TS. Nguyễn Văn Hoàng

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu phát triển loài cây Chùm ngây (Moringa oleifera) góp phần bảo tồn nguồn gen và phát triển vùng cây dược liệu cho tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Đại học Nông lâm Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
TS. Nguyễn Văn Hoàng
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Phát triển nguồn cây Chùm ngây có giá trị để mở rộng sản xuất, phát triển thành cây hàng hoá của địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
1. Bố trí thí nghiệm ở vườn ươm 2. Kỹ thuật trồng Đào hố rộng 30 x 30cm, sâu 30cm, mỗi hố đào cách nhau 1,5 - 2m. Hố được đào trước khi trồng 7 - 10 ngày. Tiến hành bón lót phân NPK (15-15-15) từ 100-200gr/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1-2cm. Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, dùng tay vun lớp đất mịn xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2-3cm, giữ ẩm 2 - 3 tuần cây sẽ sống khỏe, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước. 3. Phương pháp đo chiều cao cây và đường kính thân cây Thí nghiệm được theo dõi đến ngày (30/9/2014). Theo dõi và đo các chỉ số tăng trưởng của cây Chùm Ngây sau trồng 6 tháng (lần 1 vào ngày 31 tháng 5, lần 2 vào ngày 31 tháng 7, lần 3 vào ngày 30/9). Đo đường kính và chiều cao trên cùng một cây, cây cắt ngọn cũng trong cùng cây thí nghiệm với đo đường kính. Để xác định tăng trưởng đường kính (D0 (mm)), dùng thước kẹp đo tại phần cổ rễ giáp với thân sát mặt đất. Đo 10 cây liên tiếp, đo lặp lại 03 lần ở 03 vị trí; ở giữa ruộng 10 cây, và 10 cây ở gần bờ theo chiều dọc, 10 cây ở gần bở theo chiều ngang, có đánh số từ 1 đến 10 theo thứ tự đo. Chiều cao (H (cm)) của cây được đo bằng thước có đánh số, Đo 10 cây liên tiếp, đo lặp lại 03 lần ở 03 vị trí; ở giữa ruộng 10 cây, và 10 cây ở gần bờ theo chiều dọc, 10 cây ở gần bở theo chiều ngang, có đánh số từ 1 đến 10 theo thứ tự đo. 4. Xử lý số liệu Các số liệu điều tra được sử lý bằng máy tính. Các thí nghiệm trên đồng ruộng được sử lý bằng phần mền sử lý thống kê sinh học.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 60.000.000đ (ngân sách nhà nước 30.000.000đ; đối ứng 30.000.000đ)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Tăng trưởng về chiều cao: Sau 6 tháng trồng cây có nguồn gốc từ hạt đạt chiều cao cao nhất là 180cm, cây đạt chiều cao thấp nhất là 135cm. Cây trồng bằng mô sau 6 tháng cây đạt chiều cao cao nhất là 165cm, cây thấp nhất là 120cm. 2. Tăng trưởng về đường kính Thời gian trồng 5, 6 tháng cây tăng trưởng nhanh về đường kính và có sự khác biệt giữa hai nguồn gốc giống, cây trồng từ hạt đạt đường kính 24.77mm, cây trồng từ mô đạt 20.77mm. 3. Tăng trưởng số cành: Cây được trồng từ hạt có số cành cấp1 được mọc ra biến động trong khoảng từ 6 – 9 cành. Cây được trồng từ nuôi cấy mô có số cành cấp 1 được mọc ra từ thân sau khi bấm ngọn biến động từ 3 – 5 cành. 4. Tình hình sâu bệnh: Nhện: Chuyên hút chất dinh dưỡng của cây, làm cho lá cây từ xanh chuyển sang bạc trắng, tiếp đó dẫn đến lá quăn và rụng đi. Nhện lây lan rất nhanh và thường gặp trong thời tiết nắng nóng. Bệnh thối cổ rễ: Cây con trong quá trình sống bị héo dần và chết do cổ rễ bị thối và teo lại khi trồng vào những ngày có mưa, đất bị úng nước. Giá trị kinh tế: Sau khi trừ chi phí mô hình trồng cây chùm ngây của người dân lãi 9.520.000đồng/sào Bắc bộ, So với trồng lúa, lạc, su hào lãi gấp nhiều lần. Khi trồng Chùm ngây người dân chỉ bỏ chi phí một lần nhưng lại được thu nhiều năm.
Thời gian bắt đầu: 
01/2014
Thời gian kết thúc: 
12/2014
Năm thực hiện: 
2014
750