Thạc sỹ Dương Văn Luông

01.Tên nhiệm vụ: 

Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học Bio – Water và thức ăn bổ sung Mega – 3 trong ao nuôi cá thâm canh tại Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Chi cục Thủy sản Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
Thạc sỹ Dương Văn Luông
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
1. Phan Mạnh Cường - Thư ký đề tài; 2. Ngô Thị Minh Phượng - Kế toán đề tài; 3. Trần Thị Lan - Cộng tác viên.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Đánh giá hiệu quả việc sử dụng chế phẩm sinh học BIO-WATER và thức ăn bổ sung Mega – 3 trong ao nuôi cá thâm canh nhằm giảm thiểu dịch bệnh, ổn định chất lượng môi trường nước, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
1.  Xây dựng mô hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của sử dụng chế phẩm sinh học Bio-water và thức ăn bổ sung Mega-3 trong ao nuôi cá thâm canh. + Quy mô mô hình: 5000 m2 + Địa điểm: xã Thái Đào huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang + Mật độ thả giống: 3 con/m2 + Đối tượng nuôi chính: Cá Rô phi đơn tính + Thời gian nuôi: Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2014. + Quản lý, chăm sóc áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi cá thâm canh. + Công thức 1: (sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung) + Sử dụng chế phẩm sinh học Bio - Water: 1,5 kg/5000 m3 nước/tháng. + Sử dụng thức ăn bổ sung Mega - 3 hàng ngày: 1lít/100 kg thức ăn. + Công thức 2: (đối chứng) + Ao đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học và thức ăn bổ sung. 2.  Đánh giá các chỉ tiêu + Đánh giá tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá và biến động chất lượng môi trường nước gồm: Oxy hòa tan, pH, Nhiệt độ, NO2, NH3, H2S và Độ trong. + Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế. + Đánh giá tình hình dịch bệnh thủy sản. 3. Viết chuyên đề nghiên cứu: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá thâm canh có sử dụng chế phẩm sinh học.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học, thức ăn bổ sung theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Phương pháp nghiên cứu đánh giá tăng trưởng của cá. - Phương pháp xác định các yếu tố môi trường. - Phương pháp đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế. - Phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm Excel 2003.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí là 172,0 triệu đồng (kinh phí sự nghiệp KHCN tỉnh:  40,0 triệu đồng; kinh phí đối ứng của các hộ tham gia mô hình: 132,0 triệu)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Thời gian bắt đầu: 
03/2014
Thời gian kết thúc: 
12/2014
Năm thực hiện: 
2014
728