01.Tên nhiệm vụ:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giá thể hữu cơ từ rác thải, phụ phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm Ứng dụng KH&CN Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
Thạc sỹ. Trần Quang Vinh
09.Mục tiêu nghiên cứu:
<strong><em>Mục tiêu chung:</em></strong> Xây dựng thành công mô hình sản xuất giá thể hữu cơ từ rác thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp, từ đó khuyến cáo nhân rộng mô hình cho người dân địa phương.
<strong><em>Mục tiêu cụ thể:</em></strong>
- Sản xuất giá thể hữu cơ với quy mô 100 tấn, đảm bảo tiêu chuẩn: Hữu cơ ≥ 20%, hàm lượng N-P-K đạt tỷ lệ 1- 1 - 1.
- Hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giá thể hữu cơ từ rác thải, phụ phẩm nông nghiệp.
13.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp Thử nghiệm
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt:
100.000.000 đồng
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
Quá trình triển khai dự án đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:
<strong><em>3.1. Ủ thử nghiệm 03 mẫu để phân tích</em></strong>
Ủ đồng thời 3 công thức, mỗi công thức 01 tấn nguyên liệu
<em>Bảng 3: Thời gian ủ và các lần kiểm tra</em>
<table width="621">
<tbody>
<td width="47"><strong>TT</strong></td>
<td width="215"><strong>Thời gian </strong></td>
<td width="126"><strong>Công thức 1</strong></td>
<td width="116"><strong>Công thức 2</strong></td>
<td width="116"><strong>Công thức 3</strong></td>
</tr>
<td width="47">1</td>
<td width="215">Trộn, ủ</td>
<td width="126">05/5/2018</td>
<td width="116">05/5/2018</td>
<td width="116">05/5/2018</td>
</tr>
<td width="47">2</td>
<td width="215">Đảo trộn, kiểm tra độ ẩm</td>
<td width="126">20/5/2018</td>
<td width="116">20/5/2018</td>
<td width="116">20/5/2018</td>
</tr>
<td width="47">3</td>
<td width="215">Kiểm tra sản phẩm</td>
<td width="126">20/6/2018</td>
<td width="116">20/6/2018</td>
<td width="116">20/6/2018</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Ngày 05 tháng 5 tiến hàng ủ đồng thời cả ba công thức theo tỷ lệ nguyên liệu theo từng công thức, kiểm tra theo dõi các chỉ số độ ẩm, nhiệt độ, pH bằng máy đo cầm tay của Trung tâm, kết quả như sau:
<em>Bảng 4: Thay đổi của nhiệt độ trong quá trình ủ</em>
<table width="622">
<tbody>
<td rowspan="2" width="42"><strong>TT</strong></td>
<td rowspan="2" width="179"><strong>Nội dung </strong></td>
<td colspan="4" width="401"><strong>Nhiệt độ </strong>(<sup>0</sup>C)</td>
</tr>
<td width="106">0 NSU</td>
<td width="98">15 NSU</td>
<td width="98">30 NSU</td>
<td width="98">45 NSU</td>
</tr>
<td width="42">1</td>
<td width="179">Công thức 1</td>
<td width="106">35,5</td>
<td width="98">48,5</td>
<td width="98">45,2</td>
<td width="98">42,8</td>
</tr>
<td width="42">2</td>
<td width="179">Công thức 2</td>
<td width="106">36,1</td>
<td width="98">51,3</td>
<td width="98">46,1</td>
<td width="98">44,8</td>
</tr>
<td width="42">3</td>
<td width="179">Công thức 3</td>
<td width="106">37,2</td>
<td width="98">55,2</td>
<td width="98">48,8</td>
<td width="98">46,6</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<em>Ghi chú:</em> NSU = Ngày sau ủ
Kết quả bảng 4 cho thấy, trong suốt quá trình ủ ở cả 3 công thức, nhiệt độ có tăng dần, tăng cao nhất ở ngày thứ 15 sau khi ủ. Đó là do hoạt động của vi sinh vật trong 2 loại chế phẩm Fito Biomix RR và Emina tăng mạnh phân hủy nguyên liệu ủ. Khi quá trình phân hủy gần kết thúc, hoạt động của vi sinh vật cũng giảm theo và nhiệt độ cũng giảm dần. Một yếu tố khác đó là trong nguyên liệu ủ có lượng phân gà khá lớn làm nhiệt độ đống ủ tăng cao.
<em>Bảng 5: Thay đổi của độ ẩm trong quá trình ủ</em>
<table width="622">
<tbody>
<td rowspan="2" width="42"><strong>TT</strong></td>
<td rowspan="2" width="179"><strong>Nội dung </strong></td>
<td colspan="4" width="401"><strong>Độ ẩm </strong>(%)</td>
</tr>
<td width="106">0 NSU</td>
<td width="98">15 NSU</td>
<td width="98">30 NSU</td>
<td width="98">45 NSU</td>
</tr>
<td width="42">1</td>
<td width="179">Công thức 1</td>
<td width="106">55,5</td>
<td width="98">52,5</td>
<td width="98">41,6</td>
<td width="98">31,3</td>
</tr>
<td width="42">2</td>
<td width="179">Công thức 2</td>
<td width="106">56,3</td>
<td width="98">53,8</td>
<td width="98">42,7</td>
<td width="98">35,2</td>
</tr>
<td width="42">3</td>
<td width="179">Công thức 3</td>
<td width="106">58,2</td>
<td width="98">56,3</td>
<td width="98">45,6</td>
<td width="98">38,8</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Độ ẩm cao nhất ở ngày bắt đầu ủ sau đó giảm dần, có sự khác nhau của độ ẩm ở 3 công thức vì trong phân gà có độ ẩm cao nhất trong các nguyên liệu ủ. Tại công thức 1 sử dụng 40% phân gà và công thức 2, 3 lần lượt là 50% và 60% do vậy độ ẩm của đống ủ ngay khi bắt đầu ủ đã có sự khác nhau.
Có sự giảm dần của nhiệt độ và độ ẩm một phần nữa là do đã sử dụng các ống nhựa có đường kính 4,2cm được khoan lỗ đặt vào giữa đống ủ nhằm làm giảm nhiệt độ không để quá nóng làm chết vi sinh vật của chế phẩm và làm tăng sự thoát hơi nước, giảm dần độ ẩm trong đống ủ.
<em>Bảng 6: Thay đổi của pH trong quá trình ủ</em>
<table width="622">
<tbody>
<td rowspan="2" width="42"><strong>TT</strong></td>
<td rowspan="2" width="179"><strong>Nội dung </strong></td>
<td colspan="4" width="401"><strong>pH</strong></td>
</tr>
<td width="106">0 NSU</td>
<td width="98">15 NSU</td>
<td width="98">30 NSU</td>
<td width="98">45 NSU</td>
</tr>
<td width="42">1</td>
<td width="179">Công thức 1</td>
<td width="106">6,6</td>
<td width="98">6,6</td>
<td width="98">6,5</td>
<td width="98">6,3</td>
</tr>
<td width="42">2</td>
<td width="179">Công thức 2</td>
<td width="106">6,9</td>
<td width="98">6,8</td>
<td width="98">6,5</td>
<td width="98">6,4</td>
</tr>
<td width="42">3</td>
<td width="179">Công thức 3</td>
<td width="106">7,2</td>
<td width="98">7,3</td>
<td width="98">6,8</td>
<td width="98">6,5</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Theo dõi pH của 3 đống ủ của 3 công thức có sự thay đổi không nhiều và có xu hướng giảm dần, tại công thức 1 khi bắt đầu ủ pH = 6,6 đến khi kết là 6,3; công thức là 6,9 xuống 6,4 và công thức 3 là 7,2 giảm còn 6,5.
<strong><em>3.2. Kết quả phân tích</em></strong>
<em>3.2.1. Chỉ tiêu lý - hóa </em>
<em>Bảng 7: Các chỉ tiêu lý – hóa sau phân tích</em>
<table>
<tbody>
<td width="39"><strong> Stt</strong></td>
<td width="168"><strong>Chỉ tiêu</strong></td>
<td width="138"><strong>Công thức 1</strong></td>
<td width="138"><strong>Công thức 2</strong></td>
<td width="138"><strong>Công thức 3</strong></td>
</tr>
<td width="39">1</td>
<td width="168">Độ ẩm (%)</td>
<td width="138">25,5</td>
<td width="138">25,8</td>
<td width="138">25,9</td>
</tr>
<td width="39">2</td>
<td width="168">pH</td>
<td width="138"> 6,41</td>
<td width="138"> 6,43</td>
<td width="138"> 6,45</td>
</tr>
<td width="39">3</td>
<td width="168">Hữu cơ tổng số</td>
<td width="138"> 45,71</td>
<td width="138"> 45,61</td>
<td width="138"> 45,31</td>
</tr>
<td width="39">4</td>
<td width="168">Nitơ</td>
<td width="138"> 1,57</td>
<td width="138"> 1,65</td>
<td width="138"> 1,68</td>
</tr>
<td width="39">5</td>
<td width="168">P<sub>2</sub>O<sub>5</sub></td>
<td width="138"> 0,968</td>
<td width="138"> 0,971</td>
<td width="138"> 0,972</td>
</tr>
<td width="39">6</td>
<td width="168">K<sub>2</sub>O</td>
<td width="138"> 1,21</td>
<td width="138"> 1,25</td>
<td width="138"> 1,29</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Bảng 7 cho thấy, độ ẩm đạt mức yêu cầu (25%); pH trung tính 6,41 đến 6,45; hữu cơ tổng số 45,71 - 45,31 cao hơn nhiều so với yêu cầu đặt ra (≥ 20%) do nguyên liệu đã được ủ mục hoàn toàn; các chỉ tiêu Nitơ, P<sub>2</sub>O<sub>5, </sub>K<sub>2</sub>O có tỷ lệ là 1,5 - 1 - 1,2 cao hơn so với yêu cầu là 1 - 1- 1 điều này là do trong phân gà có hàm lượng nitơ cao.
<em>3.2.2. Chỉ tiêu vi sinh vật</em>
<em>Bảng 8. Chỉ tiêu vi sinh vật</em>
<table>
<tbody>
<td width="39"><strong>Stt</strong></td>
<td width="225"><strong>Chỉ tiêu</strong></td>
<td width="117"><strong>Công thức 1</strong></td>
<td width="117"><strong>Công thức 2</strong></td>
<td width="124"><strong>Công thức 3</strong></td>
</tr>
<td width="39">1</td>
<td width="225">Coliform tổng số (MPN/g)</td>
<td width="117">52</td>
<td width="117">53</td>
<td width="124">55</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<em>Ghi chú:</em> MPN/g là <strong>số lượng có thể xảy ra nhất, dùng để liệt kê số lượng vi khẩn có thể sống.</strong>
Coliform là một loại vi khuẩn sống ký sinh ở ruột non của động vật, do trong nguyên liệu ủ có thành phần phân gà lên khi tiến hành phân tích mẫu vẫn tồn tại một lượng nhỏ, khi ra ngoài môi trường Coliform thường không tồn tại.
Theo QCVN 02:2009/BYT Coliform tổng số trong nước sinh hoạt được cho phép 50 vi khuẩn / 100 ml. Như vậy, Coliform trong giá thể tương đương với mức cho phép trong nước sinh hoạt.
<em>3.2.3. Hàm lượng kim loại nặng</em>
<em>Bảng 9. Hàm lượng kim loại nặng</em>
<table>
<tbody>
<td width="39"><strong>Stt</strong></td>
<td width="205"><strong>Chỉ tiêu</strong></td>
<td width="127"><strong>Công thức 1</strong></td>
<td width="127"><strong>Công thức 2</strong></td>
<td width="124"><strong>Công thức 3</strong></td>
</tr>
<td width="39">1</td>
<td width="205">Asen (As) <em>mg/kg</em></td>
<td width="127">7,4</td>
<td width="127">7,2</td>
<td width="124">7,0</td>
</tr>
<td width="39">2</td>
<td width="205">Chì (Pb) <em>mg/kg</em></td>
<td width="127">17,71</td>
<td width="127">17,68</td>
<td width="124">17,21</td>
</tr>
<td width="39">3</td>
<td width="205">Thủy ngân (Hg) <em>mg/kg</em></td>
<td width="127">Không có</td>
<td width="127">Không có</td>
<td width="124">Không có</td>
</tr>
<td width="39">4</td>
<td width="205">Cadimi (Cd) <em>mg/kg</em></td>
<td width="127">Không có</td>
<td width="127">Không có</td>
<td width="124">Không có</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Một số kim loại nặng trong đất khi ở hàm lượng thích hợp là nguồn dinh dưỡng vi lượng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, từ đó làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Theo QCVN 03:2015/MT-BTNMT, giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất mặt đối với đất nông nghiệp: Asen (As) là 15 và Chì (Pb) là 70.
Asen (As) thường được dùng như chất phụ gia có tính kháng sinh để kiểm soát các sinh vật ký sinh và giúp tăng trọng trong chăn nuôi gia cầm; Chì (Pb) thường có trong mùn rác thải. Theo kết quả của bảng 9, hàm lượng Thủy ngân (Hg) và Cadimi (Cd) là không có; hàm lượng Asen (As) cao nhất là 7,4 thấp nhất là 7,0 bằng 50% mức cho phép của QCVN 03:2015/MT-BTNMT; hàm lượng Chì (Pb) từ 17,21 – 17,71 bằng ¼ mức cho phép của QCVN 03:2015/MT-BTNMT.
<strong><em>3.3. Mẫu mã bao bì</em></strong>
Sau khi có kết quả phân tích, Trung tâm xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở và đặt in mẫu mã bao bì đóng gói giá thể như sau:
<table>
<tbody>
<td width="378">
<table width="100%">
<tbody>
<td><strong>GT ORGANIC BG</strong>
<strong> </strong>
<strong>GIÁ THỂ HỮU CƠ</strong>
<strong>TRỒNG CÂY, HOA CHẤT LƯỢNG CAO</strong>
<strong>Công dụng</strong>
- Là sản phẩm hữu cơ có nguồn dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng
- Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển hoàn hảo
- Cung cấp hệ vi sinh vật có ích, kiểm soát hiệu quả bệnh trên cây
<strong> </strong>
<strong>Thành phần</strong>
<strong>- N : 1,5% Hữu cơ tổng số: 45% </strong>
<strong>- </strong><strong>P</strong><strong><sub>2</sub></strong><strong>O</strong><strong><sub>5 </sub></strong> <strong>: 1,2 </strong><strong>% pH: 6,4</strong>
<strong>- </strong><strong>K</strong><strong><sub>2</sub></strong><strong>O : 1 % Độ ẩm: 25%</strong>
<strong> </strong>
<strong>Cách dùng:</strong>
<strong>- </strong>Dùng trực tiếp cho các loại cây: Rau sạch, hoa, cây cảnh...
- Khi dùng không cần pha trộn với các loại đất khác
- Chăm sóc theo quy trình của từng loại cây
<strong>Bảo quản:</strong> Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
<strong><em>SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ</em></strong>
<strong><em>Sản xuất tại: </em></strong>
<strong><em> Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ</em></strong>
<strong><em>Địa chỉ: xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang</em></strong>
<strong><em>Email: ungdungkhcnbg.com.vn ĐT: (0204).3828.368</em></strong></td>
</tr>
</tbody>
</table>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<em> </em>
<em> </em>
<strong> </strong>
<strong> </strong>
<strong><em>3.4. Tổ chức tập huấn</em></strong>
Đã phối hợp với thường trực Đảng ủy, UBND, các đoàn thể tổ chức được 01 lớp tại UBND xã Quế Nham vào ngày 26/10/2018 cho 50 người tham dự.
<ol>
<li><strong> Hiệu quả của dự án</strong></li>
</ol>
<strong><em>4.1- Hiệu quả kinh tế</em></strong>
Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi được thể hiện như sau:
Bảng 10 sau đây cho thấy:
<em>Bảng 10. Hiệu quả kinh tế của dự án</em>
<em>ĐVT: 1.000 đồng</em>
<table>
<tbody>
<td width="38">I</td>
<td width="208"><strong>Nguyên vật liệu</strong></td>
<td width="59"><strong>ĐVT</strong></td>
<td width="89"><strong>Số lượng</strong></td>
<td width="93"><strong>Đơn giá</strong></td>
<td width="136"><strong>Thành tiền</strong></td>
</tr>
<td width="38">1</td>
<td width="208">Phân gà độn trấu</td>
<td width="59">kg</td>
<td width="89">50.000</td>
<td width="93">1.1</td>
<td width="136"> 55.000</td>
</tr>
<td width="38">2</td>
<td width="208">Bã nấm</td>
<td width="59">kg</td>
<td width="89">30.000</td>
<td width="93">0.8</td>
<td width="136"> 24.000</td>
</tr>
<td width="38">3</td>
<td width="208">Mùn rác thải hữu cơ</td>
<td width="59">kg</td>
<td width="89">30.000</td>
<td width="93">0.7</td>
<td width="136"> 21.000</td>
</tr>
<td width="38">4</td>
<td width="208">Trấu hun</td>
<td width="59">kg</td>
<td width="89"> 3.000</td>
<td width="93">6</td>
<td width="136"> 18.000</td>
</tr>
<td width="38">5</td>
<td width="208">Fito</td>
<td width="59">kg</td>
<td width="89"> 30</td>
<td width="93">250</td>
<td width="136"> 7.500</td>
</tr>
<td width="38">6</td>
<td width="208">Emina</td>
<td width="59">lit</td>
<td width="89"> 500</td>
<td width="93">10</td>
<td width="136"> 5.000</td>
</tr>
<td width="38">7</td>
<td width="208">Bao bì, nhãn</td>
<td width="59">chiếc</td>
<td width="89">3.500</td>
<td width="93">4</td>
<td width="136"> 14.000</td>
</tr>
<td width="38">8</td>
<td width="208">Điện sản xuất</td>
<td width="59">kw</td>
<td width="89"> 312</td>
<td width="93">2</td>
<td width="136"> 624</td>
</tr>
<td width="38">10</td>
<td width="208">Công lao động phổ thông</td>
<td width="59">công</td>
<td width="89"> 100</td>
<td width="93">300</td>
<td width="136">30.000</td>
</tr>
<td width="38"></td>
<td width="208"><strong> Tổng</strong></td>
<td width="59"><strong> </strong></td>
<td width="89"><strong> 100</strong></td>
<td width="93"><strong> </strong></td>
<td width="136"><strong> 175.124.000 </strong></td>
</tr>
</tbody>
</table>
* Tổng chi là: 175.124.000 đồng.
* Thu: 100.000 kg x 2.200 đồng/kg = 220.000.000 đồng
* Lãi: 200.000.000 – 175.124.000 = 44.876.000 đồng
<strong><em>4.2- Hiệu quả về mặt xã hội</em></strong>
Tận dụng được nguồn rác thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra giá thể hữu cơ góp phầm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải, sản xuất nông nghiệp gây ra.
Tạo ra nguồn giá thể hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và cải tạo đất, góp phần tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.
Tạo ra phương thức sản xuất mới trồng cây trên giá thể hữu cơ sẽ khắc phục được tình trạng thiếu đất sản xuất do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, ngập mặn, sói mòn gây ra.
<strong><em>4.3- Hiệu quả về mặt mở rộng dự án</em></strong>
Qua kết quả thực nghiệm sản xuất giá thể hữu cơ cho thấy điều kiện của Trung tâm tiếp tục duy trì sản xuất và các địa phương có thể tận dụng nguồn phụ phẩm hữu cơ để tự phối trộn để sản xuất nông nghiệp.
Thời gian bắt đầu:
02/2018
Thời gian kết thúc:
11/2018
Năm thực hiện:
2018
1345