05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
Chủ nhiệm đề tài: BSCKII. Đặng Thanh Minh
Cá nhân tham gia:
ThS. Dương Thị Hiển, GS, TS. Phan Thị Ngà, ThS. Bùi Minh Trang, ThS. Đoàn Thị Thanh Nhàn, BS. Lâm Văn Tuấn, BS. Đỗ Trọng Thu, BS. Giáp Văn Minh, CN. Nguyễn Thị Thoa, CN. Nguyễn Thị Hường, BS. Nguyễn Văn Đồng, CN. Lê Văn Tiến, BS. Trần Thị Huệ, BS. Nguyễn Thị Ngọc, YS. Phan Thùy Linh, KTV. Phạm Thanh Sơn, CN. Nguyễn Thành Luân.
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, kết hợp phân tích trong phòng xét nghiệm.
- Thiết kế nghiên cứu dọc, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Hồi cứu giai đoạn 2006-2014, tiến cứu giai đoạn 2015-2016.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Nghiên cứu các bệnh nhân mắc HCNC do vi rút được khám, chẩn đoán tại Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản Nhi của tỉnh Bắc Giang.
17.Kinh phí được phê duyệt:
Kinh phí: 296.000.000 đồng
Kết quả thực hiện:
1. Nghiên cứu các bệnh nhân mắc HCNC nghi
ngờ do vi rút được khám, chuẩn đoán tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực Lục Ngạn, Bệnh
viện Sản Nhi Bắc Giang năm 2006-2016.
- Chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn chọn ca bệnh HCNC.
- Thiết kế 01 mẫu phiếu điều tra.
- Điều tra thông tin ca bệnh với 98 bệnh nhân.
- Lấy mẫu huyết thanh (huyết thanh 1, huyết thanh 2), mẫu dịch não tủy của bệnh nhân. Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR), kỹ thuật huyết thanh học (MAC-ELISA) xác định Abrovirus (vi rút viêm não Nhật Bản, vi rút Banna, vi rút Nam Định), Enterovirus (EV71), Herpesvirus (type 1, type 4). Các xét nghiệm được thực hiện tại Khoa xét nghiệm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Giang.
2. Đánh giá hiệu quả phòng bệnh VNNB bằng vắc xin tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 - 2016
- Xác định tỷ lệ VNNB/HCNC tại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2015. Xác định tỷ lệ mắc HCNC, VNNB theo giới tính, địa dư, thời gian, lứa tuổi, tỷ lệ mắc/100.000 dân, tỷ lệ tử vong theo năm. - Mô tả các dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh VNNB. - Đánh giá tình hình, kết quả tiêm phòng vắc VNNB. Xác định sự liên quan giữa tỷ lệ VNNB với tình hình tiêm phòng vắc xin trên địa bàn tỉnh. - Xác định tiền sử tiêm phòng vắc xin VNNB của bệnh nhân, số liều đã tiêm, lý do không được tiêm...
3. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu
Chuyên đề 1: Một số căn nguyên vi rút gây HCNC tại Bắc Giang năm 2015-2016.
Chuyên đề 2: Hiệu quả phòng bệnh VNNB bằng vắc xin giai đoạn 2006-2016.
Chuyên đề 3: Các quy trình xét nghiệm (SOP) Arbovirus (Vi rút VNNB; Vi rút Viêm não Banna; Vi rút Viêm não Nam Định); Enterovius (EV71); Herpesvirus (Type 1; Type 4).
4. Tổ chức 01 hội thảo khoa học.