TS Nguyễn Bình Nhự

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng mô hình sản xuất hoa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cây trồng trên đất lúa tại Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
TS Nguyễn Bình Nhự
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

<em>1. Mục tiêu chung</em> Đề tài được tiến hành nhằm: - Đánh giá xác định giống hoa phù hợp với điều kiện khí hậu vụ xuân và điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. - Xác định một số biện pháp canh tác phù hợp đối với cây hoa cúc trồng trong vụ xuân làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình thâm canh đối với cây hoa cúc trên diện tích trước đây trồng lúa tại các chân đất cao, vàn vùng Trung du tỉnh Bắc Giang. <em>2. Mục tiêu cụ thể</em> - Đánh giá mức độ thích hợp và hiệu quả của một số giống hoa cúc trong điều kiện nghiên cứu. - Xác định hiệu quả của một số biện pháp chăm sóc đối với cây hoa cúc. - Xây dựng mô hình sản xuất hoa thương phẩm với diện tích 0,2ha. - Tạo địa bàn cho sinh viên thực hành.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp xử lý số liệu: Kết quả theo dõi được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 4.0
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Kinh phí thực hiện: 60.328.000đ (Ngân sách nhà nước 30.000.000đ; đối ứng: 30.328.000đ)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống hoa cúc * Thí nghiệm được bố trí trong vụ xuân trên diện tích đất lúa của Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giống hoa cúc Đất đai là loại đất bạc màu. Loại hình sử dụng đất lúa – màu với công thức luân canh: Lúa xuân – lúa mùa – cây trồng cạn vụ đông. Vụ trước trồng khoai tây. Việc trồng, chăm sóc được tiến hành theo quy trình phù hợp đối với từng giống được sử dụng trong nghiên cứu. * Bố trí thí nghiệm đánh giá khả năng thích ứng của một số giống hoa cúc với 3 công thức: Công thức 1: giống Vàng chùm Công thức 2: giống Vàng hè (1 bông) Công thức 3: giống Chi trắng. * Quy trình gieo trồng chăm sóc được tiến hành theo yêu cầu đối với các giống thử nghiệm. Lượng phân bón/ha: 14 tấn phân chuồng +120 kg N + 130 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha Cách bón: + Bón lót toàn bộ phân chuồng + 1/2 lượng phân lân. + Bón thúc: Lượng phân còn lại sau bón lót được chia 4 lần bón thúc vào các thời điểm: 15; 35; 55; 75 ngày sau trồng. • Lần thứ nhất bón vào đất trước khi vun xới • Lần thức 2; 3 và 4 bón vào gốc sau đó dùng nước tưới đẫm để hòa tan phân bón * Các chỉ tiêu theo dõi: - Thời gian các giai đoạn và tổng thời gian sinh trưởng: - Các đặc trưng cơ bản về hình thái: theo dõi 1 lần vào thời điểm cây ra hoa. - Khả năng sinh trưởng: Chiều cao cây; Đường kính gốc; Số lá; Số cành: theo dõi ở thời điểm 8 tuần sau trồng. - Diễn biến một số sâu bệnh hại chủ yếu: Theo dõi ở thời điểm ra nụ. - Một số chỉ tiêu về năng suất hoa và hạch toán kinh tế: năng suất, thu nhập, lãi thuần. Phân loại hoa theo tiêu chí sau: Chỉ tiêu Loại 1 Loại 2 Loại 3 Kích thước hoa; 7cm 5 – 7cm &lt; 5 cm Hình dạng hoa Tròn đều Đặc điểm cánh hoa Cánh hoa đều, không dị hình Cánh hoa tương đối đều Cánh hoa dị hình Màu sắc hoa Vàng tươi, đồng đều Vàng tươi đồng đều Không đồng đều, độ tươi màu kém 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp chăm sóc đối với cây hoa cúc * Đánh giá hiệu quả của một số loại phân bón lá đối với hoa cúc Thí nghiệm được tiến hành đối với giống cúc Vàng hè, với 4 công thức: Công thức 1: (đối chứng): không sử dụng phân bón lá; Công thức 2: sử dụng phân bón lá Đầu trâu 902 (của Công ty Bình Điền); phun với nồng độ 1/800; Công thức 3: sử dụng phân Đầu trâu 009 (của Công ty Bình Điền); nồng độ 1/800; Công thức 4: K-Humat (Công ty TNHH Nông dược Đại Thăng); nồng độ 0,2%. Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Phun 2 tuần/lần bắt đầu từ sau trồng 7 ngày * Các chỉ tiêu theo dõi: - Thời gian các giai đoạn, tổng thời gian sinh trưởng. - Các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây; Đường kính thân; Tăng trưởng số lá - Chất lượng hoa và độ bền hoa cắt * Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng GA3 đối với hoa cúc Thí nghiệm được tiến hành đối với giống cúc Vàng hè, với 4 công thức: Thí nghiệm đồng ruộng trên giống cúc vàng hè, với 4 công thức: Công thức 1: (đối chứng): không xử lý; Công thức 2: xử lý GA3 nồng độ 10ppm. Công thức 3: xử lý GA3 nồng độ 20ppm; Công thức 4: xử lý GA3 nồng độ 30ppm; Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Thời gian phun: lần 1 sau khi trồng 7 ngày, các lần tiếp theo cách nhau 2 tuần. * Các chỉ tiêu theo dõi: - Thời gian các giai đoạn, tổng thời gian sinh trưởng; - Các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây; Đường kính thân; Tăng trưởng số lá 3. Thử nghiệm mô hình trồng hoa cúc trong chậu Thí nghiệm được tiến hành với giống cúc vàng hè. Các nguyên liệu được sử dụng để phối trộn giá thể là những nguyên liệu phổ thông dễ kiếm có thể tự sản xuất: đất phù sa; phân chuồng hoai mục; trấu nghiền; trấu hun; vỏ lạc nghiền. Các hỗn hợp giá thể nghiên cứu được chứa trong chậu nilon đường kính 15cm. Mỗi chậu trồng 3 cây. Công thức 1: 1/3 đất + 1/3 phân chuồng hoai mục + 1/3 trấu nghiền; Công thức 2: 1/3 đất + 1/3 phân chuồng hoai mục + 1/3 trấu hun. Công thức 3: 1/3 đất + 1/3 phân chuồng hoai mục + 1/3 vỏ lạc Mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Mỗi ô bố trí 50 chậu * Các chỉ tiêu theo dõi: - Chỉ tiêu sinh trưởng: Tỷ lệ sống; Thời gian các giai đoạn, tổng thời gian sinh trưởng; Mức độ tăng trưởng chiều cao cây, đường kính thân, số lá.
Thời gian bắt đầu: 
02/2014
Thời gian kết thúc: 
12/2014
Năm thực hiện: 
2014
747