GS.TS. Nguyễn Văn Song

01.Tên nhiệm vụ: 

Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Kinh Tế và Phát triển
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
<strong>Chủ nhiệm: GS.TS. Nguyễn Văn Song</strong> <strong>Cộng tác viên thực hiện dự án</strong> <ul> <li>Lê Phương Nam</li> <li>Nguyễn Văn Thanh</li> <li>Nguyễn Công Tiệp</li> <li>Nguyễn Thị Nhuần</li> <li>Tống Phương Anh</li> <li>Vương Thị Khánh Huyền</li> <li>Hồ Ngọc Cường</li> <li>Thái Thị Nhung</li> <li>Nguyễn Thị Thanh Xuân</li> </ul>
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<a name="_Toc2589555"></a><strong><em>1.2.1. Mục tiêu chung</em></strong>

Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

<a name="_Toc2589556"></a><strong><em>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</em></strong>

- Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang;

- Thiết lập hệ thống tổ chức, quản lý và hệ thống các phương tiện khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế”;

- Xây dựng mô hình quản lý sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

<a name="_Toc2589557"></a><strong>1.3. Nội dung của dự án.</strong>

<strong><em>1.3.1. </em></strong><strong><em>Nghiên cứu danh tiếng của chè Yên Thế</em></strong>

<strong>- </strong>Điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, quy mô, hiện trạng quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu chuyên đề 1: Nghiên cứu địa danh, lịch sử danh tiếng của sản phẩm chè khô, huyện Yên Thế.

<strong><em>1.3.2. </em></strong><strong><em>Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang</em></strong>

<em>1.3.2.1. Xây dựng các tiêu chí đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang</em>

- Xác định các tiêu chí về nguồn gốc giống, chất lượng, quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình thu hoạch, chế biến và bảo quản “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng nội dung, cơ chế kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Thiết kế mẫu nhãn hiệu chứng nhận (logo) và hệ thống các phương tiện quảng bá sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “chè Yên Thế”.

- Nghiên cứu chuyên đề 2: Xác định cảm quan, hình thái, chất lượng sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận "chè Yên Thế".

<em>1.3.2.2. Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận </em><em>“Chè Yên Thế”dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế </em>

- Lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Chè Yên Thế”dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế.

- Nộp và theo đuổi đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Chè Yên Thế”dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế.

<em>1.3.2.3. Quản lý nhãn hiệu chứng nhận Chè Yên Thế”dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế</em>

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Tổ chức công bố và cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu chuyên đề 3: Hệ Thống sổ sách theo dõi và tổ chức hướng dẫn quá trình ghi sổ, theo dõi quá trình thực hành của người sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" dùng cho sản phẩm chè khô huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

<strong><em>1.3.3. </em></strong><strong><em>Tăng cường năng lực về quản lý nhà nước, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang  </em></strong>

- Tăng cường đào tạo cho tổ chức chứng nhận và quản lý nội bộ nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Tập huấn cho người sản xuất kỹ thuật canh tác, thu hoạch và bảo quản chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế”.

- Tổ chức đào tạo và phổ biến kiến thức vễ kỹ năng kinh doanh và phát triển thị trường cho tổ chức chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

<strong><em>1.3.4. </em></strong><strong><em>Xây dựng mô hình thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang</em></strong>

- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Triển khai thực hiện thí điểm hoạt động khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang: Xây dựng các chương trình quảng bá nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế”.

- Nghiên cứu chuyên đề 4: Phương án hoạt động, mô hình quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" sử dụng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
<a name="_Toc2589559"></a><strong><em>1.4.1. Thông tin thu thập</em></strong> - Thu thập tài liệu liên quan về vùng nghiên cứu và sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; - Thu thập các tài liệu về vùng địa danh, lịch sử, danh tiếng của sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. - Điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, quy mô, hiện trạng quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. <a name="_Toc2589560"></a><strong><em>1.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu</em></strong> <ol> <li>Thu thập số liệu thứ cấp</li> </ol> - Thu thập qua sách, báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo cáo của trung ương, địa phương và các Website liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Thế, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện. <ol> <li>Thu thập số liệu sơ cấp</li> </ol> Tiến hành  điều tra 200 hộ trồng chè thuộc 4 xã là Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Vương và Đồng Tiến  tại huyện Yên Thế. Các hộ được điều tra là những hộ có quy mô khác nhau, được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn huyện Yên Thế tập trung tại các xã sản xuất và kinh doanh chè của huyện. Thực hiện phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng chè trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn từ trước, tiến hành điều tra các nội dung: điều kiện tự nhiên, lịch sử, danh tiếng của sản phẩm chè khô, quy mô, hiện trạng quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ sản phẩm. <a name="_Toc2589561"></a><strong><em>1.4.3. Xây dựng mẫu nhãn hiệu và hệ thống tem nhãn</em></strong> - Thuê chuyên gia, đơn vị thiết kế. - Cung cấp các thông tin, yêu cầu đối với nhãn hiệu chứng nhận và các hệ thống tem nhãn khác cần thiết kế. - Trao đổi, xem xét, thẩm định các phương án thiết kế. - Thống nhất phương án thiết kế cuối cùng. <a name="_Toc2589562"></a><strong><em>1.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ</em></strong> Sử dụng kỹ thuật GIS với các phần mềm chuyên dụng như Mapinfo, AreView, MicroStation để số hoá, chồng xếp, biên tập và lưu trữ các loại bản đồ. Bản đồ được xây dựng ở tỷ lệ 1:10.000 cho vùng nghiên cứu. Cụ thể: Bản đồ vùng sản xuất sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ở tỷ lệ 1:10.000. <a name="_Toc520101873"></a> <strong><em>1.4.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng Chè Yên Thế - Bắc Giang</em></strong> - Thu thập mẫu chè: Phương pháp thu thập mẫu chè khô theo từng lô  hàng chung của hộ hay cơ sở sản xuất. Cụ thể: + Số lượng mẫu chè: Lấy 85 mẫu chè tại các hộ, cơ sở sản xuất chè tại các xã trong vùng dự án của huyện Yên Thế. Mẫu chè được thu thập trong các lô hàng có khối lượng khác nhau: &lt; 2 tạ (10 mẫu, từ mẫu YT01 đến YT10);  từ 2-5 tạ (15 mẫu, từ mẫu YT11 đến YT25); từ 5- 10 tạ (25 mẫu, từ YT26 đến YT50) và &gt;10 tạ (35 mẫu, từ YT51 đến YT85). + Mẫu chè và dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu tránh được nhiễm bẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến mẫu như độ ẩm, bụi, phóng xạ. Dụng cụ lấy mẫu phải khô, sạch và không có mùi lạ làm ảnh hưởng đến mẫu chè. + Các mẫu chè được dán nhãn và đóng gói bằng các gói bao giấy, túi nilon bảo quản cẩn thận và vận chuyển về phòng phân tích. + Dụng cụ lấy mẫu: Gồm túi đựng mẫu; bút viết đánh dấu túi đựng mẫu; thùng xốp chứa túi đựng mẫu. - Đối với việc xác định các chỉ tiêu hình thái, cảm quan của chè khô Yên Thế, Bắc Giang được sử dụng phương pháp phân tích theo TCVN 3218:2012 để xác định các chỉ tiêu: Hình dạng, Kích thước, Ngoại hình, Mầu sắc nước, Mùi, Vị - Đối với phân tích các chỉ tiêu chất lượng, cụ thể có các phương pháp phân tích như sau: <a name="_Toc2589646"></a><a name="_Toc520090634"></a><a name="_Toc520090146"></a><em>Bảng </em><em>1.</em><em>1. Chỉ tiêu và phương pháp phân tích</em> <table width="100%"> <thead> <td width="7%"><strong>STT</strong></td> <td width="47%"><strong>Chỉ tiêu phân tích</strong></td> <td width="44%"><strong>Phương pháp phân tích</strong></td> </tr> </thead> <tbody> <td width="7%">1</td> <td width="47%">Độ ẩm (%)</td> <td width="44%">TCVN 5613:2007 (ISO1573:1980)</td> </tr> <td width="7%">2</td> <td width="47%">Tỷ lệ vụn và bụi (%KL)</td> <td width="44%">TCVN 5616:1991</td> </tr> <td width="7%">3</td> <td width="47%">Tỷ lệ tạp chất lạ (%KL)</td> <td width="44%">TCVN 5616:1991</td> </tr> <td width="7%">4</td> <td width="47%">Hàm lượng chất hoà tan (%KLCK)</td> <td width="44%">TCVN 5613:2007 (ISO1573:1980)</td> </tr> <td width="7%">5</td> <td width="47%">Hàm lượng Tanin (%KLCK)</td> <td width="44%">Chuẩn độ KMn04</td> </tr> <td width="7%">6</td> <td width="47%">Tổng số vi sinh vật hiếu khí</td> <td width="44%">TCVN 4884:2005 (ISO4833:2003)</td> </tr> <td width="7%">7</td> <td width="47%">Coliform (CFU/g sản phẩm)*</td> <td width="44%">TCVN 6848:2007 (ISO4832:2006)</td> </tr> <td colspan="3" width="100%"><em>* Mức giới hạn cho phép áp dụng với sản phẩm rau quả khô, sử dụng trực tiếp không qua xử lý nhiệt theo quyết định 46/2007/QĐ-BYT</em></td> </tr> </tbody> </table> &nbsp;
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước: 700 triệu đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<em>1) Xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận</em><em> "Chè Yên Thế":</em> Nội dung đăng ký xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được hoàn thành bao gồm: - Xây dựng bộ tiêu chí cần chứng nhận của sản phẩm chè Yên Thế, bao gồm: Nguồn gốc xuất xứ là giống chè PH1, LDP1, LDP2, Kim Tuyên, Bát Tiên được trồng tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đảm bảo tiêu chí chất lượng: Hình dạng: Cánh chè xoăn;  Kích thước: đồng đều; Màu nước pha: xanh, Mùi: thơm; Vị: đậm;  Độ ẩm (%): 4,78 - 5,11; Tỷ lệ vụn và bụi (%KL): 0,54 - 4,66;  Tỷ lệ tạp chất lạ (%KL): 0,00- 0,11;  Hàm lượng chất hoà tan (%KLCK): 35,08 – 41,52; Hàm lượng Tanin (%KLCK): 15,49 -22,86; Tổng số vi sinh vật hiếu khí*: KPH; Coliform (CFU/g sản phẩm)*: KPH. - Bản đồ vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được xây dựng ở tỷ lệ 1/10.000. - Thiết kế mẫu nhãn hiệu sản phẩm thể hiện được hình ảnh sản phẩm chè đặc trưng vùng đất Yên Thế đồng thời đảm bảo thẩm mỹ và hiệu quả trong thiết kế hệ thống nhận diện. - Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - UBND huyện Yên Thế là tổ chức sở hữu nhãn hiệu chứng nhận. Phòng Kinh tế - Hạ tầng là đơn vị giúp UBND huyện Yên Thế quản lý nhãn hiệu chứng nhận, thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế". Cơ quan chủ trì Viện Kinh tế &amp; phát triển phối hợp với UBND huyện Yên Thế đã xây dựng và hoàn thiện Bộ hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu chứng nhận và nộp Cục Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Bộ hồ sơ đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số: 299272 cho Nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế" theo Quyết định số 30839/QĐ-SHTT 08/05/2018, bảo hộ cho 02 nhóm gồm: nhóm 30: chè khô và nhóm 35: Mua bán chè khô. Chủ giấy chứng nhận là Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (VN). <em>2) </em><em>Quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế":</em> Cơ quan chủ trì dự án đã phối hợp với UBND huyện Yên Thế để xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản lý bao gồm: + Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang + Quy chế cấp và sử dụng tem nhãn đối với sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. + Quy chế cấp và thu hồi quyền sử dụng tem nhãn đối với sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. + Quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý NHCN “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang + Quy chế  kiểm soát chất lượng chè khô mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. + Quy trình kỹ thuật canh tác chè Yên Thế. + Quy trình  thu hoạch, chế biến và bảo quản chè khô của huyện Yên Thế. + Hệ Thống sổ sách theo dõi và tổ chức hướng dẫn quá trình ghi sổ, theo dõi quá trình thực hành của người sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" dùng cho sản phẩm chè khô huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - Tổ chức lễ công bố Nhãn hiệu chứng nhận "Chè Yên Thế" và lễ cấp quyền sử dụng cho 20 hộ sản xuất và kinh doanh chè tiêu biểu của huyện Yên Thế. <em>3) Tăng cường năng lực về quản lý nhà nước, khai thác và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang</em> Cơ quan chủ trì cùng với các đơn vị phối hợp thực hiện dự án đã tiến hành tổ chức 04 lớp tập huấn cho 200 lượt người dân và cán bộ quản lý để hướng dẫn cho các chủ thể sử dụng NHCN về các vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác, phát triển giá trị NHCN "Chè Yên Thế".Các hộ đã được tập huấn về sở hữu trí tuệ, hệ thống các quy trình, quy chế đã được ban hành thuộc khuôn khổ dự án. Đào tạo, tập huấn về kỹ năng kinh doanh và phát triển thị trường cho các chủ thể quản lý và sử dụng nhãn hiệu. <em>4) Xây dựng mô hình thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Chè Yên Thế” dùng cho sản phẩm chè khô của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang</em> Cơ quan chủ trì cùng với UBND huyện Yên Thế, các đơn vị phối hợp thực hiện dự án đã tiến hành tổ chức 03 lớp tập huấn cho 130 lượt người dân và cán bộ quản lý để hướng dẫn cho các chủ thể sử dụng NHCN về các vấn đề liên quan kỹ thuật canh tác, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm chè khô mang nhãn hiệu “Chè Yên Thế”. Đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ chủ thể tổ chức chứng nhận. Hỗ trợ tem nhãn, bao bì cho 20 hộ dân đã được cấp quyền sử dụng NHCN ”Chè Yên Thế”. Xây dựng phóng sự truyền hình: Đăng tải trên Truyền hình Yên Thế (Cổng thông tin điện tử huyện Yên Thế - yenthe.vn); Phát trên sóng phát thanh Đài TT-TH Yên Thế (FM tần số 95,6 MHZ). Tham gia “Hội chợ sản phẩm nông nghiệp an toàn, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; Tuần lễ quảng bá Na Chi Lăng và đặc sản Lạng Sơn 2018” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức từ ngày 22/8/2018 đến 28/8/2018. Lắp đặt 02 biển quảng cáo cỡ lớn tại huyện Yên Thế. Đăng 02 bài báo quảng bá NHCN “Chè Yên Thế” trên các tạp chí có uy tín. Ký gửi bán thử tại Cửa hàng của Hộ kinh doanh Bùi Thu Huyền, Số nhà 75 Ngô Xuân Quảng, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Thời gian bắt đầu: 
01/2017
Thời gian kết thúc: 
12/2018
Năm thực hiện: 
2018
1372
Tổ chức phối hợp: 
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế