ThS. Nguyễn Đức Thành

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu thực trạng và biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì đất góp phần tăng năng suất và ổn định chất lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Địa lý- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Đức Thành TS. Dương Thị Lịm, TS. Lưu Thế Anh, ThS. Nguyễn Thị Lan Hương, ThS. Nguyễn Hoài Thư Hương, ThS. Nguyễn Thị Huế, CN. Nguyễn Ngọc Thành, GS. Hoàng Văn Huây, Ths. Lê Anh Tuấn, ThS. Bùi Hải An, ThS. Phạm Đức Thụ, CN. Nguyễn Hương Thúy, CN. Phạm Thị Dung, CN. Đặng Trần Quân, CN. Hoàng Quốc Nam, CN. Lê Bá Biên, Ths. Tăng Văn Huy.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Mục tiêu nghiên cứu: <strong><em>Mục tiêu chung</em></strong> Xác định được các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho đất trồng vải thiều tại Lục Ngạn và Tân Yên nhằm tăng năng suất và chất lượng qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân. <strong><em>Mục tiêu cụ thể</em></strong> - Xác định được thực trạng độ phì đất trồng vải thiều và yếu tố hạn chế chính đến năng suất, chất lượng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất góp phần tăng năng suất, ổn định chất lượng vải thiều. - Xây dựng 05 mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, năng suất vải thiều tăng tối thiểu 10%. <em><strong>Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:</strong></em> Nội dung 1: Điều tra, nghiên cứu và đánh giá thực trạng canh tác, tính bền vững của các các vùng trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá thực trạng canh tác và tính bền vững vùng trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên. - Thu thập mẫu đất phục vụ đánh giá độ phì đất trồng vải thiều. Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì và xác định các yếu tố hạn chế độ phì đất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang. - Phân tích, đánh giá thực trạng độ phì đất trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên. - Nghiên cứu, đánh giá mối tương quan các tính chất đất đai với năng suất, chất lượng vải thiều. - Phân tích, xác định các yếu tố hạn chế độ phì đất ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng vải thiều thiều ở huyện Lục Ngạn và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Nội dung 3: Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì và nâng cao độ phì đất góp phần tăng năng suất, ổn định chất lượng vải thiều. Nội dung 4: Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì đất góp phần tăng năng suất và ổn định chất lượng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên. - Địa điểm: tại huyện Lục Ngạn và huyện Tân Yên. - Quy mô, địa điểm: 05 mô hình, với quy mô 15 ha tại huyện Tân Yên và Lục Ngạn. Các mô hình được xây dựng trên các tiểu vùng khác nhau để so sánh, đánh giá. Nội dung 5: Đào tạo, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. - Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài. - Tổ chức 04 lớp tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 240 lượt người dân vùng trồng vải tại huyện Tân Yên và Lục Ngạn.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
- Điều tra, nghiên cứu và đánh giá thực trạng canh tác, tính bền vững vùng trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì đất trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên. - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì và nâng cao độ phì của đất góp phần tăng năng suất, ổn định chất lượng vải thiều. - Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì góp phần tăng năng suất và ổn định chất lượng vải thiều tại huyện Lục Ngạn và Tân Yên.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu. - Phương pháp lấy mẫu đất, phân tích đất. - Các phương pháp khảo sát thực địa và điều tra chuyên ngành. - Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS. - Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế. - Xây dựng các giải pháp khoa học công nghệ (đất, phân bón, sinh học). - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp toán thống kê sinh học.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí được phê duyệt: 1.910.120.000 đồng; trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 700.000.000 đồng. - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự ngiệp khoa học Viện HLKHCNVN: 700.000.000 đồng. - Kinh phí đối ứng của dân: 510.120.000.000 đồng.
18.Quyết định phê duyệt: 
1205/QĐ-UBND ngày 2/8/2016
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Kết quả thực hiện: 
Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: - Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài; - Báo cáo tổng thuật tài liệu, dữ liệu về thực trạng canh tác của các vùng trồng vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; - 04 chuyên đề nghiên cứu; - 01 bản đồ độ phì đất trồng vải thiều cho 2 huyện Lục Ngạn và Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tỷ lệ 1:25.000; - 05 mô hình trình diễn với quy mô 15 ha tại huyện Tân Yên và Lục Ngạn, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp duy trì, nâng cao độ phì đất góp phần tăng năng suất và ổn định chất lượng vải thiều, năng suất vải thiều tăng tối thiểu 10%. - Kết quả phân tích 200 mẫu đất về các chỉ tiêu các chỉ tiêu vật lý, hóa học của đất trước nghiên cứu; kết quả phân tích 50 mẫu đất về các chỉ tiêu vật lý, hóa học của đất sau nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật. - Kết quả phân tích 100 mẫu quả vải về các chỉ tiêu dinh dưỡng trước và sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì, nâng cao độ phì đất. - 02 kỷ yếu hội thảo khoa học. - 04 lớp tập huấn kỹ thuật cho 240 lượt người dân. - Các sản phẩm khác: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, 01 mẫu phiếu điều tra và 1.000 phiếu điều tra điền đầy đủ thông tin.
Thời gian thực hiện (tháng): 
24
Thời gian bắt đầu: 
06/2016
Thời gian kết thúc: 
06/2018
Năm thực hiện: 
2016
1066