiều hộ khi sử dụng nhãn mác lại không có hiệu quả trong thương mại hơn so với các sản phẩm không có nhãn mác, vấn đề ở đây là gì - Nhãn hiệu đã từng được xúc tiến thương mại chưa, cần phải làm gì để đưa nhãn hiệu tập thể tới tay người tiêu dùng và gây ấn tượng với người tiêu dùng - Quy trình quản lý sử dụng nhãn mác, chất lượng sản phẩm của các hộ có tương đồng với chất lượng mà nhãn mác đã được đăng kí không. Để nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhãn mác thì cần thực hiện những vấn đề gì - Các khó khăn khác liên quan tới nhãn mác cấn giải quyết.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 4.803.099.000 đồng (Bốn tỷ, tám trăm linh ba triệu, không trăm chín mươi chín nghìn đồng./.). Trong đó: + Ngân sách SNKH tỉnh: 1.800.000.000 đồng. + Nguồn đối ứng của cơ quan chủ trì: 0 đồng + Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, đối ứng của dân tham gia dự án: 3.003.099.000 đồng./.
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
Dự án đã hoàn thành các nội dung công việc cần thực hiện và đạt được các kết quả đáp ứng mục tiêu đề ra: <ol> <li>Xây dựng được 02 mẫu phiếu điều tra và điều tra 170 hộ (170 phiếu) và 30 cán bộ quản lý để đánh giá tình hình sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hoàn thiện 01 báo cáo phân tích kết quả điều tra.</li> <li>Xây dựng thành công mô hình nhân giống nấm dạng dịch thể tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang với quy mô 2.778 lít giống nấm linh chi và 2.489 lít giống nấm mộc nhĩ, tỷ lệ nhiễm trung bình từ 3,8 – 4,2%, giảm đầu tư chi phí ban đầu 30 – 40% so với sản xuất giống theo công nghệ truyền thống.</li> <li>Xây dựng thành công mô hình sản xuất thương phẩm nấm linh chi, nấm mộc nhĩ tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang, Trung tâm UD tiến bộ KH&amp;CN Bắc Giang, Hội sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang. Quy mô hình 100 tấn nguyên liệu/loại nấm. Mô hình nấm linh chi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất nấm linh chi dao động từ 30,05 – 30,2kg nấm khô/tấn nguyên liệu, hiệu quả kinh tế mang lại trung bình từ 5,9 – 6,3 triệu đồng/tấn nguyên liệu. Mô hình nấm mộc nhĩ có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất trung bình đạt từ 65,1- 65,2 kg nấm khô/tấn nguyên liệu, hiệu quả kinh tế từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/tấn nguyên liệu.</li> <li>Xây dựng thành công mô hình sản xuất thương phẩm hai loại nấm có chất lượng cao tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang. Mô hình nấm chân dài cho năng suất trung bình 319,3 kg nấm tươi/tấn nguyên liệu, hiệu quả kinh tế đạt 8,815 triệu đồng. Mô hình nấm kim phúc năng suất đạt 402,15 kg nấm tươi/tấn nguyên liệu, hiệu quả kinh tế đạt 6,925 triệu đồng/tấn nguyên liệu.</li> <li>Dự án đã hoàn thiện 06 quy trình kỹ thuật về nhân giống và nuôi trồng giống nấm mới tại 2 huyện Lạng Giang, Tân Yên thuộc tỉnh Bắc Giang gồm: 01 Quy trình nhân giống nấm nấm mộc nhĩ dạng dịch thể, 01 quy trình nhân giống nấm linh chi dạng dịch thể, 01 quy trình nuôi trồng nấm mộc nhĩ thương phẩm, 01 quy trình nuôi trồng nấm linh chi thương phẩm, 01 quy trình nuôi trồng nấm chân dài thương phẩm, 01 quy trình nuôi trồng nấm kim phúc thương phẩm.</li> <li>Dự án đã thiết lập và vận hành mô hình quản lý và khai thác NHTT “Nấm Lạng Giang”:</li> </ol> - Xây dựng 01 báo cáo đề xuất phương án phát triển thị trường đối với NHTT “Nấm Lạng Giang”. - Hỗ trợ 50 kg bao bì và 3.000 cái tem nhãn cho hộ sản xuất nấm mang NHTT thuộc Hội sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang. - Ký 02 hợp đồng mua sản phẩm mang NHTT và gửi bán theo sản phẩm theo các kênh khác nhau. - Tham dự 08 hội chợ triển lãm quảng bá sâu rộng sản phẩm mang nhãn hiệu “Nấm Lạng Giang” đến nhiều đối tượng người tiêu dùng. - Hỗ trợ 01 biển quảng cáo mang NHTT “Nấm Lạng Giang” được treo tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. <ol start="7"> <li>Dự án đã tổ chức 2 lớp đào tạo 10 cán bộ kỹ thuật về quy trình công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể và quy trình nuôi trồng một số giống nấm ăn và nấm dược liệu mới tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm và Hợp tác xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.</li> </ol> Tổ chức được 5 lớp tập huấn cho 300 lượt người dân về kỹ thuật nuôi trồng và chế biến nấm ăn và nấm dược liệu tại 2 xã Tiên Lục và Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Dự án tổ chức 2 hội thảo khoa học, 2 hội nghị đầu bờ tham quan, đánh giá kết quả triển khai mô hình sản xuất giống nấm dạng dịch thể và mô hình sản xuất các giống nấm mới (kim phúc, chân dài) tại Trung tâm Giống nấm Bắc Giang, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Thời gian bắt đầu: 
04/2017
Thời gian kết thúc: 
04/2019
Năm thực hiện: 
2018
1425
Tổ chức phối hợp: 
Trung tâm Giống nấm Bắc Giang. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&amp;CN Bắc Giang. Hội sản xuất và tiêu thụ nấm Lạng Giang.